Nhận hướng dẫn nghiên cứu thị trường, phân tích SPSS

Giới thiệu SPSS

Dịch vụ này mình mở ra nhằm giúp những anh chị học viên sau đại học bao gồm cao học và tiến sĩ xử lý dữ liệu thống kê khối ngành kinh tế xã hội.

Các trường dạy về khoa học xã hội hầu như trường Đại học nào cũng ít nhiều giới thiệu về phần mềm SPSS đến với học viên. SPSS là gì mà các trường Đại học phải dạy cho học viên, xin mời các bạn quan tâm thì đọc bài viết giới thiệu về SPSS tại đây.

Trong bài viết này tôi muốn giới thiệu đến quý anh chị học viên sau Đại học ở các ngành kinh tế xã hội một dịch vụ mà tôi có dịp được tìm hiểu và bây giờ chia sẻ lại giúp các anh chị học viên sau đại học hoàn thành khóa học của mình ở trường. Trong xã hội không giống như trong kỹ thuật có máy móc phương tiện để đo đạt, trong xã hội muốn đo lường sự hài lòng của khách hàng với một dịch vụ của Ngân hàng thì không có cái máy nào phát minh ra để làm chuyện này cả. Như vậy chỉ còn cách là đi hỏi khách hàng hiện tại họ có hài lòng về dịch vụ Ngân hàng hay không? Khi đi hỏi khách hàng thì 9 người 10 ý như vậy chúng ta biết nghe theo ý của ai để cải tiến dịch vụ của ngân hàng bây giờ? Như vậy phải nhờ đến thống kê để xử lý dữ liệu thu thập từ khách hàng, từ đó chúng ta tìm ra được gốc rễ của vấn đề là thực sự chúng ta có những điều gì khiến khách hàng chưa thực sự hài lòng ở dịch vụ hiện nay.

Một ngân hàng thì có thể có đến hàng triệu khách hàng, để biết chính xác nhất khách hàng hài lòng dịch vụ của ngân hàng thì chúng ta đi hỏi tất cả khách hàng này nhưng vì giới hạn về thời gian cũng như nguồn lực nên không thể nào hỏi hết cả triệu khách hàng được. Như vậy chúng ta đi hỏi bao nhiêu khách hàng là vừa? một câu hỏi không đơn giản và các học viên sau đại học cũng đau đầu cho việc thu thập bao nhiêu mẫu thì có thể phân tích được bài nghiên cứu của mình. Việc chọn mẫu nghiên cứu hiện nay có 2 phương pháp đó là phương pháp xác xuất và phương pháp phi xác suất. Thông thường trong các nghiên cứu xác hội người ta hay chọn phương pháp phi xác suất vì giới hạn về điều kiện cũng như thời gian nghiên cứu. Tôi sẽ trình bày chi tiết về 2 phương pháp này trong một topic khác hoặc bạn nào quan tâm liên hệ tôi qua email giasuvanthong@gmail.com.

Quy trình các bước thực hiện cho một nghiên cứu loại này thông thường thực hiện thông qua 2 bước chính đó là Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng được mô tả như hình bên dưới. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm chuyên gia và phỏng vấn thử khách hàng. Nghiên cứu chính thức được sử dụng bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Thông tin thu thập về được xử lý bằng phần mềm SPSS. Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp kiểm tra độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy được sử dụng để kiểm định giả thuyết.

Đây là một quy trình nghiên cứu thị trường do thầy Nguyễn Đình Thọ đề xuất và đang được giảng dạy trong các trường kinh tế hiện nay. Trong quy trình xử lý dữ liệu định lượng này có 3 bước phân tích quan trọng đó là:

  1. Phân tích Cronbach alpha. Yêu cầu hệ số Cronbach alpha > 0.65 hoặc 0.7; Hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0.3
  2. Phân tích nhân tố khám phá. Các chỉ số phải đạt được như KMO, Sig, Phương sai trích, Hệ số tải, Độ phân biệt giữa các nhóm, Sự hội tụ của các nhân tố
  3. Phân tích hồi quy tuyến tính. Các chỉ số phải đạt được như Sig <0.05, R2 >50%, VIF <10

Tôi sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết các bước thực hiện theo quy trình này cũng như cách thức xử lý số liệu đọc các chỉ số thống kê dữ liệu chạy ra có ý nghĩa như thế nào đến thực tế. Xin lưu ý đây là các bước thực hiện của một nghiên cứu cơ bản nhất, còn rất nhiều kiểm định nhằm trả lời những câu hỏi khó hơn của nhà nghiên cứu, nếu các bạn quan tâm hãy liên hệ để chúng tôi giúp bạn một cách nhanh nhất.

Mọi chi tiết liên hệ Gia Sư Văn Thông

email: giasuvanthong@gmail.com

Điện thoại: 0937503268

Bài 1: Khai báo và nhập liệu trên SPSS

Bài 2: Biên tập số liệu trên SPSS

Hướng dẫn sử dụng SPSS 20.0

 

Bài 2: Biên tập số liệu trên SPSS

Biên tập số liệu trên SPSS

Bài 1: Khai báo và nhập liệu trên SPSS

Sau khi chúng ta đưa dữ liệu thô vào SPSS, bạn dễ dàng thấy rằng dữ liệu đó có thể bị lỗi trong lúc nhập liệu hoặc dữ liệu hiện tại tổ chức không theo cách chúng ta muốn phân tích. Một cách để chúng ta giảm bớt lỗi xảy ra trong quá trình nhập liệu và tổ chức lại dữ liệu để chúng ta dễ dàng làm việc và đọc dữ liệu hơn. Phần này sẽ giúp bạn một số phương pháp để biên tập dữ liệu mà không làm mất thông tin.

I. Sorting Cases

Giống như trong Excel chúng ta có thể thay đổi thứ tự các dòng dữ liệu để chúng sắp xếp theo như ý muốn. Chúng ta có thể sắp xếp dữ liệu của trường nào đó theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần. Ví dụ chúng ta sắp xếp để dữ liệu sao cho biến GIOITINH hiển thị những dòng đầu tiên là nam và những dòng sau cùng là nữ trong đó sắp xếp để dữ liệu hiển thị biến TUOI giảm dần theo độ tuổi của người trả lời. Lưu ý chúng ta không bị giới hạn số biến đưa vào sort bạn có thể đưa vào biến thứ ba thứ tư nếu cần thiết.

Chúng ta muốn sắp xếp dữ liệu trong ví dụ ban đầu theo điều kiện GIOITINH hiển thị những dòng đầu tiên là nam và những dòng sau cùng là nữ và biến DOTUOI người trả lời giảm dần
1. Dữ liệu được mã hóa và nhập như hình bên dưới

Hình 1: Dữ liệu chưa phân loại

2. Vào Data ➪ Sort Cases lúc này cửa sổ hiện ra bạn chọn biến cần sort

Hình 2: Cửa sổ Sort cases

3. Chọn Ascending để sort theo đều kiện tăng dần và Deascending theo điều kiện giảm dần

Hình 3: Kết quả data sau khi sort theo điều kiện biến giới tính tăng giần và tuổi giảm dần

Như vậy chúng ta đã sắp xếp dữ liệu lại theo đúng cách chúng ta muốn nó xuất hiện dĩ nhiên dữ liệu hiển thị sau khi chúng ta sắp xếp lại không ảnh hưởng đến việc phân tích dữ liệu.

Thứ tự các biến được vào sort rất quan trọng. Trong ví dụ trên biến GIOITINH được chọn vào sort đầu tiên và TUOI là biến thứ hai, trong SPSS cách sắp xếp này sẽ chạy: Những người trả lời giới tính là Nam (mã hóa là 1) sẽ đứng đầu và được sắp xếp theo tuổi giảm dần. Sau đó là Nữ (mã hóa là 2) sẽ đứng sau và cũng được sắp xếp theo tuổi giảm dần.

II. Đếm số lần xuất hiện – Counting Case Occurrences

Nếu dữ liệu của chúng ta đang dùng để theo dõi nhiều sự kiện tương tự – chẳng hạn khảo sát khách hàng đang sử dụng những dịch vụ nào của ngân hàng hoặc khảo sát khách hàng đang đọc những tạp chí nào trong một ngày. Đây là loại câu hỏi có nhiều lựa chọn trả lời rất hay gặp trong một nghiên cứu thị trường. SPSS sẽ giúp chúng ta tạo ra một biến mới và đếm các giá trị đó một cách nhanh chóng.

Trong ví dụ sau, khảo sát khách hàng đang đọc những tạp chí nào trong một ngày, tên tạp chí khảo sát được mã là TC1, TC2, TC3, TC4 kết quả trả lời có đọc là 1 và không đọc là 0. Các bước thực hiện trên SPSS như bên dưới sẽ giúp chúng ta đếm tổng số lượng tạp chí đã đọc trong 1 ngày của mỗi người.

1. Dữ liệu được mã hóa và nhập như hình bên dưới


Hình 4: Dữ liệu người đọc tạp chí, giá trị 1 là có đọc và giá trị 0 là không đọc

2. Trên thanh menu vào Transform➪Count Values Within Cases cửa sổ xuất hiện như hình bên dưới.

Hình 5: Cửa sổ đếm số lần xuất hiện

3. Chọn tên của các biến mà chúng ta muốn đếm, sau đó click vào mũi tên để di chuyển chúng từ bảng điều khiển bên trái vào ô Variables.

Tại ô Target Variables chúng ta đặt tên cho biến mới tạo ra trong ví dụ này đặt tên mới là TapChi và ô Target Label chúng ta đặt nhãn cho biến mới tạo ra trong ví dụ này là Dem so tap chi da doc

Hình 6: Các biến đã chọn để được đếm và biến mới tạo ra được đặt tên

4. Chọn Define Values cửa sổ xuất hiện như hình bên dưới

Trong cửa sổ này chúng ta khai báo giá trị cần đếm của các biến đã chọn ở bước 3 trong ô Value. Trong ví dụ của chúng ta giá trị cần đếm là 1 – có đọc tạp chí

Như bạn thấy trong hình bên dưới chúng ta cũng có thể đếm các giá trị bị thiếu – missing values và khoảng giá trị ranges of values. Trong khoảng giá trị bạn có thể chỉ định giá trị lớn nhất và nhỏ nhất (click chọn nút Range và chọn giá trị lớn nhất và nhỏ nhất) hoặc bạn có thể chỉ định một vế là lớn nhất (click chọn nút Range Value Though HIGHTEST) hoặc nhỏ nhất (click chọn nút Range LOWST Though Value) trong tập dữ liệu. Trong thực tế bạn có thể chọn thêm một số tiêu chí và SPSS sẽ kiểm tra từng biến với tất cả tiêu chí chúng ta yêu cầu

Hình 7: Thiết lập tiêu chí để giá trị nào được đưa vào đếm

5. Chọn giá trị mà bạn muốn đếm sau đó nhấn Add để đưa giá trị cần đếm qua ô Values to Count. Lặp lại nếu cần để xác định các tiêu chí cần đếm

Biến mới được sinh ra với tên được chúng ta đặt ở bước 3 và có giá trị phù hợp với ít nhất một trong các tiêu chí mà chúng ta chỉ định. Mỗi trường hợp được tính riêng
6. Nhấn nút Continue sẽ quay lại màn hình ở bước 3 và nhấn nút OK để kết thúc

Kết quả biến mới được tạo ra như hình bên dưới

Hình 8: Biến mới TapChi chứa giá trị là tổng số tạp chí được đọc

III. Mã hóa lại biến – Recoding Variables

Với SPSS chúng ta có thể thay đổi bất kỳ giá trị cụ thể nào của biến theo các quy tắc mà mình đưa ra. Ví dụ, biến giới tính bạn đang mã hóa như sau: 1 – Nam, 2 – Nữ, bây giờ bạn có thể thay đổi mã hóa này lại thành 0 – Nam và 1 – Nữ. Chúng ta có thể mã hóa lại các giá trị của biến và thay thế biến hiện tại mà không cần tạo ra biến mới, hoặc chúng ta có thể tạo ra biến mới với các mã hóa là giá trị mình đưa ra. Với việc làm này thì việc sửa lỗi hoặc làm cho dữ liệu chúng ta dễ dàng sử dụng hơn trong phân tích sau này.

III.1. Mã hóa lại trên cùng một biến- Recoding into the same variables

Khi bạn muốn mã hóa lại giá trị của biến và ghi đè lên biến cần mã hóa lại mà không cần tạo ra biến mới, để chắc chắn bạn nên copy file dữ liệu thành một file mới trước khi bạn bắt đầu. Các thay đổi đối với dữ liệu ban đầu của bạn không thể khôi phục lại được, dữ liệu ban đầu của bạn về biến cần mã hóa lại sẽ bị thay đổi.

Ví dụ sau đây là danh sách các cá nhân được mới tham gia một sự kiện. Nếu họ trả lời là sẽ tham gia thì giá trị được mã hóa là 1, nếu họ trả lời không tham gia thì giá trị mã hóa là -1. Những người chưa có câu trả lời thì được mã hóa là 0. Khi ngày xảy ra sự kiện, chúng ta quyết định chuyển đổi tất cả các câu trả lời -1 thành 0 để có được số người không đến tham dự. Đây là cách thực hiện trên SPSS1.

1. Dữ liệu được mã hóa và nhập như hình bên dưới 

Hình 9: Danh sách tên người được mời và khả năng tham gia của họ

2.Trên thanh menu vào Transform➪Recode into Same Variables

Chọn biến cần mã hóa lại ở ô bên trái và click vào dấu mũi tên để di chuyển biến đó qua ô Numeric Variabes, ví dụ như hình bên dưới

 Hình 10: Biến được chọn đưa vào recoding

3. Click vào nút Old and New Values cửa sổ mở ra như hình bên dưới 

Hình 11: Xác định giá trị cũ được thay bằng giá trị mới của biến

Ở cửa sổ này phần Old Value là giá trị hiện tại của biến ta đã mã hóa nhập liệu và phần New Value là giá trị mới của biến mà chúng ta cần thay thế.

Như bạn thấy trong hình trên ở mục Old Value chúng ta có thể:

  • Thay đổi một giá trị cụ thể nào đó thành giá trị mới bằng cách click vào ô Value để chọn giá trị hiện tại cần thay thế và ánh xạ với nó bên phần New Value bạn nhập giá trị mới cần thay thế, nhấn nút Add để thêm;
  • Hoặc những giá trị bị thiếu ở ô System-missing và ánh xạ với nó bên phần New Value bạn nhập giá trị mới cần thay thế, nhấn nút Add để thêm;
  • Hoặc khoảng giá trị cũ Range Trong khoảng giá trị bạn có thể khai báo giá trị lớn nhất và nhỏ nhất (click chọn nút Range và chọn giá trị lớn nhất và nhỏ nhất) hoặc bạn có thể khai báo một vế là lớn nhất (click chọn nút Range Value Though HIGHTEST) hoặc nhỏ nhất (click chọn nút Range LOWST Though Value) trong tập dữ liệu cần thay đổi và ánh xạ với nó bên phần New Value bạn nhập giá trị mới cần thay thế, nhấn nút Add để thêm;
  • Hoặc tất cả các giá trị cũ All other values và ánh xạ với nó bên phần New Value bạn nhập giá trị mới cần thay thế, nhấn nút Add để thêm.

4. Sau khi bạn đã nhập tất cả các ánh xạ (trong ví dụ này nó chỉ là -1 chuyển thành 0), hãy nhấp vào Continue quay lại màn hình ở bước 2 và nhấn nút OK để kết thúc.

Tất cả giá trị -1 được thay thế bằng giá trị 0 kết quả như hình bên dưới biến TraLoi đã được mã hóa lại

Hình 12: Tất cả các giá trị -1 được mã lại thành 0

III.2 Mã hóa lại và tạo ra biến mới – Recoding into different variables

Có thể bạn không muốn biến cũ bị mất giá trị ban đầu nhưng bạn muốn biên tập lại biến cũ. Các bước sau đây thực hiện tương tự như bước Recoding into the same variables, các giá trị được chỉnh sửa sẽ lưu trong một biến mới

1. Dữ liệu được mã hóa và nhập như ví dụ ở mục 1.2.3.1 (hình 33). Trên thanh menu vào Transform➪Recode into Different Variables.

2. Trong bảng điều khiển bên trái, chọn biến giữ giá trị mà bạn muốn thay đổi ở ví dụ này là biến TraLoi. Sử dụng mũi tên ở giữa, di chuyển tên biến đến bảng điều khiển ở giữa.

3. Ở bên phải màn hình vùng Output Variable chúng ta đặt tên và nhãn cho biến mới
Ở phần này chúng ta đặt tên cho biến mới (do đó biến mới sẽ được sinh ra) hoặc chúng ta chọn tên biến hiện có trong tập dữ liệu khi đó các gia trị sẽ được ghi đè lên

4. Click vào nút Change và biến đầu ra được định nghĩa, như thể hiện trong hình bên dưới

Hình 13: Biến mới được đặt tên để nhận các giá trị được recoded.

5. Click vào nút Old and New Values button cửa sổ mở ra như hình bên dưới

Hình 14: Tất cả các giá trị được khai báo lại cho biến mới

Ở cửa sổ này phần Old Value là giá trị hiện tại của biến ta đã mã hóa nhập liệu và phần New Value là giá trị mới của biến mà chúng ta cần thay thế.

Trên ở mục Old Value chúng ta nhập giá trị hiện tại vào ô Value và giá trị bạn muốn trở thành ở ô Value của mục New Value. Ngoài ra trên mục New Value bạn có thể khai báo giá trị hiện tại là giá trị bị thiếu Missing Value cho biến mới ở ô System – missing hoặc bạn có thể giữ nguyên giá trị hiện tại bằng cách click vào ô Coppy old value, nhấn nút Add để thêm

6. Click vào nút Continue quay lại màn hình ở bước 4 và nhấn nút OK để kết thúc.

Kết quả biến mới được sinh ra như thể hiện ở hình bên dưới. Chú ý rằng tất cả các con số đều có hai chữ số bên phải dấu thập phân. Điều này có thể làm bạn khó theo dõi, nhưng biến mới đã được tạo ra tự động và đó là một phần của mặc định của chương trình và bạn có thể vào Variable View để khai bao lại số chữ số phần thập phân bạn muốn hiên thị.


Hình 15:  Biến mới được sinh ra với các giá trị đã được ghi lại

 

Trên đây là các cách giúp chúng ta biên tập số liệu trên phần mềm SPSS, hy vọng với bài viết này giúp cho các bạn tổ chức lại dữ liệu theo cách mình muốn ngay trên SPSS mà không cần copy dữ liệu ra và thao tác trên Excel rồi đưa vào lại SPSS. Ngoài các cách mình đã giới thiệu, trong SPSS còn một cách mã hóa tự động nữa đó là  Automatic recoding, với những hướng dẫn của mình trình bày ở trên thì việc thực hiện Automatic recoding trong SPSS sẽ rất dễ dàng nên các bạn tự khám phá thêm nhé

Trong thời gian tới  mình sẽ cố gắng viết tiếp những hướng dẫn cơ bản để giúp các bạn sinh viên dễ dàng thao tác và hiểu những con số xuất ra từ SPSS các bạn theo dõi blog này của mình để tiếp tục cập nhật những bài viết mới nhất nhé

<<còn tiếp>>

 

Dịch vụ thu thập phân tích số liệu

Giới thiệu SPSS

Giới thiệu SPSS

Kiểm định cronbach alpha nhỏ hơn 0.7!?

Dữ liệu hội tu các nhân tố không đúng như mô hình nghiên cứu!? Các biến không sắp xếp theo các nhân tố như mô hình ban đầu!?

Các biến phân tích trong phương trình hồi quy không có ý nghĩa thống kê, hệ số R Square dưới 0.5!?

Các kiểm định sự khác biệt T-Test, ANOVA không có ý nghĩa thống kê!?

Đặc biệt Bạn không còn thời gian để thu thập dữ liệu!?

Chúng tôi – Gia Sư Văn Thông chuyên tư vấn thu thập số liệu, thực hiện phân tích dữ liệu nghiên cứu bằng các phần mềm thống kê SPSS, Eview, R… cho các nghiên cứu, luận văn cao học, tiến sĩ trong và ngoài nước.

Quy trình dịch vụ tại Gia Sư Văn Thông

Quy trinh dich vu

Chi tiết liên hệ:

Mr Thông

Điện thoại: 0937503268

Email: giasuvanthong@gmail.com

Skype: ngothong1988

Các dạng nội dung hay phân tích cho một luận văn tốt nghiệp Đại học hoặc Thạc sĩ:

1. Thực hiện thống kê mô tả mẫu của nghiên cứu

2. Đánh giá thang đo trong mô hình nghiên cứu bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha.

3. Đánh giá thang đo trong mô hình nghiên cứu bằng phân tích nhân tố khám phá EFA.

4. Kiểm định sự tương quan giữa các nhân tố

5. Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng Hồi quy tuyến tính.

6. Kiểm định trung bình tổng thể (T-Test).

7. Phân tích phương sai (ANOVA).

8. Kiểm định Chi Square

9. Kiểm định phi tham số (Sign Test; Wilcoxon Signed-Rank Test; Kruskal-Wallis; Chi bình phương; Kolmogorov-Smirnov).

Tùy theo yêu cầu nghiên cứu mà chúng tôi thực hiện theo yêu cầu của Quý vị

Bản thảo hợp đồng dịch vụ của Gia Sư Văn Thông 01-BM-SPSS-HDCV-GSVT-1.0-BM Hop dong dich vu phan tich SPSS

Bài 1: Khai báo và nhập liệu trên SPSS

Cách hiển thị giá trị trên đồ thị trong SPSS

Hướng dẫn sử dụng SPSS phần 1

Hôm nay 28/11/2015 mình chia sẽ với các bạn đang làm đề tài về cách sử dụng phần mềm SPSS để phân tích số liệu cho đề tài luận văn tốt nghiệp, mình xin gửi file trình bày lên đây để các bạn có thể theo dõi những nội dung mình trình bày. Phần trình bày hôm nay gồm các nội dung như bên dưới, chi tiết xem file đính kèm tại đây

HDSD_SPSS_Phan 1

Bang cau hoi

Data_Huong dan

Đây là bài chia sẽ những kiến thức của mình cho các bạn sinh viên đang làm luận văn tốt nghiệp, nếu có gì thiếu sót xin mình xin đón nhận những góp ý của mọi người hoặc comment bên dưới hoặc email cho mình ngothong1988@gmail.com

Xin cám ơn

1. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM SPSS

2.QUY TRÌNH THỰC HIỆN MỘT NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

3.CÁC LOẠI THANG ĐO, NHẬN DIỆN PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

4.KHAI BÁO, NHẬP LIỆU

5.XÁC ĐỊNH LỖI VÀ LÀM SẠCH DỮ LIỆU

6.THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU

7.XỬ LÝ CÂU HỎI NHIỀU LỰA CHỌN

8.CÁC BƯỚC VẼ BIỂU ĐỒ

Bài 1: Khai báo và nhập liệu trên SPSS

Cách hiển thị giá trị trên đồ thị trong SPSS

Khai giảng khoá học SPSS tháng 11/2015

KhaiGiang_SPSS_2015

Tài liệu về R

Bài trước mình post lại bài viết của GS.Nguyễn Văn Tuấn hỏi đáp về việc tại sao nên học R. Hôm nay mình chia sẽ với các bạn các tài liệu mà mình đã theo học khoá học của Thầy bên trường Tôn Đức Thắng tổ chức cách đây mấy năm các bạn tải trọn bộ tại đây, như mình được biết thì sắp tới Thầy cũng sẽ khai giảng khoá học này bên trường Tôn Đức Thắng bạn nào quan tâm đến thống kê thì nên theo học khoá học này của Thầy, thông tin các bạn có thể xem ở link đính kèm tại đây

Ngoài ra trên youtube Thầy cũng có post một loạt bài giảng về hướng dẫn sử dụng R một cách trực quan, dễ hiểu. Các bạn xem chi tiết tại đây

 

Hướng dẫn sử dụng SPSS

Bài 1: Khai báo và nhập liệu trong SPSS

 

Tại sao học R: vấn & đáp

Tại sao học R: vấn & đáp

Bài này trên facebook của GS.Nguyễn Văn Tuấn, xin copy về chia sẽ cùng các ban

Câu hỏi 1: Tại sao tôi phải học R trong khi đó ở Việt Nam người ta giảng dạy về Stata và SPSS?

Trả lời: Có nhiều lí do để học R, và tôi nghĩ đến 4 lí do sau đây:

· Thứ nhất là nó miễn phí, chứ không tốn tiền như Stata và SPSS (mà phần lớn bạn ở VN dùng là lậu, bất hợp pháp).

· Thứ hai là R được thiết kế bởi giới làm về khoa học thống kê, và những phương pháp phân tích hiện đại nhất, mới nhất đều được triển khai trong R trước. Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ làm chủ phương pháp sớm nhất và do đó nghiên cứu có cái “mới” sớm nhất.

· Thứ ba là R là ngôn ngữ chính cho Dữ liệu Lớn (Big Data), còn các software khác như Stata và SPSS thì chỉ dùng cho những nghiên cứu tầm nhỏ và trung mà thôi. Vì thế, học R các bạn sẽ tiếp cận và cập nhật hoá với khoa học “nóng” như Big Data rất nhanh.

· Thứ tư là biểu đồ trong R có phẩm chất tốt hơn hẳn các software thông thường khác như SPSS và Stata.

Bởi thế, các bạn nên học R. Không phải vì tôi giảng về R mà nói như thế đâu (tôi không có thói này), nhưng khách quan mà nói thì R là ngôn ngữ của khoa học thống kê phổ biến nhất, phát triển nhanh nhất, và “hot” nhất hiện nay. Tôi học R từ một nghiên cứu sinh của tôi, và cho đến nay tôi đã vứt hết SAS để chỉ dùng R trong việc phân tích.

Câu hỏi 2: Những gì R làm được thì các software khác cũng làm được, vậy tại sao tôi phải dùng R?

Trả lời: Nếu bạn không có tiền và có lòng tự trọng (không dùng đồ lậu) thì R là lựa chọn lí tưởng. Tất cả những phương pháp mà các software khác làm được thì R cũng làm được. Nhưng có cái khác: Khi dùng R, các bạn biết hơn về vấn đề mình làm. Với các software khác (như SPSS), các bạn chỉ cần nhấn nút menu là có kết quả, các bạn không biết đằng sau đó là cái gì. Nhưng với R, các bạn không thể làm thế được, mà phải viết xuống mô hình hay phải biết mình làm cái gì, rồi mới dùng lệnh R. Tôi có khi xem R như là một … cách suy nghĩ.

Nhưng như tôi nói trên, có những vấn đề mà các software khác không giải quyết được, nhưng R thì giải quyết được. Ví dụ như nếu các bạn muốn đánh giá tầm quan trọng của mỗi biến tiên lượng đến một biến phụ thuộc, hay nếu các bạn muốn dùng phương pháp BMA, thì chỉ có R mới trả lời được những câu hỏi này. Trước đây, chỉ có mấy người ở các nước phương Tây mới tiếp cận các phương pháp mới trước; còn ngày nay với R thì các nhà khoa học từ các nước nghèo vẫn có thể tiếp cận được. Do đó, tôi xem R là một công cụ để dân chủ hoá trong khoa học.

Câu hỏi 3: Lớp học có giảng về big data hả thầy?

Trả lời: Tôi muốn giảng về chủ đề này, nhưng cần phải xem xét thời gian và nhu cầu nữa. Big Data hiện nay rất “nóng” và tôi nghĩ có lẽ nên dành vài bài giảng về chủ đề này, nhưng tôi chưa dám hứa chắc. Tôi có thể chỉ cho các bạn những khái niệm, công cụ R dùng cho Big Data, và những tài liệu cần biết. Vấn đề lớn nhất là máy tính (vì Big Data cần phải có máy tính loại parallel hoặc supercomputer mà VN mình chưa có?) nên khó mà thực hành gì được. Giảng lí thuyết thì ok, còn thực hành thì tôi không dám hứa.

Câu hỏi 4: Tôi nghe bạn bè nói là R rất khó học vì phải gõ lệnh?

Trả lời: Khó hay dễ tuỳ thuộc vào thời gian chúng ta sử dụng và làm quen với một công cụ mới, do đó, khó hay dễ chỉ là tương đối thôi. Tất cả các software nghiêm chỉnh (như SAS, Stata) đều dùng lệnh, chứ không dùng menu. R cũng thế, vì R được thiết kế cho những người PHẢI BIẾT mình làm cái gì, chứ không phải chỉ bấm bấm menu cho ra kết quả và nghĩ là mình hiểu thống kê học! Đẳng cấp của người sử dụng R và SPSS khác nhau, nên không thể so sánh được. Thật ra, R cũng có menu, nhưng tôi không muốn giới thiệu, vì tôi muốn các bạn phải học từ gốc, chứ đừng học từ ngọn chẳng ra làm sao cả.

Câu hỏi 5: R có nhiều lệnh và packages quá, làm sao nhớ hết?

Trả lời: Thật ra, chỉ có một số lệnh thông thường thôi, nên chẳng cần nhớ làm gì. Tôi có hẳn một cuốn sách viết bằng tiếng Việt, và có phần phụ chú liệt kê tất cả các lệnh và packages cần thiết, kèm theo ví dụ. Không! Các bạn không cần nhớ hết các hàm và packages, mà chỉ cần biết mình muốn làm gì mà thôi.

Câu hỏi 6: Có giảng viên nói rằng R không được kiểm chứng như SPSS hay SAS, nên không đáng tin cậy và ít ai dùng.

Trả lời: Tôi cũng từng nghe qua ý kiến này, nhưng tôi có thể nói thẳng rằng đó là ý kiến rất bậy bạ. R là ngôn ngữ của giới thống kê học, và cộng đồng khoa học thống kê kiểm chứng trước khi đưa vào packages. Ngoài ra, R có một nhóm chuyên kiểm định codes của các packages, nên người sử dụng có thể yên tâm hơn so với Stata hay SPSS. R được rất nhiều người trong giới khoa học sử dụng. Đặc biệt là trong genomics thì hầu hết đều dùng R. Do đó, nói rằng ít ai dùng R là quá bậy bạ, và nó chứng tỏ người nói câu đó chưa cập nhật tình hình khoa học.

Câu hỏi 7: Nhiều khi thầy cô em không chấp nhận R, vậy em học R làm gì?

Trả lời: R chỉ là công cụ, chứ đâu phải là ý tưởng khoa học hay phương pháp khoa học đâu mà có chuyện chấp nhận hay không chấp nhận. Để ước tính tham số của một mô hình, người ta có thể dùng Stata, SPSS, SAS, Fortran, hay R, chứ đâu phải chỉ có một software nào đó là độc nhất. Việc chấp nhận hay không chấp nhận R không cần phải đặt ra, vì nó quá thấp.

Câu hỏi 8: Học R xong, tôi có được hỗ trợ không?

Trả lời: Có. Chúng tôi có một diễn đàn trực tuyến về R mà các bạn có thể tham gia để đặt câu hỏi và liên lạc học hỏi lẫn nhau. Ngoài ra, các bạn có thể mua sách của tôi về R (nếu các bạn là học viên thì nhà trường sẽ tặng không cuốn sách). Sách có tựa đề là “Phân tích dữ liệu với R” do Nxb Tổng Hợp xuất bản năm ngoái, và đến nay đã tái bản 2 lần. Sách đó có đầy đủ những phương pháp phổ biến trong phân tích dữ liệu khoa học.

Câu hỏi 9: Ở Việt Nam có nhiều người dùng R không?

Trả lời: Tôi nghĩ là có khá nhiều, nhưng không ai biết chính xác là bao nhiêu. Tôi có lẽ là người giới thiệu R về VN khoảng 10 năm trước. Từ đó đến nay tôi đã thực hiện hơn chục lớp học (từ 1 tuần trở lên, không kể mấy lớp ngắn hạn), nên đã có hơn 1000 học viên rồi. Từ học viên, họ về giảng dạy cho các học viên khác, nên tôi nghĩ ở VN chắc có hơn 5000 người dùng R. Tôi biết có trường đại học dùng sách của tôi làm tài liệu giảng dạy về R cho sinh viên.

Câu hỏi 10: Tôi nghe nói R chỉ dùng trong khoa học tự nhiên, chứ kinh tế ít ai dùng R?

Trả lời: Không phải như vậy đâu. R là công cụ phân tích dữ liệu, nên bất cứ ngành nào có nhu cầu phân tích dữ liệu thì đều có thể dùng R. Trong kinh tế học và khoa học xã hội nói chung, có rất nhiều người dùng R cho dữ liệu theo thời gian (time series data) và các mô hình đa biến.

Câu hỏi 11: Tôi hiện nay không biết gì về R, tôi có thể theo học lớp này không?
Trả lời: Lớp học được thiết kế cho người chưa biết về R, nên bạn là “đối tượng” lí tưởng của lớp học. Lớp học sẽ dành 1 ngày để chỉ về R, cộng thêm tài liệu 50 trang để tự thực hành trên máy tính.

Câu hỏi 12: Tôi chẳng biết gì về thống kê học cả, tôi có thể theo nổi lớp học không?

Trả lời: Bạn không cần phải biết thống kê học, vì đó là nhiệm vụ của chúng tôi phải làm cho bạn biết. Tuy nhiên, bạn phải biết mình muốn gì, muốn làm gì, thì chúng tôi mới giúp cho các bạn được.

Câu hỏi 13: Tôi là sinh viên chứ chưa làm nghiên cứu, tôi có nên theo học không?

Trả lời: Theo tôi là nên, vì tiếp thu thêm kiến thức chẳng có mất mát gì cả. Ở bên này, người ta dạy R cho sinh viên năm thứ nhất rồi. Mỗi course học 30 lectures với cái giá là 3200 AUD.

Câu hỏi 14: Bài giảng bằng tiếng Việt hay tiếng Anh?

Trả lời: Tất cả bài giảng đều được soạn bằng tiếng Việt, có phụ chú thêm thuật ngữ tiếng Anh. Dĩ nhiên, chúng tôi là người Việt nên phải dùng tiếng Việt trong khi giảng bài chứ.

Câu hỏi 15: Trường lấy học phí đến 5 triệu đồng. Tại sao mắc như thế?

Trả lời: Hm, câu này tế nhị, nên tôi xin phép giải thích dài dài một chút. Mười mấy năm trước chúng tôi thường mở lớp học hè miễn phí ở trường y, thường do các công ti dược hão tâm tài trợ. Nhưng có học viên đề nghị là không nên làm như thế vì học viên nghĩ rằng lớp học “chùa” nên họ không nghiêm túc theo học. Chúng tôi đồng ý với quan điểm này, và do đó phải lấy học phí. Học phí để nhà trường trang trải cơ sở vật chất, để trả thù lao cho giảng viên (chỉ là tượng trưng thôi), và để học viên phải tỏ ra nghiêm chỉnh trong học và hành. Và, quả thật là sau khi lấy học phí thì tất cả đều học hành nghiêm chỉnh, không có bỏ lớp và cũng chẳng dám bỏ đi nhậu.

Còn học phí bao nhiêu là mắc hay rẻ thì khó nói lắm, vì nó còn tuỳ thuộc vào phẩm chất của lớp học và nội dung học. Tôi tự hào rằng nội dung lớp học này là đầy đủ nhất, phẩm chất chắc chắn chẳng kém (nếu không muốn nói là hơn) bất cứ lớp nào ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Tôi tự tin như thế, vì tôi đã bỏ ra nhiều tháng trời để soạn bài giảng. (Ai có soạn bài giảng sẽ biết cực khổ như thế nào). Lấy bài của người khác, lấy data của người khác về giảng thì dễ; nhưng tự mình nghĩa ra, soạn ra, rồi dùng dữ liệu của mình thì các bạn sẽ biết khổ cực ra sao — tôi không muốn kể công, mà chỉ nói thực tế. Do đó, cá nhân tôi nghĩ 5 triệu cho 12 ngày và hơn 40 bài giảng thì không thể nói là mắc được. Ở Úc, có một trường y đang thương lượng với tôi để mua lại course học này với điều kiện tôi phải chuyển sang tiếng Anh.

Câu hỏi 16: Tại sao lớp học về phân tích dữ liệu thường mắc?

Trả lời: Như là qui luật, các lớp học về phương pháp thường mắc hơn những lớp về lí thuyết. Mấy năm trước tôi theo học một lớp về bioinformatics có 4 ngày mà người ta lấy học phí 3000 AUD, còn lớp về sinh học xương (bone biology) chỉ 100 AUD. Ở VN có lớp dạy về SPSS chỉ có 5 ngày mà cái giá đã 5-7 triệu đồng rồi. Tri thức là sức mạnh,và các bạn phải đầu tư cho tri thức, chứ các bạn nói chuyện tiền bạc với tri thức làm tôi … hơi nản. Lí do phương pháp thường mắc, là vì nó là công cụ, nó là phương tiện để các bạn nâng cao khả năng tìm việc làm. Các bạn có thể học hết lí thuyết này đến lí thuyết kia (rất quan trọng) nhưng khi tìm việc thì người ta quan tâm đến cái mà bạn có thể làm được là gì (tức là nắm vững phương pháp). Các bạn có thể am hiểu các nguyên lí về dịch tễ học hay về nội tiết học, nhưng nếu bắt tay vào nghiên cứu mà không biết phân tích dữ liệu thì rất khó thuyết phục người tuyển dụng.

Câu hỏi 17: Em ở ngoài Bắc, làm sao vào TPHCM để học đây?

Trả lời: Ui chao, thời đại này, em ở đâu mà chẳng vào Sài Gòn học được. Lớp học năm ngoái (hơn 200 người từ 21 tỉnh thành), hơn phân nửa là từ miền Bắc (dù sao thì dân Bắc ham học hơn dân Nam!) Ngoài ra, còn có nghiên cứu sinh từ nước ngoài về học nữa. Như tôi nói, em có thể hỏi Trường TĐT vì họ có thể sắp xếp cho em ở nhà công vụ. Họ quảng cáo rằng nhà công vụ của họ là tương đương với khách sạn 3 sao. Chuyện sao siếc thì tôi không có ý kiến, nhưng khuôn viên của Trường thì đẹp vào hàng số 1 của Việt Nam là sự thật. Vậy nhé, em liên lạc với Trường để hỏi việc ăn ở.

Câu hỏi 18: Thầy là người viết về R và quảng bá R, nên thầy lúc nào cũng nói tốt cho R. Như vậy là thầy có “conflict of interest”?

Trả lời: Em có thể nói là tôi có “conflict of interest”, nhưng cái interest mà tôi “mâu thuẫn” ở đây là đem lại lợi ích (chứ không đem cái xấu) cho các bạn, cho Việt Nam. R là một technology, và việc tôi làm là một cách chuyển giao công nghệ. Trong thực tế, tôi muốn nghĩ là mình tin vào những gì mình nói và làm, chứ không phải chỉ nói tốt cho một công cụ nào đó. Nếu tôi nói tốt cho SAS hay Stata thì tôi có vấn đề (vì hai software này tốn tiền và các bạn phải mua), còn tôi nếu có nói tốt cho R thì tôi chẳng có gì áy náy vì công cụ này miễn phí và … tốt. Biểu tượng cảm xúc smile

Em có thể nói tôi muốn bán sách nên cố tình quảng bá R, nhưng em hiểu cho là những người như tôi (cấp professor ở nước ngoài) không bao giờ làm giàu hay thậm chí không bao giờ nghĩ đến làm giàu từ hoạt động học thuật ở VN. Mỗi cuốn sách in ra, tôi được hưởng 10% nhuận bút, nhưng phải trả thuế cho VN (tôi đóng thuế đó nhé) 10& hay 15% (tôi quên). Một cuốn sách như R tôi có tiền nhuận bút chỉ bằng vài bài báo trên báo chí phổ thông thôi. Không, tôi không bao giờ (vạn lần không bao giờ) làm tiền ở trong nước vì đơn giản là tôi không có nhu cầu đó. Không bao giờ. Ai nghĩ thế là sai lầm to lắm nhé.

Một cách để đo lường chất lượng dịch vụ

Ngày nay hai từ dịch vụ được nhắc hằng ngày trong mỗi chúng ta, các hoạt động gần gũi như như đi siêu thị mua bó rau hay vào quán ăn một tô phở bước ra ngoài mà khách hàng cảm thấy không được như ý thì nhất định sẽ nói dịch vụ không tốt. Dịch vụ là một khái niệm phổ biến hiện hữu hằng ngày trong mỗi chúng ta, dịch vụ được hiểu như là những hành vi, quá trình, cách thức thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho khách hàng làm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của họ. Trong một doanh nghiệp dịch vụ là những hoạt động hay lợi ích mà doanh nghiệp có thể cống hiến cho khách hàng nhằm thiết lập, củng cố và mở rộng những quan hệ và hợp tác lâu dài với khách hàng. Thông thường khi sử dụng dịch vụ của một cá nhân người ta ít coi đó là dịch vụ hơn là của tổ chức hoặc của cá nhân đã có thương hiệu. Ví dụ cũng là mua một bó rau nhưng khi mua ở chợ nếu bó rau đó không như ý hay thậm chí người bán không phục vụ khách hàng chu đáo thì người tiêu dùng nói là bà bán rau này dỡ lấy rau không ngon phản ứng mạnh hơn nữa thì lần sau mua ở chỗ khác. Nhưng nếu cũng mua bó rau đó trong siêu thị thì chắc hẳn khi không hài lòng một điều gì trong quá trình mua cũng như chất lượng sản phẩm thì người tiêu dùng sẽ nói dịch vụ của siêu thị này không phục vụ khách hàng một cách chu đáo, trường hợp hoàn toàn không hài lòng với dịch vụ thì khách hàng có những phản ứng mạnh hơn so với khi mua ngoài chợ kiểu như đi nói với người này rằng dịch ở đơn vị này không tốt đừng nên sử dụng nữa hoặc post một status lên facebook đại loại như vậy.

Do luong CLDV

Khi nghiên cứu về dịch vụ người ta thấy rằng dịch vụ là một sản phẩm đặc biệt, có nhiều đặc tính khác với các loại hàng hoá khác như tính vô hình, tính không đồng nhất, tính không thể tách rời và tính không thể lưu trữ. Chính những đặc điểm này làm cho dịch vụ trở nên khó định lượng và không thể nhận dạng bằng mắt thường được.

Tính vô hình

Khi vào siêu thị mua bó rau, những hoạt động chủ yếu của khách hàng bao gồm gửi xe, giữ đồ nếu có, đến gian hàng chọn rau, lấy rau cho vào khay, nhìn xem những mặt hàng khác đang trưng bày tại siêu thị và ra tính tiền. Như vậy khác với mua ở chợ mua rau ở siêu thị khách hàng nhìn vào dịch vụ của siêu thị suy diễn từ địa điểm, con người, trang thiết bị, thông tin để khách hàng theo dõi, các banrol hướng dẫn, giá cả, chất lượng bó rau và nhiều thứ khác khách hàng bắt gặp ngay lúc đi mua sắm tại siêu thị. Với đặc điểm của dịch vụ là vô hình như vậy nên công ty, tổ chức cảm thấy khó khăn trong việc nhận thức như thế nào về dịch vụ và một tiêu chuẩn nào đó để đánh giá chất lượng dịch vụ từ đó phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

Tính không đồng nhất

Theo nhiều lý thuyết về dịch vụ thì đặc tính này còn gọi là tính khác biệt của dịch vụ. Theo đó, việc thực hiện dịch vụ thường khác nhau tùy thuộc vào cách thức phục vụ, nhà cung cấp dịch vụ, người phục vụ, thời gian thực hiện, lĩnh vực phục vụ, đối tượng phục vụ và địa điểm phục vụ. Cũng là hệ thống siêu thị Coop Mart nhưng dịch vụ ở chi nhánh này sẽ khác chi nhánh khác có thể do địa điểm phục vụ, nhân viên phục vụ khách hàng hay mặt hàng tại thời điểm mua… Việc đòi hỏi chất lượng đồng nhất từ đội ngũ nhân viên sẽ rất khó đảm bảo, tất cả các tổ chức hay cá nhân mở ra một dịch vụ nào đó phục vụ khách hàng đều mong muốn phục vụ tốt nhất để khách hàng hoàn toàn hài lòng nhất nhưng những gì công ty dự định phục vụ thì có thể hoàn toàn khác với những gì mà người tiêu dùng nhận được khi sử dụng dịch vụ.

Tính không thể tách rời

Tính không tách rời của dịch vụ thể hiện ở việc khó phân chia dịch vụ thành hai giai đoạn rạch ròi là giai đoạn sản xuất và giai đoạn sử dụng. Dịch vụ thường được tạo ra và sử dụng đồng thời. Điều này không đúng đối với hàng hoá vật chất được sản xuất ra nhập kho, phân phối thông qua nhiều nấc trung gian mua bán, rồi sau đó mới được tiêu dùng. Đối với sản phẩm hàng hoá, khách hàng chỉ sử dụng sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng, còn đối với dịch vụ, khách hàng đồng hành trong suốt hoặc một phần của quá trình tạo ra dịch vụ. Đối với những dịch vụ có hàm lượng lao động cao, ví dụ như chất lượng xảy ra trong quá trình chuyển giao dịch vụ thì chất lượng dịch vụ thể hiện trong quá trình tương tác giữa khách hàng và nhân viên của công ty cung cấp dịch vụ (Svensson, 2002). Đối với những dịch vụ đòi hỏi phải có sự tham gia ý kiến của người tiêu dùng như dịch vụ hớt tóc, khám chữa bệnh thì công ty dịch vụ ít thực hiện việc kiểm soát, quản lý về chất lượng vì người tiêu dùng ảnh hưởng đến quá trình này. Trong những trường hợp như vậy, ý kiến của khách hàng như mô tả kiểu tóc của mình muốn hoặc bệnh nhân mô tả các triệu chứng cho các bác sĩ, sự tham gia ý kiến của khách hàng trở nên quan trọng đối với chất lượng của hoạt động dịch vụ.

Tính không lưu giữ được

Dịch vụ không thể lưu giữ, lưu kho rồi đem bán như hàng hoá khác. Tính không lưu giữ được của dịch vụ sẽ không thành vấn đề khi mà nhu cầu ổn định. Khi nhu cầu thay đổi, các công ty dịch vụ sẽ gặp khó khăn. Ví dụ như công ty vận tải xe buýt liên hiệp Sài Gòn phải có nhiều phương tiện hơn gấp bội so với số lượng cần thiết theo nhu cầu bình thường trong suốt cả ngày để đảm bảo phục vụ cho nhu cầu vào những giờ cao điểm. Chính vì vậy, dịch vụ là sản phẩm được sử dụng khi tạo thành và kết thúc ngay sau đó.

CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

Chất lượng dịch vụ là một khái niệm gây nhiều chú ý và tranh cải trong các tài liệu nghiên cứu bởi vì các nhà nghiên cứu gặp nhiều khó khăn trong việc định nghĩa và đo lường chất lượng dịch vụ mà không hề có sự thống nhất nào (Wisniewski, 2001)

Chất lượng dịch vụ được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu và môi trường nghiên cứu. Chất lượng dịch vụ là mức độ mà một dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng (Lewis & Mitchell, 1990; Asubonteng & ctg, 1996; Wisniewski & Donnelly, 1996). Edvardsson, Thomsson & Ovretveit (1994) cho rằng chất lượng dịch vụ là dịch vụ đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng và làm thoả mãn nhu cầu của họ. Theo Parasuraman & ctg (1985, 1988), chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi của khách hàng và nhận thức của họ khi đã sử dụng qua dịch vụ.

Trong một thời gian dài, nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng định nghĩa và đo lường chất lượng dịch vụ. Lấy ví dụ, Lehtinen & Lehtinen (1982) cho là chất lượng dịch vụ phải được đánh giá trên hai khía cạnh, (1) quá trình cung cấp dịch vụ và (2) kết quả của dịch vụ. Gronroos (1984) cũng đề nghị hai lĩnh vực của chất lượng dịch vụ, đó là (1) chất lượng kỹ thuật và (2) chất lượng chức năng. Parasuraman & ctg (1985) đưa ra mô hình năm khoảng cách và năm thành phần chất lượng dịch vụ, gọi tắt là SERVQUAL

Mô hình năm khoảng cách chất lượng dịch vụ

Một trong những đặc điểm cơ bản của chất lượng dịch vụ là khó đo lường, khó xác định được tiêu chuẩn chất lượng, nó phụ thuộc vào yếu tố con người là chủ yếu. Chất lượng dịch vụ trước hết là chất lượng con người. Sản phẩm dịch vụ là vô hình, chất lượng được xác định bởi khách hàng, chứ không phải do người cung ứng. Khách hàng đánh giá chất lượng một dịch vụ được cung ứng thông qua việc đánh giá nhân viên phục vụ của công ty và qua cảm giác chủ quan của mình.

Đối với sản phẩm dịch vụ nói chung và dịch vụ của cửa hàng tiện lợi nói riêng, chúng ta có thể đo lường chất lượng dịch vụ bởi những đặc điểm riêng biệt của sản phẩm dựa vào mô hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman & ctg (1985, 1988) (hình 1).

Mô hình đưa ra 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ:

–  Khoảng cách 1: Xuất hiện khi có sự khác biệt giữa kỳ vọng của khách hàng về chất lượng dịch vụ và nhà quản trị cảm nhận về kỳ vọng này của khách hàng. Điểm cơ bản của sự khác biệt này là do công ty dịch vụ không hiểu biết hết những đặc điểm nào tạo nên chất lượng của dịch vụ mình cũng như cách thức chuyển giao chúng cho khách hàng để thỏa mãn nhu cầu của họ.

–  Khoảng cách 2: Xuất hiện khi công ty dịch vụ gặp khó khăn trong việc chuyển đổi nhận thức của mình về kỳ vọng của khách hàng thành những đặc tính dịch vụ. Nguyên nhân chính của vấn đề này là khả năng chuyên môn của đội ngũ nhân viên dịch vụ.

Mo hinh 5 khoan cach

Hình 1: Mô hình các khoảng cách trong chất lượng dịch vụ

Nguồn: Parasuraman & ctg (1985: 44)

–  Khoảng cách 3: Xuất hiện khi nhân viên dịch vụ không chuyển giao dịch vụ cho khách hàng theo những tiêu chí đã được xác định. Trong dịch vụ, các nhân viên có liên hệ trực tiếp với khách hàng và đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo ra chất lượng. Tuy nhiên, không phải lúc nào và tất cả nhân viên đều có thể hoàn thành nhiệm vụ theo các tiêu chí đề ra.

–  Khoảng cách 4: Phương tiện quảng cáo và thông tin cũng tác động vào kỳ vọng của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Những hứa hẹn trong các chương trình quảng cáo, khuyến mãi có thể làm gia tăng kỳ vọng của khách hàng nhưng cũng sẽ làm giảm chất lượng mà khách hàng cảm nhận được khi chúng không được thực hiện theo đúng những gì đã hứa hẹn.

–  Khoảng cách 5: Xuất hiện khi có sự khác biệt giữa chất lượng kỳ vọng bởi khách hàng và chất lượng mà họ cảm nhận được. Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào khoảng cách thứ năm này, một khi khách hàng nhận thấy không có sự khác biệt giữa chất lượng họ kỳ vọng và chất lượng họ cảm nhận được khi tiêu dùng một dịch vụ thì chất lượng của dịch vụ được xem là hoàn hảo.

Parasuraman cho rằng chất lượng dịch vụ là hàm số của khoảng cách thứ 5. Khoảng cách thứ 5 này phụ thuộc vào các khoảng cách trước đó, nghĩa là các khoảng cách 1, 2, 3, 4. Vì thế để rút ngắn khoảng cách thứ 5  hay làm tăng chất lượng dịch vụ, nhà quản trị dịch vụ phải nỗ lực rút ngắn các khoảng cách này.

Mô hình chất lượng dịch vụ theo các nhà nghiên cứu này có thể được biểu diễn như sau:

CLDV = F((KC_5 = f (KC_1, KC_2, KC_3, KC_4))

Trong đó, CLDV là chất lượng dịch vụ và KC_1, KC_2, KC_3, KC_4, KC_5 là các khoảng cách chất lượng 1, 2, 3, 4, 5

Thành phần chất lượng dịch vụ

Mô hình chất lượng dịch vụ của Prasuraman & ctg (1985) cho ta bức tranh tổng thể về chất lượng dịch vụ. Parasuraman & ctg (1985) cho rằng, bất kỳ dịch vụ nào, chất lượng dịch vụ cảm nhận bởi khách hàng có thể mô hình thành 10 thành phần, đó là:

  1. Tin cậy (reliability): nói lên khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn ngay từ lần đầu tiên
  2. Đáp ứng (responsiveness): nói lên sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên phục vụ cung cấp dịch vụ cho khách hàng
  3. Năng lực phục vụ (competence): nói lên trình độ chuyên môn để thực hiện dịch vụ. Khả năng phục vụ biểu hiện khi nhân viên tiếp xúc với khách hàng, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ, khả năng nghiên cứu để nắm bắt thông tin liên quan cần thiết cho việc phục vụ khách hàng
  4. Tiếp cận (access): liên quan đến việc tạo mọi điều kiện dễ dàng cho khách hàng trong việc tiếp cận dịch vụ như rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng, địa điểm phục vụ và giờ mở cửa thuận lợi cho khách hàng
  5. Lịch sự (courtesy): nói lên tính cách phục vụ niềm nở tôn trọng và thân thiện với khách hàng
  6. Thông tin (communication): liên quan đến việc giao tiếp, thông đạt cho khách hàng bằng ngôn ngữ mà họ hiểu biết dễ dàng và lắng nghe những vấn đề liên quan đến họ như giải thích dịch vụ, chi phí, giải quyết khiếu nại thắc mắc
  7. Tín nhiệm (credibility): nói lên khả năng tạo lòng tin cho khách hàng, làm cho khách hàng tin cậy vào công ty. Khả năng này thể hiện qua tên tuổi của công ty, nhân cách của nhân viên phục vụ giao tiếp trực tiếp với khách hàng
  8. An toàn (security): liên quan đến khả năng đảm bảo sự an toàn cho khách hàng, thể hiện qua sự an toàn về vật chất, tài chính cũng như bảo mật thông tin
  9. Hiểu biết khách hàng (understading/knowing the customer): thể hiện qua khả năng hiểu biết nhu cầu của khách hàng thông qua việc tìm hiểu những đòi hỏi của khách hàng, quan tâm đến cá nhân họ và nhận dạng được khách hàng thường xuyên
  10. Phương tiện hữu hình (tangibles): thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên phục vụ, các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ

Mô hình mười thành phần chất lượng dịch vụ nêu trên có ưu điểm là bao quát hầu hết mọi khía cạnh của dịch vụ. Tuy nhiên, mô hình này có nhược điểm là phức tạp trong việc đo lường. Hơn nữa mô hình này mang tính lý thuyết, có thể sẽ có nhiều thành phần của mô hình chất lượng dịch vụ không đạt được giá trị phân biệt. Chính vì vậy các nhà nghiên cứu này đã nhiều lần kiểm định mô hình này và đi đến kết luận là đưa ra thang đo SERVQUAL gồm năm thành phần cơ bản đó là:

  1. Tin cậy (reliability): thể hiện qua khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn ngay từ lần đầu tiên
  2. Đáp ứng (resposiveness): thể hiện qua sự mong muốn, sẵn sàng của nhân viên phục vụ cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng
  3. Năng lực phục vụ (assurance): thể hiện qua trình độ chuyên môn và cung cách phục vụ lịch sự, niềm nở với khách hàng
  4. Đồng cảm (empathy): thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến từng cá nhân, khách hàng
  5. Phương tiện hữu hình (tangibles): thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên, các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ

Thang đo SERVQUAL đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng cho nhiều loại hình dịch vụ cũng như nhiều thị trường khác nhau. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của nhân tố sẽ thay đổi tùy theo loại hình dịch vụ và thị trường.

Parasuraman đã xây dựng thang đo SERVQUAL để đánh giá chất lượng dịch vụ gồm 22 biến thuộc 5 thành phần nêu trên để đo lường chất lượng kỳ vọng và dịch vụ cảm nhận của khách hàng như sau:

Sự tin tưởng (reliability)

  • Khi công ty xyz hứa làm điều gì đó vào thời gian nào đó thì họ sẽ làm.
  • Khi bạn gặp trở ngại, công ty xyz chứng tỏ mối quan tân thực sự muốn giải quyết trở ngại đó.
  • Công ty xyz thực hiện dịch vụ đúng ngay từ lần đầu.
  • Công ty xyz cung cấp dịch vụ đúng như thời gian họ đã hứa.
  • Công ty xyz lưu ý để không xảy ra một sai xót nào.

Sự phản hồi (responsiness)

  • Nhân viên công ty xyz cho bạn biết khi nào thực hiện dịch vụ.
  • Nhân viên công ty xyz nhanh chóng thực hiện dịch vụ cho bạn.
  • Nhân viên công ty xyz luôn sẵn sàng giúp bạn.
  • Nhân viên công ty xyz không bao giờ qúa bận đến nỗi không đáp ứng yêu cầu của bạn.

Sự đảm bảo (assurance)

  • Cách cư xử của nhân viên xyz gây niềm tin cho bạn.
  • Bạn cảm thấy an tòan trong khi giao dịch với công ty xyz.
  • Nhân viên công ty xyz luôn niềm nở với bạn.
  • Nhân viên công ty xyz có đủ hiểu biết để trả lời câu hỏi của bạn.

Sự cảm thông (empathy)

  • Công ty xyz luôn đặc biệt chú ý đến bạn.
  • Công ty xyz có nhân viên biết quan tâm đến bạn.
  • Công ty xyz lấy lợi ích của bạn là điều tâm niệm của họ.
  • Nhân viên công ty xyz hiểu rõ những nhu cầu của bạn.
  • Côngty xyz làm việc vào những giờ thuận tiện.

Sự hữu hình (tangibility)

  • Công ty xyz có trang thiết bị rất hiện đại.
  • Các cơ sở vật chất của công ty xyz trông rất bắt mắt.
  • Nhân viên công ty xyz ăn mặc rất tươm tất.
  • Các sách ảnh giới thiệu của công ty xyz có liên quan đến dịch vụ trông rất đẹp.

Mỗi khi nhắc tới việc đo lường chất lượng dịch vụ người ta đều nhắc đến thang đo SERVQUAL kinh điển này của Parasuraman, thang đo SERVQUAL không chỉ được sử dụng để nghiên cứu trong lĩnh vực marketing mà còn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác như đo lường dịch vụ chăm sóc sức khoẻ (Babakus & Mangold, 1992, Bebko & Garg, 1995), đo lường dịch vụ ngân hàng và dịch vụ giặt khô (Cronin & Taylor, 1992), dịch vụ bán lẻ (Teas, 1993) (trích từ Asubonteng & ctg, 1996), dịch vụ tín dụng (Hồ Tấn Đạt, 2004), dịch vụ siêu thị (Nguyễn Thị Mai Trang & Nguyễn Đình Thọ, 2003),chất lượng đào tạo Đại học tại Đại học An Giang (Nguyễn Thành Long, 2006), v.v…

Như vậy với bộ tiêu chí kinh điển này từ đó chúng ta có thể xây dựng cho đơn vị kinh doanh của mình một bộ tiêu chí để đo lường chất lượng dịch vụ của đơn vị bằng cách đưa ra bảng câu hỏi để khảo sát ý kiến khách hàng. Các tiêu chí này thông thường đưa ra hỏi khách hàng và khách hàng trả lời bằng cách thể hiện mức độ đồng ý của mình trước những phát biểu đó. Trong lý thuyết về dịch vụ thì cách trả lời này được gọi là đánh giá bằng thang đo likert 5 điểm với 1: Hoàn toàn không đồng ý 2: Không đồng ý; 3: Bình thường; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý với những phát biểu cho các tiêu chí ở trên.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê

Bài 1: Khai báo biến và nhập liệu trên SPSS

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Anh

A Parasuraman, Valarie A Zeithaml, Leonard L. Berry. (1988). A Multiple-Item Scale for Measuring Consumer Perceptions of Service Quality. Journal of Retailing, , 12 – 40.

A Parasuraman, Valarie A Zeithaml, Leonard L. Berry. (1993). More on Improving Service Quality. Journal of Retailing , 140 – 147.

Tiếng Việt

Bùi Nguyên Hùng, Nguyễn Thúy Quỳnh Loan. (2004). Quản lý Chất lượng. NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM.

Kotler,P & Amstrong, G. (2004). Những nguyên lý tiếp thị (tập 2). NXB Thống kê.

Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang. (2009). Nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Thống Kê.

Bài 1: Khai báo và nhập liệu trên SPSS

Dự định của mình trong năm nay (2015) phải hoàn thành bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng SPSS ở mức cơ bản đảm bảo đủ kiến thức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, luận án tốt nghiệp dành cho đối tượng là sinh viên Đại học và Cao học khối ngành kinh tế, thông kê xã hội. Ý tưởng này ấp ủ từ thời sinh viên đến nay mới bắt đầu thực hiện, hồi sinh viên năm thứ 3 khi mình làm nghiên cứu khoa học của trường, lúc này chương trình Đại học chưa biết tới SPSS là gì khi làm đề tài đụng đến SPSS khi đó Giáo viên hướng dẫn mình chỉ cho mua 2 cuốn sách kinh điển về SPSS của thầy Hoàng Trọng về mày mò để hoàn thành đề tài. Hai cuốn sách này hướng dẫn người đọc dường như đầy đủ mọi ngóc ngách trên phần mềm SPSS, tuy nhiên nói thật là sinh viên năm 3 ở khoa Quản lý Công nghiệp cũng được trang bị khá nhiều kiến thức về thống kê nhưng khi đọc 2 cuốn SPSS đó mình chả hiểu gì đọc đi đọc lại cũng vậy và phải nhờ hướng dẫn của Giáo viên thì mình mới bắt đầu hiểu được những con số mà phần mềm SPSS xuất ra sau mỗi lần thực hiện lệnh.

Sau này học môn Nghiên cứu Thị trường và làm đề tài tốt nghiệp mình được dịp gặp lại SPSS, bạn bè mình cũng ngỡ ngàn như lúc mình đề tài nghiên cứu khoa học, vậy là mình lại có cơ hội để trãi nghiệm, thấm nhuần SPSS hơn đó là việc chỉ lại các bạn làm đề tài chạy SPSS. Sau quá trình này mình lại càng mong muốn tổ chức lại một tài liệu ngắn tập trung hơn cho các bạn sinh viên thực hành SPSS. Một phần cũng vì cuộc sống và một phần là việc làm này cũng hơi khó đối với mình vì trước giờ chưa có kinh nghiệm chút nào, nếu ngồi chỉ cho bạn hiểu và chạy trên SPSS thì không sao nhưng quả thực ngồi viết để một người nào đó đọc hiểu thì đó cả là một vấn đề. Vì vậy qua bài viết này xin các bạn một like với mục đích lên dây cốt tinh thần để viết tiếp :).

Bài đầu tiên mình giới thiệu sơ qua phần mềm SPSS, cách mã hoá và nhập liệu trong SPSS.

1. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM SPSS

Năm 1968 tại Đại học Stanford nhà nghiên cứu xã hội học Norman H. Nie và hai nghiên cứu sinh tiến sĩ C. Hadlai (Tex) Hull, Dale H. Ben phát triển một hệ thống phần mềm dựa trên ý tưởng của việc sử dụng số liệu thống kê để chuyển dữ liệu thô thành thông tin cần thiết cho việc ra quyết định dành cho nhà quản lý. Hệ thống phần mềm này được gọi là phần mềm SPSS viết tắc của Statistical Package for the Social Sciences

Nie, Hull và Bent phát triển phần mềm SPSS vì họ cần phải nhanh chóng phân tích một khối lượng dữ liệu khoa học xã hội thu thập được thông qua các phương pháp khác nhau trong các nghiên cứu của mình. Như vậy dự án phần mềm SPSS được thực hiện khi đó Nie đóng vai trò trường nhóm đưa ra mục tiêu và thiết lập các yêu cầu phân tích, còn Bent có chuyên môn phân tích và thiết kế cấu trúc hệ thống tập tin trong SPSS và Hull đã viết các chương trình máy tính. Công việc ban đầu của dự án phần mềm SPSS đã được thực hiện tại Đại học Stanford với ý định phần mềm này sẽ chỉ được sử dụng trong các trường đại học. Trong những năm 1970 với các tiện ích trong phân tích thống kê nhu cầu sử dụng phần mềm SPSS được mở rộng, và khi đó phần mềm SPSS được xem như là “cuốn sách có ảnh hưởng nhất ngành xã hội học”. Do nhu cầu và phát triển phổ biến của nó, Công ty SPSS Inc được thành lập vào năm 1975 nhằm thương mại hoá phần mềm này. Giữa những năm 1980 SPSS chạy trên những máy tính lớn.

Với những tiến bộ của máy tính cá nhân vào đầu năm 1980, SPSS/PC được giới thiệu vào năm 1984 nó như là các phần mềm thống kê đầu tiên cho máy tính mà làm việc trên nền tảng MS-DOS. Tương tự như vậy, SPSS là sản phẩm thống kê đầu tiên cho hệ điều hành Microsoft Windows (phiên bản 3.1) đưa ra vào năm 1992.

Kể từ đó SPSS đã được cập nhật thường xuyên để phù hợp và khai thác các tính năng tiên tiến của hệ điều hành mới, và để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng giữa người sử dụng. Tháng 07 năm 2009 phần mềm SPSS do SPSS Inc sở hữu được IBM mua lại, do vậy các phiên bản sau này của SPSS có tên là IBM SPSS Statistics

Người dùng phần mềm SPSS

Ban đầu, hầu hết người dùng của phần mềm SPSS là các nhà nghiên cứu, những người làm việc tại các trường đại học lớn với các máy tính máy tính lớn. Vì giá rất cao, và việc làm của hệ thống an ninh cảm ứng và giao diện người dùng khó khăn của nó, không có nhiều người hay tổ chức sử dụng SPSS. Phần mềm này không phổ biến trong các nhà nghiên cứu cho đến khi phiên bản SPSS trên máy tính cá nhân được đưa vào sử dụng rộng rãi.

Sau khi phiên bản Windows đã được đưa ra thị trường, người dùng phần mềm SPSS tăng lên nhanh chóng bởi vì tính hữu ích của nó trong việc lưu trữ và xử lý dữ liệu. Các phiên bản mới của phần mềm SPSS sau này có thể xử lý nhiều bộ dữ liệu với một số lượng gần như không giới hạn cỡ mẫu và số biến. Nó cho phép đọc dữ liệu từ nhiều định dạng như Portable(*.por), Excel(*.xls, *.xlsx, *.xlsm) Lotus(*.w) Sylk(*.slk) dBase(*.dbf) SAS(*.sas7bdat, *.sd7, *.sd2, *.ssd01, *.ssd04, *.xpt) Sata(*.dat) Text(*.txt, *.dat, *.csv), và xuất các kết quả phân tích sang Microsoft Excel và các định dạng văn bản khác nhau.

SPSS là một chương trình được sử dụng rộng rãi trong ngành khoa học xã hội, quản trị kinh doanh. Nó cũng được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu thị trường, các nhà nghiên cứu y tế, công ty khảo sát, chính phủ, các nhà nghiên cứu giáo dục, các tổ chức tiếp thị vv. Các tính năng chính của phần mềm SPSS như sau:

Nhập dữ liệu xuất kết quả: Ngoài việc nhập dữ liệu và xuất kết quả trực tiếp trên phần mềm, SPSS cho phép nhập dữ liệu và xuất kết quả phân tích sang các định dạng tập tin khác, chẳng hạn như Portable, Excel, dBase, SQL, TXT, Lotus, SAS, Sylk, truy cập và cho phép lấy mẫu, phân loại, xếp hạng, thiết lập, sáp nhập, và tập hợp dữ liệu.

Thống kê và tổng kết cơ bản: Tần số, tần suất, thống kê mô tả, lập bảng thống kê, thống kê tỷ lệ, vẽ đồ thị.

Kiểm tra ý nghĩa: Mean, T-Test, ANOVA, Tương quan, các kiểm định phi tham số.

Thống kê suy diễn: Hồi quy tuyến tính và phi tuyến tính, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích phân biệt số.

 2. CÀI ĐẶT SPSS

Chắc hẳn tất cả các bạn ở đây đều dùng máy tính và việc cài đặt một phần mềm ứng dụng nào đó vào máy tính là một việc hết sức bình thường, phần mềm SPSS cũng vậy nên phần này mình không nói nhiều xin tóm tắt vài ý như sau:

Trường hợp cài đặt bằng đãi CD:

Đầu tiên bạn cho đĩa vào ổ đĩa, có đĩa cài auto seting thì tự động hiển thị cửa sổ hỏi bạn cài đặt và như vậy bạn làm theo hướng dẫn. Nếu không bạn mở my computer vào thư mục ổ đĩa và chạy file setup.exe và làm theo hướng dẫn trên màn hình đến khi kết thúc.

Trường hợp cài đặt bằng file có sẵn:

Trường hợp này thì bạn vào file lưu và chạy file setup.exe và làm theo hướng dẫn trên màn hình đến khi kết thúc.

Ở đây bạn cần lưu ý file lưu phải đầy đủ các file cài đặt, rất nhiều bạn hỏi mình cài SPSS bằng file và bị lỗi cài đặt thì cách xử lý lỗi này như thế nào. Thú thật mình cũng không rành máy tính nên những trường hợp như vậy các bạn chịu khó mua đĩa về cài.

3. CÁCH NHẬP LIỆU VÀO SPSS

Trước khi thực hiện bất kỳ phân tích thống kê hoặc đồ thị bằng SPSS, chúng ta cần phải có dữ liệu ở dạng mà SPSS có thể hiểu để xử lí. Có một số cách để để đưa dữ liệu vào SPSS như sau:

  • Mở một tập tin dữ liệu đã được lưu bằng định dạng SPSS
  • Nhập số liệu bằng tay vào trình soạn thảo dữ liệu của SPSS
  • Đọc tập tin dữ liệu vào SPSS từ nguồn khác như database, text data file, Excel, SAS hoặc STATA

Mở một tâp tin được lưu bằng định dạng SPSS là đơn giản, giả sử chúng ta cần thống kê độ tuổi của người trả lời trong một nghiên cứu. Dữ liệu này được lưu dưới dạng SPSS với tên data_tonghop, chúng ta mở tập tin này bằng SPSS như sau:

Mở chương trình SPSS vào FILE/OPEN/DATA tại “Files of Type” chọn “SPSS (*.sav)” và đi đến nơi lưu file data_tonghop và click open.

1.1 Nhập số liệu trực tiếp trên SPSS

Ví dụ 1: Chúng ta có số liệu về độ tuổi và trình độ học vấn của 10 người tham gia khảo sát như Bảng 1, và muốn nhập vào SPSS

Bảng 1: Số liệu Ví dụ 1

STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Độ tuổi 26 43 35 42 30 25 35 44 36 32
Trình độ học vấn Cao đẳng Tiến sĩ Thạc sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Đại học Tiến sĩ Đại học Thạc sĩ

Đầu tiên chúng ta phải thực hiện việc mã hoá dữ liệu, bao gồm tên biến và các lựa chọn cho biến trước khi thực hiện thao tác trên SPSS. Việc mã hoá này không theo quy định tuy nhiên chúng ta mã hoá sao cho khi phân tích dễ nhận biết tên biến cũng như những lựa chọn của biến.

Ở Ví dụ 1 này chúng ta mã như sau:

Bảng 2: Bảng mã hoá biến ở Ví dụ 1

Tên biến Độ tuổi Trình độ học vấn Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ
TUOI HOCVAN 1 2 3 4

Lưu ý độ tuổi người trả lời là một giá trị cụ thể (biến định lượng) nên chúng ta không cần mã mà nhập trực tiếp vào SPSS

Để tiến hành nhập số liệu này vào SPSS chúng ta phải thực hiện hai bước khai báo biến và nhập số liệu, chi tiết như sau:

Bước 1: Khai báo biến chúng ta phải khai báo để SPSS xác định tên biến và các đặc điểm của biến. Đây là bước đầu tiên chúng ta phải thực hiện nếu muốn nhập liệu trực tiếp trên SPSS

Chương trình SPSS sau khi được mở có 2 Sheet giống như trong excel có tên là Data ViewVariable View. Bước 1 khai báo biến trong SPSS được thực hiện ở Sheet Variable View bạn có thể xem ở Hình 1, tất cả các định nghĩa về biến được đặt trên cùng của cửa sổ, chúng ta phải vào tất cả các cột để khai báo cho biến

Ở cửa sổ Variable View chúng ta chỉ khai báo biến, việc nhập liệu sẽ được thực hiện ở cửa sổ Data View sẽ hướng dẫn ở bước 2

Hinh 1 Giao dien SPSS

Hinh 1 Giao dien SPSS

Mỗi cột trong cửa sổ Variable View có một mặc định thông dụng, nếu chúng ta không định nghĩa lại tương ứng với biến thì SPSS sẽ sử dụng lựa chọn mặc định. Tuy nhiên khi nhập liệu và phân tích chúng ta sẽ không thực hiện được những gì mình muốn, vì vậy hãy xem qua tất cả các cột trong cửa sổ Variable View này, các cột được giới thiệu chi tiết bên dưới.

1. Name

Cột đầu tiên của Sheet Variable View là Name ở cột này chúng ta đặt mã cho tên biến chỉ cần click vào ô và đặt tên, ở ví dụ này chúng ta có 2 biến độ tuổi và trình độ học vấn, theo bảng mã ở Bảng 2 trên trong SPSS chúng ta có 2 biến TUOI và HOCVAN. Một mô tả dài hơn của biến được thực hiện ở cột Label, chúng ta sẽ bàn ở bên dưới cột này. Ở cột Name chúng ta có thể gõ tên mã dài hơn để dễ hình dung nhất về biến, nhưng không quá dài cố gắng trong khoản 8 ký tự bởi vì tên này sẽ được sử dụng trong các phân tích cũng như biểu đồ. Tên quá dài thì đầu ra phân tích sẽ bị cắt ngắn.

Nếu chúng ta đặt tên biến quá dài hoặc sai chính tả, chúng ta có thể mở cửa sổ Variable View để chỉnh sửa lại. Một trong những tiện ích của SPSS là chúng ta chỉnh sửa lại những sai lầm một cách nhanh chóng.

Dưới đây là một số gợi ý hữu ích khi chúng ta đặt tên biến:

  • Trong SPSS chúng ta có thể sử dụng các ký tự đặt biệt để đặt tên như @, #, $, gạch chân (_) và chữ số.

Nếu muốn sử dụng một ký tự đặt biệt nào đó trong tên của biến hỏi thì hãy chủ động đặt thử trong SPSS

  • Tên nên bắt đầu bằng một ký tự, hoa hoặc thường.
  • Không thể có khoản trắng trong một tên

Nếu chúng ta cần xuất dữ liệu vào một ứng dụng khác cần phải đảm bảo rằng tên chúng ta đang sử dụng được chấp nhận sử dụng trong ứng dụng đó. Đề phòng cho những ký tự đặt biệt.

2. Type

Dữ liệu của chúng ta có nhiều kiểu như số, văn bản, tiền tệ, mũ… Nếu chúng ta không xác định chính xác kiểu dữ liệu khi khai báo biến thì sau này khi nhập liệu hoặc phân tích sẽ gặp nhiều rắc rối không đáng có.

Đưa chuột vào cột Type, mặc định của SPSS là Numeric, nút có dấu ba chấm xuất hiện bên phải của nó. Click vào nút đó hộp thoại Variable Type như Hình 2 sẽ xuất hiện.

Hinh 2 Cua so Variable Type

Hinh 2 Cua so Variable Type

Chúng ta có thể chọn các kiểu cho biến khi mã trong SPSS như sau:

  • Numeric: Kiểu số. Các giá trị được nhập vào và hiển thị ở dạng chữ số, có hoặc không có dẫu ngăn cách hàng thập phân. Giá trị được định dạng theo tiêu chuẩn khoa học, với E được gắn vào để đại diện cho số mũ. Giá trị ở ô Width là tổng số của tất cả các ký tự trong một số, bao gồm tất cả ký tự ngăn cách hàng thập phân cũng như chỉ số mũ. Số lượng chữ số hàng thập phân được xác định ở ô Decimal Places, không bao gồm số mũ.
  • Comma: Kiểu này chỉ rõ những giá trị số với những dấu phẩy (,) được chèn vào giữa những nhóm ba chữ số để thuận tiện phân biệt chữ số hàng chục, trăm, nghìn…Chúng ta có thể nhập dữ liệu mà không cần chèn dấu phẩy nhưng SPSS sẽ chèn vào khi hiển thị giá trị. Ở hàng thập phân, cho dù có hơn ba chữ số nhưng vẫn không có dấu phẩy ngăn cách. Ví dụ 1000000,555555 = 1,000,000.555555
  • Dot: Giống như kiểu Comma, nhưng ở đâu dấu ngăn cách giữa những nhóm ba chữ số là dấu chấm (.) và dấu phẩy được dùng cho chữ số hàng thập phân. Ví dụ 1000000,555555 = 1.000.000,555555
  • Scientific Notation: Biến số mà dùng ký tự E để hiển thị chữ số mũ. Cơ số được viết biên trái chữ E, có hoặc không có hàng thập phân. Số mũ được viết bên phải chữ E, có hoặc không có hàng thập phân, cho biết mười mũ bao nhiêu sau đó nhân với cơ số. Bạn có thể nhập D hoặc E để đánh dấu số mũ nhưng SPSS luôn luôn sử dụng E. Ví dụ số 2,014 được viết như 2.014E3, chẳng hạn số 0.0005 được việt như 5E-4
  • Date: Một biến có thể bao gồm năm, tháng, ngày, giờ, phút, giây. Khi chúng ta chọn Date các định dạng có sẵn xuất hiện bên trái hộp thoại như Hình 3. Chọn định dạng phù hợp nhất với kiểu dữ liệu nhập vào. Lựa chọn của chúng ta sẽ quyết định cách hiển thị dữ liệu trong SPSS. Định dạng này cũng xác định phạm vi và hình thức để chúng ta nhập liệu vào. Chúng ta có thể nhập liệu sử dụng dấu gạch ngang (-) dấu gạch chéo (/) dấu chấm (.) dấu cách hoặc ký tự khác để phân biệt ngày tháng năm, giờ phút giây. Ví dụ, nếu chọn định dạng mà năm chỉ có 2 chữ số, khi nhập vào SPSS sẽ chấp nhận hiển thị năm theo cách đó, tuy nhiên nó sẽ sử dụng bốn chữ số để tính toán. Hai chữ số đầu tiên của năm nó sẽ lấy theo cấu hình mà chúng ta phải thiết lập bằng cách vào Edit ➪Options sau đó vào thẻ Data để thực hiện
Hinh 3 Lua chon dinh dang Date

Hinh 3 Lua chon dinh dang Date

  • Dollar: Khi chọn Dollar các lựa chọn định dạng có sẵn xuất hiện trong danh sách bên phải của hộp thoại. Giá trị của số liệu luôn được hiển thị với một dấu dollar ($) đằng trước, dấu chấm ngăn cách hàng thập phân và dấu phẩy cho các giá trị lớn ngăn cách nhóm ba chữ số với nhau. Chọn định dạng, độ rộng và số chữ số hàng thập phân như Hình 4. Các lựa chọn định dạng là tương tự nhau, quan trọng là chúng ta chọn một trong các định dạng đó tương thích với định nghĩa biến của mình để thuận tiện trong việc in ấn cũng như hiển thị giá trị tiền tiện trong các bảng đầu ra của phần mềm SPSS. Như vậy khi nhập số liệu chúng ta không cần phải nhập ký tự dollar ($) và dấu chấm, phẩy, SPSS sẽ tự động chèn các ký tự này vào dữ liệu
  • Custom Currency: Năm định dạng tùy chỉnh cho tiền tệ được đặt tên CCA, CCB, CCC, CCD, và CCE, như thể hiện trong Hình 5. Chúng ta có thể xem và tuỳ chỉnh định dạng này bằng cách vào Edit➪Options sau đó chọn thẻ Currency. Chúng ta có thể sửa định dạng tuỳ chỉnh bất kỳ khi nào mà không sợ làm thay đổi số liệu khi nhập vào SPSS. Cũng như định dạng Dollar thiết lập width và Decimal Places để thuận tiện việc in ấn cũng như xuất kết quả SPSS
  • String: Định dạng kiểu ký tự không phải số. Bởi vì định dạng này là chuỗi ký tự nên nó không dùng để tính toán. Kiểu định dạng này không giới hạn số ký tự nhập vào, chúng ta sử dụng định dạng kiểu này cho biến mô tả hoặc định danh của một trường hợp cụ thể.
  • Restricted Numeric (integer with leading zeros): Giống định dạng kiểu Numeric tuy nhiên số chữ số được hiển thị trên SPSS là bằng nhau, số chữ số hiển thị được khai báo ở ô width. Những số liệu nhập vào mà ít hơn số ký tự được hiển thị nhập vào thì SPSS mặc định thêm vào chữ số 0 đằng trước đến khi đủ số ký tự như khai báo.

3. Width

Thiết lập độ rộng trong định nghĩa của biến xác định số lượng ký tự được sử dụng để hiển thị giá trị. Nếu giá trị được hiển thị không đủ lớn để lấp đầy không gian thì SPSS sẽ mặc định thành những khoản trắng. Nếu giá trị được hiển thị lớn hơn chúng ta chỉ định SPSS sẽ tự động điều chỉnh hoặc xuất hiện dấu sao (*) để chung ta điều chỉnh lại cho phù hợp.

Một số định dạng kiểu biến cho phép chúng ta xác định độ rộng cho biến. Độ rộng của biến mà chúng ta khai báo ở đây cũng giống như khai báo lúc định dạng kiểu biến. Nếu chúng ta thay đổi thông số này ở đây thì tự động SPSS sẽ cập nhật giá trị độ rộng trong hộp thoại định dạng kiểu biến. Giá trị này ở hai chỗ là như nhau

Lúc này chúng ta có thể thực hiện một trong ba điều sau:

  • Bỏ qua lựa chọn này và chấp nhận mặc định sẵn có của SPSS (hoặc số mà chúng ta đã khai trước đó trong mục Type)
  • Nhập một giá trị nào đó cho độ rộng của biến
  • Sử dụng dấu mũi tên hướng lên hoặc xuống để lựa chọn một giá trị cho độ rộng của biến

4. Decimals

Số chữ số thập phân là số chữ số hiển thị ở hàng thập phân trên mành hình. Giá trị chúng ta khai báo ở đây cũng giống như khi chúng ta khai báo ở ô Decimal Places trong lúc khai báo định dạng biến Type. Nếu chúng ta điều chỉnh thì giá trị khai báo ở đây là mặc định cho biến và giá trị khai báo trong Type sẽ tự động thay đổi theo. Giá trị này ở hai chỗ giống nhau

Lúc này chúng ta có thể thực hiện một trong ba điều sau:

  • Bỏ qua lựa chọn này và chấp nhận mặc định sẵn có của SPSS (hoặc số mà chúng ta đã khai trước đó trong mục Type)
  • Nhập một giá trị nào đó cho độ rộng của biến
  • Sử dụng dấu mũi tên hướng lên hoặc xuống để lựa chọn một giá trị cho độ rộng của biến

5. Label

Name và Label cơ bản có cùng chung mục đích dùng để mô tả biến. Khác biệt là Name là ngắn còn Label dài hơn, mô tả chi tiết tên biến. Trong quá trình xử lý dữ liệu nhiều lúc chúng ta cần hiển thị biến ở một tên ngắn hơn dưới dạng Name hoặc trường hợp cần hiển thị tên biến với mô tả một cách chi tiết biến ở dạng Label.

Chúng ta có thể sử dụng bất kỳ ký tự nào cho Label. Tất nhiên phải phù hợp với tên biến cũng như mục địch xử lý dữ liệu. Ví dụ trong Ví dụ 1 ở trên với biến trình độ học vấn thì Name có thể là HOCVAN còn Label có thể là học vấn hoặc đơn giản là trình độ học vấn

Số lượng ký tự của Label không quy định là bao nhiêu, tuy nhiên đầu ra phân tích sẽ tốt hơn khi chúng ta sử dụng Name ngắn và Label dài hơn. Mỗi một câu phải đơn nghĩa. Sau khi phân tích chúng ta có thể thấy Label không phù hợp cho mục đích phân tích ví dụ trong một biểu đồ Label hiển thị quá dài. Không vấn đề, chúng ta vào Variable View để chỉnh sửa lại Label cho phù hợp. Lần sau xuất ra Label mới được sử dụng. Chúng ta cũng có thể bỏ qua bước thiết lập Label này, khi đó SPSS sẽ dùng Name mà chúng ta đã khai báo cho mọi thứ

6. Value

Cột Value là nơi mà chúng ta gán mã cho tất cả các lựa chọn của biến. Chúng ta click chọn vào ô value lúc này xuất hiện một nút có dấu ba chấm. Nhấn vào nút này, hiển thị hộp thoại như Hình 6

Hinh 6 Value Labels

Hinh 6 Value Labels

Thông thường, bạn sẽ gán mã cho các lựa chọn của biến, ví dụ với biến giới tính thì giá trị 1 gán nhãn Nam, giá trị 2 gán nhãn Nữ hoặc với biến sở thích giá trị 1 gán nhãn không thích, giá trị 2 gán nhãn bình thường và giá trị 3 gán nhãn thích. Nếu chúng ta đã xác định nhãn ở đây thì khi SPSS xuất kết quả phân tích, nó sẽ hiển thị các nhãn thay vì giá trị

Để định nghĩa một nhãn cho một giá trị ta làm như sau:

  1. Trong hộp Value, ta nhập giá trị
  2. Trong hộp Label, ta nhập vào nhãn
  3. Click nút Add

Giá trị và nhãn được khai báo trong SPSS. Để thay đổi hoặc loại bỏ một định nghĩa, chỉ cần chọn nó và thực hiện thay đổi hoặc loại bỏ

  1. Chọn định nghĩa cần thay đổi hoặc loại bỏ
  2. Click nút Remove để loại bỏ định nghĩa
  3. Trường hợp thay đổi định nghĩa thì sau bước 4, chúng ta thay đổi giá trị hoặc nhãn mới sau đó click nút Change để thay đổi định nghĩa

7. Missing

Trong trường hợp có biến của mẫu nào đó không có giá trị khi đó dữ liệu chúng ta sẽ bị khuyết đi một mẫu. Nghĩa là mẫu này chúng ta có giá trị cho tất cả các biến riêng có một biến nào đó không có giá trị, chúng ta phải chỉ định một giá trị thích hợp để lấp đầy khoản trống dữ liệu này. Click vào dấu ba chấm ở ô Missing hộp thoại Missing Values xuất hiện như Hình 7

Hinh 7 Value Labels

Hinh 7 Value Labels

Ở Ví dụ 1 chúng ta có biến hỏi về trình độ học vấn có những người được điều tra vì lý do tế nhị nào đó đã từ chối trả lời biến hỏi này, biến này sẽ không có giá trị. Tuy nhiên, chúng ta có thể chỉ định một giá trị để thay thế khoảng trống này, có lẽ 0 là một lựa chọn phù hợp, giá trị thay thế sẽ không mang ý nghĩa để tính toán. Chúng ta cần khai báo Missing để mỗi khi cần tính toán cho biến, ví dụ như tính tần số chẳng hạn thì SPSS sẽ loại giá trị khuyết này ra khi tính phần trăm hợp lệ.

Cách gán giá trị cho các Missing value là tuỳ tình hình và sự lụa chọn của người xử lý. Ví dụ nếu đặt Missing value cho biến độ tuổi mà ta chọn số 99 sẽ gây nhầm lẫn nếu cuộc điều tra có thể có những người đạt 99 tuổi hoặc hơn nữa, với tình huống này ta nên đặt là 999 hay 888. Trong SPSS chúng ta có thể chỉ định tối đa ba giá trị cụ thể (hay gọi là giá trị rời rạc) để đại diện cho dữ liệu bị mất, hoặc cũng có thể chỉ rõ phạm vi của giá trị nằm trong khoản nào của dãy số cộng với một giá trị riêng biệt tất cả khoản giá trị và một giá trị riêng biệt này sẽ được gán là Missing.

Ngoài ra có một loại giá trị khuyết nữa là System Missing, đó là giá trị khuyết của hệ thống, nó được chương trình tự động đặt dấu chấm (.) ở những vị trí không được nhập giá trị. Giá trị System Missing này “vô hình” đối với các lệnh xử lý thống kê của phần mềm SPSS

8. Columns

Columns là nơi khai báo độ rộng của cột biến khi ta nhập liệu. Để xác định độ rộng của cột ta chọn vào ô và nhập số, thông thường chọn là 8

9. Align

Xác định vị trí của dữ liệu được nhập trong cột, dữ liệu được canh trái, canh phải hoặc canh giữa của cột. Khi chúng ta bấm chọn vào ô Align, một danh sách xuất hiện và chúng ta chọn một trong ba khả năng hiển thị. Canh trái (Left) nghĩa là số liệu nằm phía bên trái của cột, canh phải (Right) nghĩa là số liệu nằm phía bên phải của cột, canh giữa (Center) nghĩa là giữ liệu nằm chính giữa của cột.

10. Measure

Giá trị chúng ta chọn ở đây khai báo thang đo đo thể hiện dữ liệu với ba loại chính là Scale (gồm cả Interval và Ratio tức thang đo khoảng cách và tỉ lệ), Ordinary (thang đo thứ bậc), Norminal (thang đo danh nghĩa). Khi bấm chọn ô Measure chúng ta chọn một trong các lựa chọn như Hình 9

Hinh 9 Measure

Hinh 9 Measure

Scale: thang đo định lượng nó có thể là khoản cách, trọng lượng, tuổi tác, mức độ hài lòng… Trong SPSS thang đo Scale này bao gồm thang đo khoảng – Interval và thang đo tỉ lệ – Ratio.

Ordinal: thang đo thứ bậc những con số trong thang đo này xác định vị trí (thứ tự) của cái gì đó trong một danh sách chọn lựa. Ví dụ đầu tiên, thứ hai, thứ ba

Nominal: Thang đo danh nghĩa (còn gọi là thang đo định danh hoặc thang đo phân loại) trong thang đo này các con số dùng để phân loại các đối tượng, chúng không mang ý nghĩa nào khác. Ví dụ các phân loại giới tính, quốc tịch, dân tộc…

Bước 2: Nhập số liệu

Sau khi thực hiện xong bước 1 – khai báo tất cả các biến vào SPSS ở sheet Variable View, chúng ta chuyển qua làm việc ở sheet Data View để tiến hành nhập liệu. Thực hiện việc chuyển đổi sheet làm việc này bằng cách click chuột vào thẻ Data View ở dưới cùng bên trái của màn hình SPSS. Khi đó màn hình Data View xuất hiện. Màn hình Data View sau khi khai báo biến cho Ví dụ 1 như Hình 11, hàng ở trên cùng là những tên biến đã mã hoá, chúng ta click vào các ô này để chuyển sang Variable View để xem định dạng cũng như kiểu mã khi nhập liệu cho từng biến. Cuối cùng chúng ta tiến hành nhập số liệu vào SPSS cho từng biến

Hinh 11 Data View

Hinh 11 Data View

Sau khi chúng ta nhập được vài số liệu, phải lưu dữ liệu chúng ta vào một tập tin thực hiện bằng cách chọn File ➪Save As chọn nơi lưu dữ liệu và bấn save. Trong suốt quá trình nhập liệu chúng ta chỉ cần chọn File ➪Save để lưu những thao tác trước đó tránh trường hợp máy bị treo hoặc cúp điện đột ngột.

Bài 2: Biên tập số liệu trên SPSS

Tiếng kẻng an ninh

Nhằm phòng chống trộm cắp tội phạm ở địa phương UBND xã đã phát động phong trào “tiếng kẻng an ninh” để mỗi khi người dân phát giác tội phạm dùng tiếng kẻng để kêu gọi mọi người trong thôn tham gia truy bắt tội phạm.

Tiếng kẻng anh ninh được làm bằng ống tre, cây tre chọn làm kẻng được chọn lọc kỹ càng tre phải to ống và phải già như vậy khi làm kẻng thì đánh vào thì tiếng kẻng phát ra âm thanh to và vang vọng. Ống tre làm kẻng được cưa lấy mắc bằng 2 đầu chuốt mắc cho mượt sau đó khoét một lỗ nhỏ và dài dọc theo ống nhằm khi gõ kẻng phát ra âm vang xa hơn ngoài ra có cái lỗ như vậy để tiện cất giữ dùi đánh kẻng. Hai đầu ống tre buộc một sợi dây để tiện lúc mang kẻng khi đánh và truy bắt tội phạm.

Dùi kẻng cũng làm bằng tre yêu cầu phải là gốc tre như vậy thì cái dùi kẻng mới rắn chắc đánh vào kẻng mới kêu to và vọng. Thanh tre được cắt ngắn tầm 3 gang tay sau đó chuốt cho tròn không to cũng không nhỏ quá, theo quan sát của tôi cái dùi kẻng tôi chụp được nhà hàng xóm thì to bằng ngón tay cái người lớn.

Song song với kẻng thì có một sợi dây dừa tầm khoản 2m đề phòng khi bắt được tội phạm thì dùng dây này để trói tội phạm chờ Công an địa phương tới xử lý.

Để người dân thuần thục việc dùng kẻng UBND xã tổ chức một đợt tập huống trong thôn. Tình huống giả định là vào khoản 10h tối một kẻ trộm đột nhập vào chuồng heo để bắt trộm gà nhà bà Ba. Nghe tiếng gà quát lên bà Ba liền dùng kẻng gõ báo trộm kêu gọi sự giúp đỡ của hàng xóm. Khi nghe được tiếng kẻng phát ra từ nhà bà Ba cả xóm đều tỉnh giấc người người mang kẻng ra đường đánh thức cả xóm dậy dùng kẻng đánh inh tai, cuối cùng một hồi đánh kẻng thì kẻ trộm mặt dù là giả định nhưng cũng được chạy thoát.

Hy vọng với tiếng kẻng an ninh này quê tôi bớt đi trộm vặt.

NTDSC_0732

DSC_0733DSC_0734

Cách viết một bài báo khoa học – Phần 3

Cách viết một bài báo khoa học – Phần 1

Cách viết một bài báo khoa học – Phần 2

Có lẽ phần quan trọng nhất của một bài báo khoa học là phần phương pháp. Kinh nghiệm làm biên tập của tôi cho thấy tập san tôi tham gia phụ trách trong ban biên tập (tập san Journal of Bone and Mineral Research) từ chối khoảng 75% những bài báo gửi đến; trong số bài báo bị từ chối, gần 70% là do khiếm khuyết trong phần phương pháp. Tôi đã thấy và đọc rất nhiều bài báo gửi đến cho tập san mà kết quả rất thú vị, nhưng đành phải từ chối vì phần phương pháp được mô tả quá sơ sài, hay mô tả một cách xem thường người đọc.

Có thể tác giả không có ý xem thường ai, nhưng vì cách viết và trình bày chưa đạt chuẩn mực nên gây ra ấn tượng đó. Trong phần 3 này, tôi sẽ chỉ các bạn viết phần phương pháp một cách chuẩn mực và chắc chắn sẽ không bị ai phê bình là … viết dở. 🙂

Phương pháp (Methods)

Phần phương pháp nghiên cứu có lẽ là phần quan trọng nhất trong một bài báo khoa học. Khoảng 70% bài báo khoa học bị từ chối chỉ vì phương pháp nghiên cứu không thích hợp hay sai lầm. Nhiều người đọc có thói quen đọc phương pháp trước, rồi sau đó họ đọc các phần khác. Nếu họ thấy phương pháp nghiên cứu có chất lượng, họ sẽ đọc tiếp; nếu không, họ sẽ bỏ qua một bên! Do đó, đây là phần mà tác giả cần phải đầu tư nhiều thì giờ để viết cho “đạt”.

Trong phần phương pháp, tác giả phải trả lời cho được câu hỏi: “tác giả đã làm gì” (Whatdid you do?) Để trả lời câu hỏi này, tác giả phải cung cấp thông tin về thiết kế nghiên cứu, bệnh nhân (hay đối tượng nghiên cứu), phương pháp đo lường, độ tin cậy và chính xác của đo lường, phương pháp phân tích dữ liệu. Do đó, phần phương pháp nghiên cứu có thể có những tiêu đề nhỏ như sau:

Thiết kế nghiên cứu (studydesign). Phát biểu ngằn gọn về mô hình nghiên cứu. Đây là câu văn đơn giản, nhưng nói lên giá trị khoa học của công trình nghiên cứu. Ví dụ: “The study was designed as a cross- sectional investigation, in which 210 women aged between 50 and 85 were randomly sampled by the cluster sampling scheme.”

Đối tượng tham gia (Participants). Thông tin về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu đóng vai trò quan trọng để người đọc có thể đánh giá khả năng khái quát hóa của công trình nghiên cứu. Khi mô tả đặc điểm đối tượng nghiên cứu, tiêu chuẩn tuyển chọn và tiêu chuẩn loại. Đôi khi tác giả cần phải các biến số quan trọng như độ tuổi, giới tính, sắc tộc, trình độ học vấn, tình trạng sức khỏe. Ví dụ: “All women requesting an IUCD (intrauterine contraceptive device) at the Family Welfare Clinic, Kenyatta National Hospital, who were menstruating regularly and who were between 20 and 44 years of age, were candidates for inclusion in the study. They were not admitted to the study if any of the following criteria were present: (1) a history of ectopic pregnancy, (2) pregnancy within the past 42 days, (3) leiomyomata of the uterus, (4) active PID (pelvic inflammatory disease), (5) a cervical or endometrial malignancy, (6) a known hypersensitivity to tetracyclines, (7) use of any antibiotics within the past 14 days or long-acting injectable penicillin, (8) an impaired response to infection, or (9) residence outside the city of Nairobi, insufficient address for follow-up, or unwillingness to return for follow-up.”

Địa điểm và bối cảnh nghiên cứu (setting). Cần phải cung cấp thông tin về địa điểm mà công trình nghiên cứu được thực hiện, hay nơi mà dữ liệu được thu thập, bởi vì địa điểm có thể ảnh hưởng đến tính hợp lí ngoại tại của kết quả nghiên cứu. Chẳng hạn như khi chúng tôi làm nghiên cứu về vitamin D, chúng tôi phải cung cấp thông tin về thành phố mà mình thực hiện công trình nghiên cứu. Ví dụ: “The study was designed as a cross-sectional investigation, in which the setting was Ho Chi Minh City (formerly Saigon). The City is located at 10°45’N, 106°40’E in the southeastern region of Vietnam. The City is in the tropic and close to the sea; therefore it has a tropical climate, with an average humidity of 75%. There are only two distinct seasons: the rainy season, with an average rainfall of about 1,800 millimetres annually (about 150 rainy days per year), usually begins in May and ends in late November; the dry season lasts from December to April. The average temperature is 28°C (82°F), the highest temperature sometimes reaches 39°C (102°F) around noon in late April, while the lowest may fall below 16°C (61°F) in the early mornings of late December.”

Qui trình nghiên cứu (Procedures). Trong phần này, tác giả phải tóm lược từng bước nghiên cứu, kể cả những chỉ dẫn cho đối tượng nghiên cứu như thế nào. Việc phân nhóm trong nghiên cứu, chi tiết về can thiệp hay điều trị (nếu có). Nếu công trình có liên quan đến ngẫu nhiên hóa, tác giả cần phải mô tả cụ thể qui trình ngẫu nhiên hóa (randomization) như thế nào, kĩ thuật gì đã được sử dụng để đảm bảo các nhóm cân đối,

v.v…

Ví dụ: Patients with psoriatic arthritis were randomized to receive placebo or etanercept (Enbrel) at a dose of 25 mg twice weekly by subcutaneous administration for 12 weeks … Etanercept was supplied as a sterile, lyophilized powder in vials containing 25 mg etanercept, 40 mg mannitol, 10 mg sucrose, and 1-2 mg tromethamine per vial. Placebo was identically supplied and formulated except that it contained no etanercept. Each vial was reconstituted with 1 mL bacteriostatic water for injection.

Ngoài ra, tác giả phải mô tả cẩn thận kĩ thuật đo lường được sử dụng trong nghiên cứu, như tên của máy, model gì, software phiên bản nào, và nơi sản xuất. Cần phải mô tả điều kiện (nhiệt độ, ánh sáng) trong khi đo lường, cũng như các hệ số về độ tin cậy và độ chính xác của kĩ thuật đo lường.

Ví dụ: Blood pressure (diastolic phase 5) while patient was sitting and had rested for at least five minutes was measured by a trained nurse with a Copal UA-251 or a Takeda UA-751 electronic ausculatory blood pressure reading machine (Andrew Stephens, Brighouse, West Yorkshire) or with a Hawksley random zero sphygmomanometer (Hawksley, Lancing, Sussex) in patients with atrial fibrillation. The first reading was discarded and the mean of the next three consecutive readings with a coefficient of variation below 15% was used in the study, with additional readings if required.

Định nghĩa chỉ tiêu lâm sàng (measurements of endpoints). Một công trình nghiên cứu lâm sàng phải có một endpoint hay outcome, mà tôi tạm dịch là “chỉ tiêu lâm sàng”, là cái làm thước đo của một thuật can thiệp. Do đó, tác giả cẩn phải định nghĩa rõ ràng chỉ tiêu lâm sàng của công trình nghiên cứu là gì, và nhất là phương pháp đo lường (như vừa đề cập) ra sao. Thông thường, một nghiên cứu có 2 chỉ tiêu lâm sàng mà tiếng Anh gọi là “primary endpoint” (chỉ tiêu chính) và “secondary endpoint” (chỉ tiêu phụ).

Ví dụ: The primary endpoint with respect to efficacy in psoriasis was the proportion of patients achieving a 75% improvement in psoriasis activity from baseline to 12 weeks as measured by the PASI (psoriasis area and severity index). Additional analyses were done on the percentage change in PASI scores and improvements in target psoriasis lesions.

Nên nhớ rằng ở phần này tác giả chỉ mô tả những biến có liên quan đến bài báo, chứ không phải mô tả tất cả những biến đã được thu thập trong công trình nghiên cứu. Chẳng hạn như nếu bài báo chỉ nói về mật độ xương, thì tác giả không cần phải nói đến gãy xương (vì hai biến này rất khác nhau). Nguyên tắc là: chỉ mô tả những gì có liên quan đến phần kết quả.

Cỡ mẫu (Sample Size). Cỡ mẫu là một yếu tố rất quan trọng trong một nghiên cứu lâm sàng. Thông thường, các nghiên cứu randomized controlled trial (RCT) phải có một câu văn mô tả cách tính cỡ mẫu. Không phải là công thức tính (như tôi thấy nhiều bài báo ở Việt Nam), mà là những giả định đằng sau cách tính. Điều này quan trọng, vì qua giả định, người đọc có thể đánh giá khả năng mà công trình nghiên cứu có thể giải quyết câu hỏi đặt ra trong phần dẫn nhập.

Ví dụ: We consider that the incidence of symptomatic deep venous thrombosis or pulmonary embolism or death would be 4% in the placebo group and 1.5% in the ardeparin sodium group. Based on 0.9 power to detect a significant difference (p 0.05, two-sided), 976 patients were required for each study group. To compensate for nonevaluable patients, we planned to enroll 1000 patients in each group.

Ngẫu nhiên hóa (Randomization). Trong các công trình nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (randomized controlled trial hay RCT), bệnh nhân thường được phân nhóm một cách ngẫu nhiên. Có nhiều cách phân nhóm bằng máy tính và thuật toán, cho nên tác giả có trách nhiệm phải mô tả rõ phương pháp phân nhóm để người đọc có thế đánh giá chất lượng của nghiên cứu. Nếu cách phân nhóm có hiệu quả thì kết quả thường cho thấy các nhóm rất tương đương về các đặc tính lâm sàng. Một ví dụ về cách mô tả phương pháp phân nhóm có thể thấy trong đoạn văn sau đây: “Women had an equal probability of assignment to the groups. The randomization code was developed using a computer random number generator to select random permuted blocks. The block lengths were 4, 8, and 10 varied randomly.”

Mật hóa (còn gọi là Blinding). Trong các công trình RCT, có khi cả bác sĩ điều trị và bệnh nhân đều không biết bệnh nhân mình (hay mình) nằm trong nhóm nào của nghiên cứu. Đây là một biện pháp nhằm tăng tính khách quan khi đánh giá hiệu quả của can thiệp. Cũng như ngẫu nhiên hóa có thể thực hiện bằng nhiều thuật toán, cách mật hóa cũng có thể thực hiện bằng nhiều “thủ thuật”. Cách mô tả thủ thuật đó có thể tìm thấy trong đoạn văn sau đây:: “All study personnel and participants were blinded to treatment assignment for the duration of the study. Only the study statisticians and the data monitoring committee saw unblinded data but none had any contact with study participants.”

Phân tích dữ liệu (DataAnalysis). Thiết kế và phân tích các nghiên cứu lâm sàng đều cần đến các phương pháp thống kê. Do đó, phần này tuy là phần cuối trong phần phương pháp của bài báo khoa học, nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng. Tôi từng phục vụ trong ban biên tập và thấy rất nhiều bài báo và công trình nghiên cứu rất tốt nhưng vì phân tích sai nên đành phải từ chối. Con số bài báo bị từ chối vì phân tích sai có khi lên đến 50% (như với tập san JAMA chẳng hạn). Do đó, trong phần phân tích, tác giả phải phát biểu cho được biến phụ thuộc (hay endpoints hoặc outcome) là gì, biến độc lập (hay risk factors hoặc covariates) là gì, và định nghĩa rõ ràng các biến này được xử lí ra sao. Nếu số liệu đã qua hoán chuyển thì tác giả phải giải thích tại sao. Vì có nhiều phương pháp phân tích số liệu và kiểm định giả thuyết, nên tác giả còn phải giải thích tại sao đã chọn phương pháp A mà không là phương pháp B. Đôi khi tác giả cũng phải nói ra đã dùng software nào cho phân tích. (Nhớ đừng “khoe” software phân tích mà cơ quan hay cá nhân đã “tậu” một cách bất hợp pháp!)

Ví dụ về cách viết đoạn văn này như sau: “All data analysis was carried out according to a pre-established analysis plan. Proportions were compared by using Chi-squared tests with continuity correction or Fisher’s exact test when appropriate. Multivariate analyses were conducted with logistic regression. The durations of episodes and signs of disease were compared by using proportional hazards regression. Mean serum retinol concentrations were compared by t-test and analysis of covariance … Two-sided significance tests were used throughout. The analysis was performed with the SAS system (SAS Institute, Inc, Cary, NC, USA.”

Nói chung, phần Phương pháp thường dài gấp 2 hay 3 lần phần Dẫn nhập. Sẽ không có vấn đề gì nếu tác giả mô tả phần Phương pháp một cách chi tiết, vì nếu tập san thấy không cần thiết thì họ sẽ cắt bỏ hay đưa vào phần phụ chú (appendix). Nhưng sẽ là vấn đề nếu tác giả cố tình mô tả phần Phương pháp một cách mù mờ và vắn tắt, bởi vì người duyệt bài sẽ nghĩ tác giả hoặc là muốn dấu diếm vấn đề hoặc là thiếu thành thật! Xin nhắc lại rằng gần 70% bài báo khoa học bị từ chối là do phương pháp không đúng hay mô tả không đầy đủ. Vì thế, tác giả cần phải hết sức thận trọng trong phần mô tả Phương pháp nghiên cứu, làm sao nói cho được là “what did you do” (bạn đã làm gì trong nghiên cứu này).

Trong các phần kế tiếp, tôi sẽ chỉ cách viết phần kết quả và mô tả các dữ liệu. Thể theo yêu cầu của nhiều bạn đọc, tôi cũng sẽ cố gắng chỉ ra những chữ, câu văn, những đoạn văn quen thuộc trong cách viết một bài báo khoa học. Tôi nghĩ những chữ, câu văn và đoạn văn đặc thù này sẽ rất có ích cho các bạn đang muốn hay trong quá trình “phải có danh gì với núi sông” (tức là công bố cho được một vài bài báo khoa học để lưu danh cùng hậu thế :-)).

Nguyễn Văn Tuấn

Cách viết một bài báo khoa học – Phần 2

Cách viết một bài báo khoa học – Phần 1

Cách viết một bài báo khoa học – Phần 2

GS Nguyễn Văn Tuấn

Tuần qua tôi đã bàn về cách đặt tựa đề bài báo và các viết một abstract; tuần này, tôi sẽ chỉ cách viết phần dẫn nhập (introduction hay background). Phần dẫn nhập là phần tương đối quan trọng, vì nó nói lên kiến thức của tác giả đến đâu trong chuyên ngành. Người kinh nghiệm chỉ cần đọc qua phần dẫn nhập có thể đánh giá sơ qua về khả năng của tác giả đến đâu, có cập nhật hóa kiến thức như thế nào, và kĩ năng viết lách ra sao (chỉ nhìn qua cách dùng thuật ngữ là có thể đoán được).

Do đó, tác giả cần phải nhân cơ hội viết phần dẫn nhập để thuyết phục người đọc và chứng minh cho họ thấy rằng mình cũng “biết câu chuyện”. Tôi sẽ lấy vài ví dụ để minh họa cho phần này, và để giữ khách quan, tôi sẽ không nêu tên tác giả.

Dẫn nhập (introduction)

Trong phần này, tác giả cẩn phải trả lời câu hỏi “Tạisaolàm nghiên cứu này?” (Why did you do this study?) Phần dẫn nhập phải cung cấp những thông tin sau đây: (a) định nghĩa vấn đề; (b) những gì đã được làm để giải quyết vấn đề; (c) tóm lược những kết quả trước đã được công bố trong y văn; (d) và mục đích của nghiên cứu này là gì.

Đối với các tập san y khoa lớn và tổng quát (như New England Journal of Medicine, JAMA, Annals of Internal Medicine, v.v…) thì định nghĩa vấn đề rất quan trọng, bởi vì độc giả khác ngành có thể nắm được vấn đề và biết được tác giả đứng trên góc độ nào. Chẳng hạn như một nghiên cứu về gene và loãng xương, thì đoạn đầu tiên có thể nên (a) định nghĩa loãng xương là gì (vì nhiều người vẫn chưa rành), (b) tầm quan trọng của loãng xương ra sao (câu này để nhấn mạnh đây là vấn đề lớn, và vì lớn nên phải công bố trên các tập san lớn!) Chẳng hạn như, tác giả có thể viết “Osteoporosis is a disease characterized by low bone mass and deteriorated bone architecture which ultimately lead to increased susceptibility of fragility fracture.” Câu kế tiếp sẽ nói tầm quan trọng của gãy xương như thế nào, như tăng nguy cơ tử vong, tái gãy xương, giảm chất lượng cuộc sống,

v.v… Nhưng đối với các tập san chuyên ngành loãng xương và nội tiết, thì câu định nghĩa trên có khi … khôi hài. Khôi hài là vì đại đa số độc giả các tập san đó đều biết loãng xương là gì, và họ sẽ thấy khó chịu nếu tác giả “lên lớp” họ về một định nghĩa sơ đẳng! Thông thường, những tác giả viết câu định nghĩa trong các tập san chuyên ngành là nghiên cứu sinh, chứ chuyên gia cấp cao hơn không ai viết như thế.

Trong phần dẫn nhập, tác giả cần phải nêu cho được tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu. Để nêu tầm quan trọng, tác giả có thể trình bày những thông tin như tần số của bệnh (prevalence) trong cộng đồng, hệ quả của bệnh đến nguy cơ tử vong, tăng nguy cơ mắc các bệnh khác (biến chứng), ảnh hưởng của bệnh đến nền kinh tế nước nhà, giảm chất lượng cuộc sống. Chẳng hạn như câu “In postmenopausal women, one in three women will sustain a fragility fracture during their remaining lifetime” là một cách nêu lên qui mô của vấn đề gãy xương; nhưng để nêu hệ quả thì có thể viết một câu khác như “Fragility fracture is associated with increased risk of pre-mature mortality” (câu này nhấn mạnh “pre-mature mortality”, tức là chết sớm!) nên sẽ gây chú ý.

Trong phần điểm qua y văn, tác giả cần phải trình bày những thông tin cơ bản để cho người đọc nắm được vấn đề, ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, và hiểu mục tiêu của công trình nghiên cứu. Chỉ nên trình bày những thông tin có liên quan trực tiếp đến vấn đề, chứ không nên điểm qua những thông tin gián tiếp.

Phần lớn những ý tưởng trong phần dẫn nhập xuất phát từ y văn, tức những công trình đã công bố trước đây. Khi điểm qua y văn, nên giới hạn trong những nghiên cứu đã công bố trong vòng 5 năm trở lại đây, tránh những nghiên cứu đã trên 20 năm hay tránh những thông tin trong sách giáo khoa vì có thể những thông tin như thế không còn hợp thời nữa. Tuy trình bày thông tin quá khứ, nhưng phải là những câu chữ của chính tác giả, chứ không phải trích dẫn quá nhiều hay lặp lại câu chữ của người đi trước. Tất cả những thông tin trong phần dẫn nhập phải ăn khớp với tài liệu tham khảo. Tác giả nên có những tài liệu tham khảo đó, chứ không nên trích dẫn theo những những bài báo trong y văn (secondary citation).

Cách viết

Về mặt cấu trúc, phần dẫn nhập bao gồm một số đoạn văn không cần tiêu đề (heading). Tuy nhiên, để viết tốt phần dẫn nhập, kinh nghiệm của tôi cho thấy cần phải chú ý đến một số điểm căn bản sau đây:

(a) Khôngnênviết quá dài. Viết quá dài rất dễ làm cho người đọc sao lãng vấn đề chính, và có khi làm mất thì giờ người đọc phải đọc những thông tin không cần thiết.

(b) Khôngnênđiểmqua y văn theo kiểu viết sử. Phần lớn những người đọc bài báo là đồng nghiệp chúng ta, cho nên họ đã có một số kiến thức cơ bản. Do đó, tác giả không cần phải điểm qua y văn từ thời Hippocrate hay Khổng Tử, cũng không cần phải “lên lớp” [hay khoe với] người đọc về những khái niệm cơ bản mà người làm trong ngành phải biết. Một điều quan trọng là những thông tin trình bày trong phần dẫn nhập phải có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

(c) Phần dẫn nhập phải phát biểu mục đích nghiên cứu. Đoạn văn cuối của phần dẫn nhập là nơi để tác giả, sau khi điểm qua vấn đề và y văn, phát biểu mục đích của công trình nghiên cứu. Cố gắng duy trì nguyên tắc “từ tổng quan đến cụ thể”, tức là trong phần phát biểu vấn đề thì câu văn mang tính chung chung, nhưng phần mục đích thì phải cụ thể. Trong nhiều trường hợp, trước phần mục đích, tác giả nên phát biểu giả thuyết nghiên cứu. Chẳng hạn như “We hypothesize that blah blah blah”, rồi một câu kế tiếp “This study was designed to test the hypothesis by addressing the following specific aims: blah blah blah”.

(d) Vềvănphạm, phần dẫn nhập nên viết bằng thì quá khứ, nhất là khi mô tả những kết quả trong quá khứ. Tuy nhiên, khi đề cập đến những thông tin mang tính cổ điển mà được cộng đồng chuyên ngành chấp nhận, tác giả có thể dùng thì hiện tại.

Một số ví dụ

Trong bài báo sau đây (link bài báo được tác giả trích dẫn không tồn tại nên tôi không đăng được ở đây- NT) , tác giả viết phần dẫn nhập một cách ngắn gọn, chỉ 1 đoạn văn, nhưng cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để bạn đọc biết vấn đề.

Fragility fracture is a serious public health problem, because it is prevalent in the elderly and is associated with increased risk of mortality [1]. Measurement of bone mineral density predicts subsequent risk of fractures among the elderly [2-4]. However, bone mineral density in later decades of life is a dynamic function of peak bone mass achieved during growth and its subsequent age-related rate of loss [5]. It has been estimated that over a lifetime, a typical woman loses about half of her trabecular bone and one third of her

cortical bone [6], although some women experience greater loss than others.

It is not clear whether the rate of bone loss is an independent risk factor for osteoporotic fractures. We hypothesized that patients with excessive bone loss are at increased risk of fracture. The present study was designed to test the hypothesis by assessing the contribution of bone loss to the risk of osteoporotic fractures in elderly women

Câu đầu (Fragility fracture is a serious public health problem, because it is prevalent in the elderly and is associated with increased risk of mortality) tác giả định nghĩa vấn đề và cố gắng thuyết phục rằng gãy xương là vấn đề nghiêm trọng vì làm tăng nguy cơ tử vong.

Trong câu thứ hai (Measurement of bone mineral density predicts subsequent risk of fractures among the elderly) tác giả cho biết mật độ xương là một yếu tố tiên lượng gãy xương.

Hai câu kế tiếp (However, bone mineral density in later decades of life is a dynamic function of peak bone mass achieved during growth and its subsequent age-related rate of loss. It has been estimated that over a lifetime, a typical woman loses about half of her trabecular bone and one third of her cortical bone [4], although some women experience greater loss than others) tác giả cho biết mật độ xương thay đổi thay độ tuổi, và tùy thuộc vào hai thông số: mật độ xương tối đa trong thời “xuân thì”, và tỉ lệ mất xương sau thời kì mãn kinh.

Câu kế tiếp tác giả cung cấp thông tin cụ thể hơn, cho biết một phụ nữ trung bình mất khoảng 50% xương xốp và 1/3 xương đặc, và tỉ lệ mất xương dao động lớn giữa các phụ nữ. Câu văn thứ tư (It is not clear whether the rate of bone loss is an independent risk factor for osteoporotic fractures) cho chúng ta biết khoảng trống trong y văn: đó là chưa ai biết tỉ lệ mất xương có liên quan gì đến gãy xương hay không.

Sau khi đặt vấn đề, tác giả phát biểu giả thuyết nghiên cứu (We hypothesized that patients with excessive bone loss are at increased risk of fracture), và mục đích nghiên cứu (The present study was designed to assess the contribution of bone loss to the risk of osteoporotic fractures in elderly women.)

Đây là một dẫn nhập có thể nói là rất logic, vì ý tưởng nối kết nhau. Câu văn đầu cho đến câu văn cuối là một vòng tròn khép kín. Có lẽ cái hay của tác giả là chỉ tóm gọn phần dẫn nhập trong một đoạn văn duy nhất với 114 từ! Viết dẫn nhập ngắn gọn và súc tích như thế đòi hỏi kinh nghiệm chuyên môn tốt và cách dùng chữ một cách chiến lược.

Nhưng nếu chúng ta xem xét phần dẫn nhập sau đây:

It is well recognised that nonsocomial infection is associated with an increase in morbidity and mortality

together with a significant economic cost [1]. Patients in Intensive Care units develops nonsocomial infections more frequently than other hospitalised patients [2].

This is a result of severity of illness, multiple exposure to invasive procedures and multiple therapies [3]. Patients in surgical and orthopaedic wards are also at a high risk of developing nonsocomial infections.

These patients are exposed to various invasive procedures (including surgical wounds) which may be similar to those in ICU. Because of the expected differences in the nature of risk factors, patients’ illnesses in the therapeutic and infection control measures in the above wards, it was necessary to conduct a study to assess the nonsocomial infection rates.

Cách viết này không tệ, nhưng khó có thể xem là tốt. Câu văn đầu tiên (It is well recognised that nonsocomial infection is associated with an increase in morbidity and mortality together with a significant economic cost [1]) tác giả cho biết vấn đề quan trọng vì liên quan đến tử vong và tốn kém. Những câu văn sau, tác giả cố gắng giải thích vấn đề nhiễm trùng ở bệnh nhân cấp cứu và bệnh nhân qua phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, mà họ nghĩ rằng có cùng nguy cơ. Tuy nhiên, tác giả không cho biết vấn đề là gì, đã có ai nghiên cứu gì, và khoảng trống của tri thức là gì. Ấy thế mà đến câu văn kế tiếp, tác giả giải thích lí do cho nghiên cứu! (Because of the expected differences in the nature of risk factors, patients’ illnesses in the therapeutic and infection control measures in the above wards, it was necessary to conduct a study to assess the nonsocomial infection rates). Thật ra, mục đích nghiên cứu cũng chưa rõ ràng, vì tác giả không phát biểu giả thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu là gì. Sau khi đọc xong phần dẫn nhập, có lẽ người đọc không biết ý nghĩa và tầm quan trọng của nghiên cứu này ra sao. Thật vậy, tác giả chưa thuyết phục độc giả tại sao họ đã thực hiện công trình nghiên cứu! Nên tránh cách viết như thế này.

Đoạn văn dưới đây cũng là phần dẫn nhập của một bài báo trên một tập san toán ở Việt Nam. Bài báo này thật ra không phải là một công trình nghiên cứu toán, mà là một bài viết về lịch sử phát triển bộ môn toán có tên là “complex analysis” (chưa biết dịch sang tiếng Việt là gì) ở Việt Nam.

In the development of contemporary mathematics in Vietnam complex analysis occupies a special place. In this note we give a brief survey of the development of complex analysis in Vietnam. We describe how complex analysis in Vietnam developed under very special conditions: the anti-French resistance, the struggle for the reunification of the country, the American war, the economic crisis, and the change toward a market economy.

Đứng trên quan điểm viết báo khoa học, phần dẫn nhập này chưa đạt. Tạm bỏ qua những sai sót về tiếng Anh và văn phạm tiếng Anh (khá hiển nhiên), có thể thấy rằng các câu văn không mang tính nối tiếp và khúc chiếc. Trong câu văn đầu, tác giả không nêu vấn đề là gì, mà đi thẳng vào vị trí đặc biệt của complex analysis ở Việt Nam. Nhưng câu thứ hai thì không thấy tac giả nói “đặc biệt” như thế nào; thay vào đó, tác

giả giới thiệu nội dung bài viết! Đến câu thứ 3 thì chúng ta mới biết “đặc biệt” là gì (là phát triển trong bối cảnh chiến tranh). Nói cách khác, phần dẫn nhập này chưa đạt, vì chưa nói lên được vấn đề, chưa trả lời câu hỏi tại sao phải có bài báo này. Cách trình bày ý tưởng cũng chưa mạch lạc. Nên tránh cách viết này.

Có người nghĩ rằng chỉ cần viết ngắn gọn, nhưng đối với “văn chương khoa học” thì tôi nghĩ quan điểm đó không đúng. Viết phần dẫn nhập quá ngắn làm cho người đọc cảm nhận rằng tác giả thiếu suy nghĩ sâu, thiếu ý tưởng, hay thiếu thông tin (nên chẳng biết viết/nói gì thêm). Viết dài quá thì độc giả lại nghĩ tác giả có lẽ

do thiếu ý tưởng nên cố tình kéo dài câu chuyện! Do đó, cách viết dẫn nhập tốt nhất là vừa đủ, không qúa dài và cũng không quá ngắn. Theo kinh nghiệm của tôi, phần dẫn nhập của một bài báo y khoa chỉ nên giới hạn trong vòng 1 trang A4. Điều quan trọng nhất là sau khi đọc xong phần dẫn nhập, người đọc biết được tầm quan trọng của nghiên cứu, và tại sao tác giả làm nghiên cứu. Được như thế thì có thể xem như tác giả đã “đạt” được một mục tiêu của mình: đó là làm cho người đọc phải đọc phần kế tiếp (phần Phương pháp).

Não lòng với Hiến pháp

Theo blog Hoàng Xuân Phú

Quan càng chậm hiểu

Dân càng khổ lâu

Bài 1:Hiến pháp 2013 – Sửa nhầm hay đổi thiệt? 

Bài 2:Hiến pháp vi hiến 

Bài 3: Bắt mạch hiến… nháp

“Thưa Quốc hội, bây giờ là cái thời khắc lịch sử quan trọng đã đến rồi. Mỗi vị đại biểu Quốc hội của chúng ta sẽ thực hiện ý chí, nguyện vọng của toàn dân, để thay mặt toàn dân quyết định thông qua cái bản Hiến pháp này, bản Hiến pháp như tôi báo cáo là đã thể hiện được ý Đảng, lòng dân. Chúng ta sẽ biểu quyết toàn văn cái… cái dự thảo đã được trình bày. Bây giờ xin đề nghị phòng máy chuẩn bị… phòng máy chuẩn bị thật chu đáo, máy móc thật là thông suốt. Xin mời các vị đại biểu Quốc hội biểu quyết.”

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vừa dứt lời, ống kính truyền hình của VTV1 đảo chiều, quay về phía gần năm trăm đại biểu Quốc hội. Sau khi đặc tả mấy cánh tay vươn ra bấm nút, ống kính trở lại với hình ảnh của ông Chủ tịch. Gọi là “giám sát trực tiếp”, nhưng người xem truyền hình chỉ thấy ông đăm chiêu nhìn vào laptop, rồi quay sang dán mắt theo dõi một thiết bị truyền tin khác. Điều gì khiến Chủ tịch Quốc hội phải căng thẳng như vậy?

Trên màn hình VTV1 bỗng hiện ra bảng thông báo “KẾT QUẢ BIỂU QUYẾT” tại thời điểm 00:36, tức là lúc thời gian bấm nút biểu quyết chỉ còn 36 giây. Lúc ấy đã có 477 người “THAM GIA” biểu quyết, trong đó 453 người biểu quyết “TÁN THÀNH”, 3 người biểu quyết “KHÔNG TÁN THÀNH”, và 21 người… “KHÔNG BIỂU QUYẾT”?

Thế nào gọi là “KHÔNG BIỂU QUYẾT”? Rõ ràng 21 người ấy đã bấm nút, tức là “có biểu quyết”, nên 453 cộng 3 cộng 21 mới bằng 477. Vốn dĩ, tiếng Việt thường gọi thứ ấy là “phiếu trắng”. Tại sao Quốc hội lại đẻ ra cái tên kỳ khôi, gọi “có”“không”? Đơn giản như vậy mà còn sai, thì còn cái gì đáng tin nữa? Vì cách gọi phi lý ấy, mà báo Tuổi trẻ dật tít “Tại sao đại biểu Dương Trung Quốc không bấmnút?” (mặc dù ông ấy đã bấm nút).

Một giây sau, thêm một người “THAM GIA”, nhưng số “phiếu trắng” đột ngột giảm bớt 3, chỉ còn 18. Rồi một giây nữa trôi qua, số người “THAM GIA” vẫn là 478, nhưng số “KHÔNG TÁN THÀNH” tụt xuống 2 và số “phiếu trắng” tụt xuống 16. Tại thời điểm 00:30, đã có 482 người “THAM GIA”, số “KHÔNG TÁN THÀNH” vẫn là 2 và số “phiếu trắng” giảm xuống 13. Có lẽ không muốn khán giả truyền hình tiếp tục chứng kiến cái diễn biến kỳ cục ấy, nên ống kính truyền hình quay về phía các đại biểu Quốc hội, phần lớn cũng đang căng thẳng như ông Chủ tịch.

Bảng thông báo “KẾT QUẢ BIỂU QUYẾT” hiện hình trở lại khi còn 4 giây, vào thời điểm 00:04. Lúc đó, số người “THAM GIA” đạt mức cực đại là 488, số “KHÔNG TÁN THÀNH” đạt mức cực tiểu là 0, và số “phiếu trắng” chỉ còn là 3. Cuối cùng, khi thời gian bấm nút kết thúc, số “phiếu trắng” tiếp tục giảm đi 1 và dừng lại ở con số 2. (Xem thông tin chi tiết trong Bảng 1.)

Thời gian còn lại (phút:giây) Tham gia biểu quyết Tán thành Không tán thành Phiếu trắng
Số người % tổng số ĐBQH Số người % tổng số ĐBQH Số người % tổng số ĐBQH Số người % tổng số ĐBQH
00:36 477 95,78% 453 90,96% 3 0,60% 21 4,22%
00:35 478 95,98% 457 91,77% 3 0,60% 18 3,61%
00:34 478 95,98% 460 92,37% 2 0,40% 16 3,21%
00:31 481 96,59% 465 93,37% 2 0,40% 14 2,81%
00:30 482 96,79% 467 93,78% 2 0,40% 13 2,61%
00:04 488 97,99% 485 97,39% 0 0,00% 3 0,60%
00:00 488 97,99% 486 97,59% 0 0,00% 2 0,40%

Bảng 1: Kết quả biểu quyết Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 – Ngày 28/11/2013

Nghĩa là, trong khi số người “THAM GIA” biểu quyết tăng dần, thì số “KHÔNG TÁN THÀNH” và số “phiếu trắng” lại giảm dần. Phải chăng, trước khi hiện hình tại thời điểm 00:36 thì số người biểu quyết “KHÔNG TÁN THÀNH” còn cao hơn 3 và số “phiếu trắng” cao hơn 21, khiến ông Chủ tịch Quốc hội và nhiều vị căng thẳng?

Nở nụ cười mãn nguyện, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dõng dạctuyên bố:

“Thưa Quốc hội, với sự giám sát trực tiếp của đồng bào cử tri cả nước, Quốc hội chúng ta đã tiến hành biểu quyết thông qua Hiến pháp với kết quả như sau. Tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết 488 đại biểu, bằng 97,99% tổng số đại biểu Quốc hội. Số đại biểu Quốc hội tán thành 486, bằng 97,59% tổng số đại biểu Quốc hội. Không tán thành 0. Không biểu quyết 2. Như vậy bây giờ xin mời Quốc hội đứng dậy để chúng ta chào mừng cái bản Hiến pháp mới. Dành vỗ tay thật dài.”

Và tràng “vỗ tay thật dài” của gần năm trăm vị đại biểu Quốc hội vào sáng ngày 28/11/2013 đã khép lại cái chương có một không hai trong lịch sử lập hiến của chế độ.

Từ đó đến nay đã nhiều tháng trôi qua, đủ để ta bình tâm nhìn lại, mà cùng nhau trao đổi nhằm rút ra những bài học cần thiết. Muốn khắc phục thực trạng đáng buồn và tìm ra con đường dẫn tới tương lai, thì buộc phải nhìn nhận nghiêm khắc và đánh giá thỏa đáng các sai lầm đã và đang vấp phải. Bài này cùng ba bài đã công bố (“Hiến pháp 2013 – Sửa nhầm hay đổi thiệt?”, “Hiến pháp vi hiến”“Bắt mạch Hiến… nháp”) được viết ra với mục đích đó.

Xin kính dâng Tổ quốc và Đồng bào bốn bài viết về Hiến pháp 2013, đọng lại sau những tháng ngày trăn trở, ấp ủ cho tình yêu hiện thân qua trách nhiệm cùng hành động.

Bài viết được chia thành 7 phần như sau:

Phần 1 (Hạ màn dân chủ) điểm lại một số nét đáng chú ý của quá trình lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Phần 2 (Phớt lờ khúc mắc) lược thuật một số ý kiến đóng góp quan trọng, song không được phía cầm quyền chấp nhận.

Phần 3 (Xuất chiêu phút chót) bàn về hai thủ thuật khác thường được tung ra vào giai đoạn cuối nhằm đoạt tỷ lệ tán thành gần như tuyệt đối.

Phần 4 (Thực trạng Hiến pháp) trao đổi về chất lượng của Hiếp pháp 2013.

Phần 5 (Kẻ thua người thắng) đánh giá cái mất, cái được của các bên liên quan.

Phần 6 (Lỗi chung ai gánh?) nhận định về trách nhiệm của bộ máy lập hiến đối với các sai lầm tồn tại trong Hiếp pháp 2013.

Phần 7 (Tâm tư đọng lại) bày tỏ suy tư và nguyện vọng của người viết.

  1. Hạ màn dân chủ

“Đang yên đang lành”, ai lo việc nấy. Có quyền thì tha hồ thao túng quyền lực, vơ vét càng nhiều thì càng lên cơn khát; thỉnh thoảng lại la lối về “thế lực thù địch”, cứ như thể “thế lực tham nhũng” mới là chốn an lành để người người nương tựa. Phận dân thì an phận, quanh năm côi cút làm ăn, chẳng mấy ai dại dột mà dây dưa đến chuyện chính trị. Thành thử, nếu vẫn tiếp tục kiên định, duy trì Hiến pháp 1992, thì có lẽ đã không “thành chuyện”. Đằng này, Quốc hội lại “tự diễn biến”, ban hành Nghị quyết số06/2011/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung Hiếnpháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vào ngày 6/8/2011.

1.1.

Giữ nguyên như cũ cũng chẳng hề hấn gì, thì sao phải sửa? Hiến pháp luôn thừa nhận quyền tự do lập hội, không hiến định rằng chế độ này là độc đảng, nhưng nếu bàn đến chuyện đa đảng thì bị chụp mũ, nhẹ thì bị quy là “thoái hóa biến chất”, nặng thì bị kết là “phản động”. Hiến pháp luôn thừa nhận quyền tự do ngôn luận, nhưng nếu phê phán hay tố cáo giới cầm quyền thì dễ bị chù úm, thậm chí có thể bị tống vào tù ngục vì tội “chống chế độ”. Hiến pháp luôn thừa nhận quyền tự do hội họp, biểu tình, nhưng nếu thực thi quyền ấy, dù chỉ để phản đối thế lực ngoại bang bức hại đồng bào ngư dân, thì cũng bị ngăn cấm, thậm chí bị đàn áp. Hiến pháp không đóng nổi vai trò kiểm soát quyền lực Nhà nước và kiềm chế bộ máy cầm quyền để bảo vệ người dân, mà hay bị lạm dụng để hại người dân một cách “hợp pháp”. Dù Hiến pháp viết gì, thì giới cầm quyền vẫn cứ lộng hành và người dân vẫn bị áp bức. Vậy thì sửa làm gì cho tốn công, tốn của?

1.2.

Nếu thích sửa đổi thì cứ sửa đổi, thích bổ sung thì cứ bổ sung. Phân chia lại quyền hạn của mấy ghế trên “thiên đình” chỉ là chuyện nhỏ. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) quyết rồi, thì Quốc hội giơ tay là xong. Cứ tiến hành trong nội bộ theo thông lệ, việc gì phải làm cho lớn chuyện? Thế nhưng, ngày 3/12/2012 Quốc hội ban hành Nghị quyết số 38/2012/QH13 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Điều 7 Nghị quyết số 38/2012/QH13 quy định:

“Thời gian lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 bắt đầu từ ngày 02 tháng 01 năm 2013 và kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2013.”

Ba tháng hiển nhiên là quá ngắn. Thực tế còn ngắn hơn nữa, vì khoảng thời gian ấy chứa trọn “tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Riêng kỳ nghỉ lễ Tết 2013 của công chức, viên chức đã được ấn định là 9 ngày liên tục, từ 9/2/2013 đến hết ngày 17/2/2013.

Song thời hạn quá ngắn ngủi chẳng khiến các nhà tổ chức phải vội vàng. Tận ngày 8/1/2013 (tức là một tuần sau khi phải bắt đầu “lấy ý kiến…”), Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 mới triệu tập “Hội nghị toàn quốc triển khai việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”. Rồi mới tập huấn cán bộ tổ chức cấp tỉnh thành, cấp quận huyện, cấp phường xã… Thế thì còn lại bao nhiêu ngày để lấy ý kiến, để phân tích và tổng hợp ý kiến?

Ấy vậy mà họ vẫn công bố là đã “tiếp nhận khoảng 15 triệu lượt ý kiến đóng góp”, và “tính đến ngày 25/3, Bộ Tư pháp, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo, đã nhận được 29/30 báo cáo kết quả lấy ý kiến của các Bộ, ngành, 59/63 báo cáo kết quả lấy ý kiến của các địa phương”. Quả là công nghệ tổ chức siêu việt. Chưa biết chừng, nội dung tổng hợp ý kiến góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã hòm hòm trong đầu một số nhà tổ chức, ngay từ khi chưa có ai góp ý. Cũng giống như việc lãnh đạo tỉnh nọ đã lên ô tô ra Trung ương xin cứu trợ, mang theo bản báo cáo tổng hợp về hậu quả nặng nề của cơn bão, khi bão còn chưa kịp đổ bộ vào đất liền.

“Hội nghị toàn quốc triển khai việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992” vào sáng ngày 8/1/2013 đã được truyền hình trực tiếp. Nhờ thế, người xem truyền hình hôm đó có dịp được chứng kiến một cuộc họp cấp trung ương mà như thể họp phường. Chủ tọa Nguyễn Sinh Hùng phải “đề nghị…” nhiều lần mà hội nghị vẫn chưa thể bắt đầu. Trong bốn vị được chọn để phát biểu đại diện cho các tỉnh thành, thì một vị chỉ nói được vài câu, giải thích rằng chuẩn bị nhầm diễn văn, vì tưởng đó là hội nghị góp ý nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Ba vị kia cũng chỉ phát biểu rất ngắn. Đặc biệt, có hai vị kiến nghị mở rộng diện lấy ý kiến Ơ hay, đã gọi là “lấy ý kiến nhân dân” thì còn sót ai nữa đâu, mà phải mở rộng? Hay phải chăng, ngoài thông tin được công bố công khai, còn có chỉ thị ngầm nào đó hạn chế đối tượng “lấy ý kiến”?

1.3.

Theo “Báo cáo tổng hợp ý kiến nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (Đợt 2: từ ngày 06 tháng 03 đến ngày 26 tháng 03 năm 2013)”, đã có 4.356.738 người tham gia góp ý, tức là bằng khoảng 91% tổng số cử tri của thành phố này vào thời điểm bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII (5/2011). “Ngạc nhiên chưa?” Đặc biệt, “có 96,27% người dân góp ý kiến là đồng ý với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992″. Hai thông tin này nói lên nhiều điều.

Một bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp với 124 điều, khoảng 13.800 chữ, nội dung phức tạp đến mức tiến sĩ luật học miệt mài nghiên cứu hàng tuần, đại biểu Quốc hội gắng đọc hàng tháng cũng chưa chắc đã hiểu hết ý tứ và hậu quả của các điều khoản. Vậy mà sau mươi phút, hay sau một đêm ngủ kỹ, hàng triệu người dưới mức “i tờ” về hiểu biết pháp luật đã thản nhiên cầm bút ghi là “đồng ý với toàn văn Dự thảo”. Điều đó không chỉ phản ánh sự vô trách nhiệm công dân, mà cả nỗi sợ cường quyền đã tràn ngập mọi hang cùng ngõ hẻm, khiến người người tê liệt, chỉ còn biết hành động như cái máy, chấp hành mọi mệnh lệnh phi lý của nhà cầm quyền.

Dân Việt không hèn, điều đó đã được chứng tỏ trong bao cuộc chiến tranh. Vậy mà hàng triệu người lại run rẩy, phải nhắm mắt ký bừa vào một văn bản mà mình không hề đọc, có đọc thì chưa chắc đã hiểu, và có thể nó còn có hại cho chính bản thân. Vì sao, nếu đó không phải là thành quả của kỹ nghệ thống trị và thủ pháp “lấy ý kiến nhân dân” đã và đang được vận dụng? Với đối tượng (tức người góp ý và văn bản cần được góp ý) như vậy, mà tung ra “Phiếu lấy ý kiến nhân dân thành phố Hồ Chí MInh về dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992” với phương án lựa chọn đầu tiên là Đồng ý với toàn văn Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992″, rồi dùng kết quả thu được để chứng minh sự đồng thuận của Nhân dân, thì điều đó cũng đủ cho thấy sự tệ hại trong khâu tổ chức, nếu không tệ về tâm thì cũng tệ về tầm nhận thức. Tổ chức tệ hại, thì làm sao tránh được kết quả tệ hại?

Kết quả “96,27% người dân góp ý kiến là đồng ý” với toàn văn bản Dự thảo Hiến pháp ngoài tầm hiểu biết cho thấy: Kết quả “lấy ý kiến nhân dân” và kết quả bầu cử do bộ máy cầm quyền này tổ chức không đáng tin cậy! Khi giả dối đã trở thành bản năng, ngụy tạo đã trở thành công nghệ, thì với bất cứ nội dung nào, họ cũng thừa sức để có được kết quả như ý, là “đại đa số Nhân dân đều nhất trí tán thành”. Những người cổ động cho việc “phúc quyết toàn dân” hay “trưng cầu dân ý” nên lưu ý đến thực trạng này, tránh ép nhà cầm quyền tiêu tốn tiền của Dân để hợp lý hóa những điều sai trái.

Nắm chắc phần thắng trong tay, nhưng thế lực cầm quyền vẫn cương quyết không chấp nhận phúc quyết Hiến pháp, mặc dù chi phí thời gian và tiền của để tổ chức “phúc quyết” ít hơn hẳn so với việc tổ chức “lấy ý kiến…”, và “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp” vốn là cam kết long trọng của chế độ này (tại Điều thứ 21 Hiến pháp 1946) khi mới ra đời. Vì sao? Phải chăng, từ trong sâu thẳm, thế lực đương quyền quyết tâm phủ nhận quyền của Nhân dân đối với việc lập hiến, và không thể chấp nhận trên thực tế rằng Nhà nước này “của Nhân dân”“tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”?

Điều đơn giản mà họ không nhận ra nổi, là cái thủ đoạn ngụy tạo đã làm hại chính bản thân họ. Nếu toàn quốc cũng tương tự như Thành phố Hồ Chí Minh, có 96,27% người dân góp ý kiến là đồng ý với toàn văn Dự thảo…”, tương đương với khoảng 96,27% x 91% = 87,61% tổng số cử tri, thì họ không được thay đổi văn bản Dự thảo ấy nữa, vì nếu thay đổi thì làm trái ý đa số cử tri. Trên thực tế, họ vẫn tiếp tục sửa đổi, chưa bàn đến nội dung cụ thể, thì số chữ giảm 4,35%, từ khoảng 13.800 chữ trong bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được đăng tải để lấy ý kiến nhân dân, xuống còn 13.200 chữ trong bản Hiến pháp cuối cùng được thông qua.

Để thấy được mức độ hoang đường của “Báo cáo tổng hợp ý kiến nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”, nên đọc kết quả khảo sát của Chương trình Pháp triển Liên Hợp Quốc (UNDP), được công bố trong ấn phẩm “Chỉ số công lý” tại Hà Nội vào tháng 7 năm 2013. Theo đó,

“Ở thời điểm Quốc hội đang bàn thảo về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, tại kỳ họp 5 Quốc hội XIII, có tới 42,4% người được phỏng vấn “không từng nghe” hoặc “không biết” về Hiến pháp. Trong số những người nhận là có biết về Hiến pháp, 23% không biết về quá trình xem xét sửa đổi Hiến pháp đang diễn ra.”

Lưu ý rằng kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII diễn ra từ ngày 20/5/2013 đến ngày 21/6/2013, tức là gần hai tháng sau khi đợt lấy ý kiến Nhân dân kết thúc với “thành công rực rỡ”. Nếu vận dụng số liệu chung của UNDP cho Thành phố Hồ Chí Minh, thì nhiều nhất là chỉ có khoảng (100% – 42,4%) x (100% – 23%) = 44,35% người dân vừa “từng nghe hay có biết về Hiến pháp”, vừa “có biết về quá trình xem xét sửa đổi Hiến pháp đang diễn ra”. Vậy thì bằng cách nào để có 91% tổng số cử tri tham gia góp ý và 87,61% tổng số cử tri “đồng ý với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp”?

1.4.

Ngày 6/3/2013 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ký Công thư khẩn số 250/UBDTSĐHP, trong đó viết rằng:

“Kể từ sau ngày 31/3/2013 cho đến thời điểm 30/4/2013 và cho đến 30/9/2013 trước khi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được trình Quốc hội thông qua, nhân dân vẫn tiếp tục đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.”

Tức là, về hình thức, thời hạn góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp được gia hạn thêm 6 tháng.

Còn về thực chất thì thế nào? Sau bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được đăng tải để lấy ý kiến nhân dân từ ngày 2/1/2013, thì còn mấy bản Dự thảo thay thế khác được ra đời. Ví dụ như bản “Dự thảo tiếp thu, chỉnh lý trên cơ sở ý kiến của nhân dân trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIII (ngày 17/5/2013)”. Nhưng không thấy báo chí chính thống đăng tải, cũng không thấy bộ máy tổ chức “lấy ý kiến nhân dân” in ra để phân phát cho người dân. Chẳng nhẽ dân lại ngây ngô thêm 6 tháng, góp ý cho cái bản dự thảo được đăng tải để lấy ý kiến Nhân dân, nhưng đã bị bỏ đi, hay sao?

Nếu góp ý cho bản mới hơn, thời sự hơn, thì là bản đề ngày 17/5/2013 hay bản sau đó? Lấy đâu ra mấy bản đó để mà đọc, mà góp ý? Liệu “xía vô” mấy văn bản dự thảo không được công khai trên báo chí, và cũng không được chính quyền phân phát, thì có bị kết vào tội làm lộ bí mật nhà nước, chiếm đoạt bí mật nhà nước hay không?

Khi viết những mấy bài về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, tôi muốn trích dẫn nguồn internet gần “gốc” nhất, tức Dự thảo được đăng trực tiếp trên trang mạng của Quốc hội. Nhưng tìm kiếm mãi vẫn không thấy tung tích. Một ngày nọ lần mò đến được trang mạng Dự thảo Online – Nơi các cử tri cùng các đại biểu Quốc hội xây dựng luật. Nhưng, ngay giữa thời gian đang lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, lần nào vào trang chủ của website ấy cũng không tìm được thông tin về nó.

Toàn bộ tin tức, tư liệu trên website được phân thành các mục “Trang chủ”, “Dự thảo luật”, “Dự thảo pháp lệnh”, “Dự thảo nghị quyết”, “Tin tức lập pháp”, “Chương trình lập pháp”, “Thảo luận chính sách”“Trợ giúp”. Không hề có mục dành cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp! Dùng công cụ “Tìm kiếm dự thảo” của website ấy cũng không thể tìm được Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, vì khi tìm kiếm thì chỉ có thể lựa chọn giữa ba thể loại “Dự thảo luật”, “Dự thảo pháp lệnh”“Dự thảo nghị quyết”. Mãi sau này, khi vào mục “Dự thảo nghị quyết” để tra cứu “Nghị quyết sửa đổi, bố sung Hiến pháp năm 1992”, thì chẳng thấy nội dung nghị quyết đâu, mà ẩn sâu trong mục “Toàn văn dự thảo” tại đó lại là nội dung toàn văn của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Thử hỏi, những người quan tâm đến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhưng không có đủ kiên trì và kinh nghiệm tìm kiếm trên internet, thì có thể lần mò đến chỗ cất dấu kín đáo ấy hay không? Nếu chẳng có được bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp mới nhất, thì có thể tận dụng 6 tháng được “ban thêm” để góp ý hay không? Tại sao lại “chơi ú tìm” với Nhân dân như vậy?

Quốc hội lập ra trang mạng Dự thảo Online, để làm “Nơi các cử tri cùng các đại biểu Quốc hội xây dựng luật”, trong đó trình bày rõ ràng mọi dự thảo thuộc loại “Dự thảo luật”, “Dự thảo pháp lệnh”“Dự thảo nghị quyết”. Thế nhưng lại xử sự “kín đáo” với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, không hề dành cho nó một mục riêng, mặc dù Điều 4 Nghị quyết số 38/2012/QH13 đã viết rõ, rằng:

“Các hình thức lấy ý kiến nhân dân bao gồm: …

  1. c) Thông qua Trang thông tin điện tử của Quốc hội htttp://duthaoonline.quochoi.vn và các phương tiện thông tin đại chúng.”

(Xin lưu ý rằng Nghị quyết số 38/2012/QH13 viết sai tên địa chỉ, “htttp” thay vì “http”, nên nếu tin tưởng và làm theo Nghị quyết thì không thể truy cập được vào đấy.) Điều đó cho thấy thực chất Quốc hội coi trọng ý kiến của Nhân dân góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đến mức nào.

1.5.

“Nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả.” Đó là khẳng định của ông Phan Trung Lý, Trưởng Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (tại cuộc họp báo triển khai thực hiện việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 vào chiều 29/12/2012).

Tuyên bố nổi tiếng ấy của vị Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội khiến dư luận sững sờ. Bao trái tim hồn nhiên bỗng dồn nhịp hy vọng. Song những khối óc chai sạn theo thời gian đã trở nên miễn… tin vào thực tâm tôn trọng dân chủ của nhà cầm quyền. Không phải đợi lâu, chưa đầy hai tháng sau, Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng đã làm rõ trắng đen:

“Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Chứ gì nữa? Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy. Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? Tham  gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì…ì? Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này.”

Đề nghị “bỏ Điều 4 Hiến pháp”, “đa nguyên đa đảng”“tam quyền phân lập” không phải là những ý kiến dị thường, mà chỉ nhằm giúp cho Hiến pháp Việt Nam tiến tới hòa nhập với cộng đồng các hiến pháp lành mạnh trên Thế giới. Hiển nhiên, những trao đổi ấy hoàn toàn phù hợp với bối cảnh góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Phải có tư tưởng chính trị khỏe khoắn và hiểu biết tương ứng thì mới đưa ra được những đề nghị ấy. Phải có đạo đức và lối sống vì Tổ quốc, vì Nhân dân thì mới vượt qua nỗi sợ, bất chấp nguy hiểm để công khai đề nghị như thế.

Vậy mà “các luồng ý kiến” ấy lạicó thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”, khiến Tổng Bí thư ĐCSVN phải chỉ thị “các đồng chí quan tâm xử lý cái này”. Riêng điều đó cũng đủ để chỉ ra, các ngài ấy có thực tâm muốn Nhân dân góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp hay không.

  1. Phớt lờ khúc mắc

Nhà cầm quyền đã kêu gọi góp ý và đã nhận được nhiều ý kiến góp ý. Vậy họ tiếp thu đến mức nào?

2.1.

Ngay cả trong nội bộ của đảng cầm quyền, việc lấy ý kiến đảng viên cũng chỉ là hình thức. Ngay cả trong nội bộ của các nhà quản lý hay các nhà khoa học, khi lấy phiếu tín nhiệm để chọn cán bộ lãnh đạo cơ quan cũng còn dấu kín kết quả. Vậy thì làm sao có thể thành tâm lấy ý kiến góp ý của mấy chục triệu thường dân?

Những cuộc “lấy ý kiến nhân dân” đã được tổ chức không nhằm “lấy”, mà để “cho” người dân niềm tin, để “nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức…” và để “tạo sự đồng thuận của nhân dân”, như được viết trong Điều 2 (về “Mục đích của việc tổ chức lấy kiến nhân dân”) của Nghị quyết số 38/2012/QH13. Những màn trình diễn như vậy thường được gọi một cách mĩ miều là “sinh hoạt chính trị”, vừa để tô điểm cho chế độ, vừa đẩy dân chúng vào hoàn cảnh phải tham gia học tập chính trị.

Thực ra, việc “lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp” quả là cần thiết. Lý do là phải hỏi ý kiến của chủ nhân Hiến pháp – đó chính là Nhân dân. Mục đích là để hoàn thiện Hiến pháp, để Hiến pháp thể hiện đúng ý muốn của chủ nhân. Nhưng khi thế lực cầm quyền không thực tâm coi Nhà nước và Hiến pháp là của Nhân dân, thì khó có thể hy vọng rằng họ sẽ thành tâm “lấy ý kiến Nhân dân”.

2.2.

Để Hiến pháp thực sự là của Nhân dân, phản ánh đúng ý chí và nguyện vọng của đa số người dân, thì không thể chỉ “lấy ý kiến Nhân dân” về hành văn hay lỗi chính tả, cũng không thể đơn giản “phúc quyết cả gói”, mà phải để toàn dân biểu quyết cụ thể từng điểm then chốt. Ví dụ:

  • Có chấp nhận hay không mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
  • Có chấp nhận hay không việc hiến định quyền lãnh đạo đương nhiên và vĩnh viễn của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội?
  • Có chấp nhận hay không việc hiến định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”?

Ở các nước dân chủ thì không cần phải biểu quyết những nội dung này, đơn giản vì chúng không thể xuất hiện trong hiến pháp của họ. Chính vì chúng quá bất thường, nên càng cần được biểu quyết toàn dân về từng điểm, nếu muốn ghi vào Hiến pháp của Nhân dân.

Có nhiều nội dung của Hiến pháp cần được thảo luận kỹ càng và đem ra biểu quyết toàn dân. “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992” (thường được gọi tắt là “Kiến nghị 72”, do 72 người ký tên trực tiếp trên văn bản) đã đề xuất một số ý kiến cụ thể. Nó được một đoàn đại biểu gồm 16 nhân sĩ trí thức trao trực tiếp cho ông Lê Minh Thông (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992) vào ngày 4/2/2103 tại trụ sở 37 Hùng Vương, Hà Nội.

Nhiều kiến nghị, ý kiến trao đổi đa chiều được tập hợp trên trang mạng “Cùng Viết Hiến Pháp”. Đặc biệt, bên cạnh Tuyển chọn những bài đáng lưu ý đã đăng, còn có Tổng hợp ý kiến khảo sát của 3.122 người, được thu thập từ ngày 1/3/2013 đến ngày 20/3/2013. Kết quả trả lời của 8 trong số 30 câu hỏi khảo sát từ đấy được trình bày ở Bảng 2. Theo đó, 82,3% cho rằng nên bỏ quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân” và 86,8% cho rằng không nên đưa vào Hiến pháp quy định về quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Câu hỏi Trả lời:nên Trả lời:Không nên
Câu 5: Có nên điều khoản giới hạn quyền con người trong Hiến pháp hay không? 9,8% 80,6%
Câu 10: Có nên bỏ quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân không? 82,3% 10,6%
Câu 11: Có nên đưa vào Hiến pháp quy định về quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hay không? 6,4% 86,8%
Câu 16: Hiến pháp có nên quy định các lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam và bảo vệ Đảng không? 8,4% 91,6%
Câu 19: Có nên quy định trong Hiến pháp cơ chế phân chia quyền lực nhà nước thành quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp hay không? 92,5% 2,0%
Câu 21: Có nên thành lập cơ quan bảo vệ Hiến pháp không? 88,2% 5,3%
Câu 23: Có nên đưa vào Hiến pháp nguyên tắc “Nhà nước chỉ được làm những gì Hiến pháp và luật cho phép. Nhân dân được làm tất cả những gì Hiến pháp và luật không cấm” không? 85,2% 7,0%
Câu 26: Có nên đưa Dự thảo Hiến pháp 2013 ra trưng cầu dân ý không? 89,7% 3,8%

Bảng 2: Tổng hợp ý kiến khảo sát trên trang Cùng viết Hiến pháp

Ngoài ra, còn có Câu 25: “Nếu được bỏ một điều trong Hiến pháp thì bạn bỏ điều gì?” Kết quả thu được là:

63,19% đề nghị bỏ quy định về sự lãnh đạo của ĐCSVN,

12,18% đề nghị bỏ quy định về hạn chế quyền con người,

11,24% đề nghị bỏ quy định về sự trung thành của lực lượng vũ trang với ĐCSVN,

8,27% đề nghị bỏ quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân.

Có thể ai đó cho rằng các chủ nhân trang mạng ấy chỉ muốn thể hiện quan điểm một chiều, chống lại quan điểm chính thống của nhà cầm quyền. Không phải như vậy! Động cơ xây dựng và thái độ khách quan, mềm mỏng được thể hiện rõ trong bản tuyên bố “Một số ý kiến về việc sửa đổi Hiến pháp”, do 8 người tham gia làm trang mạng “Cùng Viết Hiến Pháp” (Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Ái Cần, Vũ Công Giao, Trần Kiên, Bùi Đức Lại và Nguyễn Xuân Long) cùng ký tên và công bố ngày 30/3/2013. Ví dụ, về Điều 4, họ đã viết như sau:

“Chúng tôi cho rằng việc bổ sung Điều 4 vào Hiến pháp 1980 nói về sự lãnh đạo của Đảng là không thực sự cần thiết, nhưng đã là một thực tế lịch sử. Chúng tôi cũng cho rằng trong hoàn cảnh hiện tại, việc bỏ Điều 4 có thể dẫn đến những hậu quả chưa thể lượng định đối với tiến trình phát triển trong ổn định của đất nước…”

2.3.

Thực ra, điều quan trọng nhất, đáng bàn nhất không phải là Điều 4, mà là: Nhà cầm quyền có thực sự tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp hay không?

Nếu Hiến pháp chỉ đóng vai trò “hàng mã”, để mê hoặc, hù dọa và thống trị muôn dân, nhưng lại bị chính nhà cầm quyền coi thường và tùy tiện chà đạp, thì phí công bàn đến nội dung của nó để làm gì?

Một số người đề nghị thành lập cơ quan bảo vệ Hiến pháp (gọi tắt là “bảo hiến”). Tên gọi này nghe chừng không ổn, vì Hiến pháp là công cụ để bảo vệ Nhân dân và Nhà nước, chứ không phải là đối tượng để được bảo vệ. Nhưng ngay cả cái đích khiêm tốn ấy cũng không được chấp nhận, và cuối cùng chỉ xuất hiện ở dạng “hoãn binh” tại Điều 119 Hiến pháp 2013: “Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.”

Cái mà ta cần có, nhằm góp phần đảm bảo rằng mọi điều khoản của Hiến pháp đều được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh, là Tòa án Hiến pháp. Chức năng của nó là giám sát việc thi hành Hiến pháp, chỉ dựa trên văn bản Hiến pháp để phán quyết chuyện đúng sai của các luật và văn bản quy phạm pháp luật, của các quyết định và chính sách do bộ máy quản lý nhà nước ban hành… Nếu điều nào đó bị Tòa án Hiến pháp phán quyết là sai, thì phải sửa, sửa không được thì phải hủy bỏ, chứ tác giả không hề bị giam vào tù ngục. Còn có gì nhẹ nhàng hơn thế?

Nếu thực tâm coi trọng Hiến pháp, muốn nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, thì chẳng có lý do gì để phản đối việc thành lập Tòa án Hiến pháp. Thậm chí còn phải biết ơn chân thành, vì nó giúp ta tránh được vi phạm Hiến pháp. Khi chỉ định làm điều tử tế, thì không sợ phán xử công bằng, bởi “cây ngay không sợ chết đứng”. Nếu có sơ suất phạm phải sai lầm, thì cũng chỉ là chuyện thường tình, Tòa án Hiến pháp phán sai thì sửa là xong.

Trong chế độ độc đảng lãnh đạo thì càng an toàn hơn. Lãnh đạo ĐCSVN quyết định nội dung Hiến pháp, sinh ra “Hiến pháp như ý”, nên việc giới cầm quyền chấp hành nó cũng chẳng quá khó. Hơn nữa, trong thể chế do ĐCSVN lãnh đạo triệt để và toàn diện, các chánh án và các thẩm phán đều do đảng chỉ định và “dẫn dắt”, thì tòa án khó có thể ra phán quyết bất lợi đối với lãnh đạo đảng. Vậy thì còn gì để e ngại?

Hợp lý và an toàn như vậy, mà vẫn cương quyết chống lại việc thành lập Tòa án Hiến pháp, thì vì sao? Phải chăng vì ý định túc trực làm trái Hiến pháp?

Chừng nào nhà cầm quyền còn không chịu chấp nhận thành lập Tòa án Hiến pháp, thì chừng ấy họ không có ý định tôn trọng và tuân theo Hiến pháp, nên Hiến pháp viết gì cũng vô ích, và việc thảo luận về nội dung Hiến pháp chỉ mang ý nghĩa thể thao trí tuệ mà thôi.

2.4.

Đã có nhiều bài viết đầy tinh thần trách nhiệm và nhiều ý kiến tâm huyết được công bố. Cả những người đã từng đảm nhận những cương vị rất cao trong bộ máy nhà nước cũng tham gia. Cả những vị lão thành cách mạng gần một trăm tuổi như Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh cũng lên tiếng. Nhưng nhà cầm quyền đều bỏ ngoài tai.

Rõ ràng là không thể thuyết phục được thế lực cầm quyền rời bỏ những tư duy cố hữu để chấp nhận xây dựng ngay một bản Hiến pháp tiến bộ. Cho nên, ngày 15/11/2013 những người khởi xướng và hưởng ứng “Kiến nghị 72” đã ra lời kêu gọi dừng việc thông qua Dự thảo Hiến pháp sửa đổi 2013, trong đó viết rõ:

Việc Quốc hội khóa XIII thông qua một bản hiến pháp như thế sẽ chỉ đẩy đất nước lún sâu hơn nữa vào tình trạng khủng hoảng và bế tắc, cướp đi cơ hội chuyển đổi một cách ôn hòa thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ, tạo điều kiện đẩy mạnh sự phát triển và bảo vệ Tổ quốc.”

“Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi các đại biểu Quốc hội khóa XIII, với tất cả lương tri và ý thức trách nhiệm của những người có danh nghĩa đại diện cho nhân dân, hãy nhìn thẳng vào thực trạng đất nước, lắng nghe những ý kiến tâm huyết đóng góp xây dựng hiến pháp, để có đủ dũng khí quyết định dừng việc thông qua Dự thảo hiến pháp sửa đổi và trả lại quyền lập hiến cho nhân dân.”

Nhiều người khác cũng đề nghị tương tự. Nhưng tất cả đều vô ích.

  1. Xuất chiêu phút chót

Thế lực cầm quyền cương quyết thông qua bằng được Dự thảo sửa đổi Hiến pháp vào thời điểm ấy. Không chỉ là thông qua, mà phải thông qua với tỷ lệ tán thành gần như tuyệt đối. Để chắc chắn đạt được mục tiêu, ngoài các thủ pháp sở trường, hai chiêu khác thường đã được xuất ra vào phút chót.

3.1.

Chiêu khác thường thứ nhấthủy bỏ phiên thảo luận cuối cùng ở hội trường về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được dự định vào ngày 18/11/2013. Đổi lại, theo Chương trình phiên họp ngày 18/11/2013 của Quốc hội khóa XIII, “Đại biểu Quốc hội góp ý trực tiếp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013) và ghi Phiếu xin ý kiến về một số vấn đề quan trọng còn ý kiến khác nhau.” Điều đó chứng tỏ những người điều khiển Quốc hội nhận thức được rằng Dự thảo vẫn còn cần được “góp ý”, và vẫn tồn tại một số vấn đề quan trọng còn ý kiến khác nhau”. Hơn nữa, không hề thiếu thời gian, thậm chí Quốc hội còn rút ngắn chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 6, bế mạc vào chiều 29/11, thay vì vào sáng 30/11 theo kế hoạch ban đầu. Vậy thì tại sao không tăng thêm một ngày thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, mà còn quyết định ngược lại, hủy bỏ nốt phiên thảo luận cuối cùng ở hội trường?

Đối với việc hoàn thiện và thông qua các dự thảo hiến pháp và luật, không hình thức nào khác có thể thay thế thảo luận tại cuộc họp toàn thể của Quốc hội. Việc chia nhỏ ra để thảo luận đồng thời ở các tổ chỉ phù hợp với mục đích tập huấn, nâng cao trình độ đại biểu, hay nhằm “chia để trị”, chứ không có lợi cho mục tiêu hoàn thiện bản thảo. Đáng buồn hơn, đã triệu tập nhau về Hà Nội, đã có kế hoạch thảo luận ở hội trường, mà lại hủy bỏ kế hoạch; thay vào đó không phải là thảo luận ở tổ, mà là “Góp ý trực tiếp vào Dự thảo”“ghi Phiếu xin ý kiến”, tức là mỗi người ngồi một nơi và dùng ngòi bút để thảo luận “trực tiếp” với… tờ giấy. Phải chăng, cách làm đó chỉ có ích khi muốn cô lập các đại biểuvô hiệu hóa các ý kiến trái chiều?

Để hoàn thiện dự thảo, những người lãnh đạo chủ chốt và những người tham gia viết dự thảo phải trực tiếp lắng nghe tất cả các ý kiến góp ý, và điều đó chỉ thực hiện được tại các phiên thảo luận ở hội trường. Không ai có thể tổng hợp đầy đủ và chính xác tất cả các ý kiến được trình bày ở tổ hay thông qua văn bản, để rồi báo cáo lại một cách khách quan cho họ. Vì vậy, việc hủy bỏ buổi thảo luận cuối cùng ở hội trường chứng tỏ thế lực cầm quyền không muốn nghe thêm các ý kiến góp ý.

Đối với các đại biểu Quốc hội, thảo luận ở hội trường cũng là hình thức tối ưu. Người nói thì được tất cả các đại biểu khác nghe, người nghe thì được nghe tất cả các ý kiến góp ý. Qua đó có thể tham khảo đầy đủ các quan điểm, mà hình thành hay hiệu chỉnh chính kiến của bản thân. Nếu thấy nhiều người khác cũng nghĩ giống như mình, thì đại biểu càng vững tin hơn để duy trì và bảo vệ chính kiến của mình. Phải chăng, đây chính là điều mà thế lực cầm quyền không muốn, nên mới hủy bỏ buổi thảo luận cuối cùng ở hội trường?

Đặc biệt, đối với cử tri, chỉ khi thảo luận ở hội trường thì họ mới có cơ hội chứng kiến đầy đủ các ý kiến thảo luận thông qua truyền hình hình trực tiếp. Phải chăng, đây cũng là điều mà thế lực cầm quyền muốn tránh?

3.2.

Chiêu khác thường thứ hai là thông qua Hiến pháp bằng cách “biểu quyết cả gói” (mà Chủ tịch Quốc hội gọi là “biểu quyết toàn văn”), và thu được kết quả như trong Bảng 1. Tại sao lại gọi “biểu quyết cả gói”“chiêu khác thường”? Bởi vì việc biểu quyết riêng rẽ một số điều còn “khúc mắc”, trước khi biểu quyết toàn bộ dự thảo, đã trở thành thông lệ trong hoạt động của Quốc hội. Tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII, trong thời gian từ ngày 25 đến ngày 29/11/2013, tức là trong cùng một tuần với thời điểm thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Quốc hội đã biểu quyết thông qua năm luật, và cả năm luật đều được biểu quyết riêng rẽ cho hai hoặc ba điều luật, trước khi biểu quyết toàn bộ luật, như được liệt kê trong Bảng 3. (Xem kết quả cụ thể trong các Bảng 6 – 9 tại Phụ lục I.)

Tên luật Luật số Ngày biểu quyết Các điều được biểu quyết riêng trước biểu quyết toàn bộ
Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 41/2013/QH13 25/11/2013 Điểu 9, Điều 74, Điều 75
Luật tiếp công dân 42/2013/QH13 25/11/2013 Điểu 10, Điều 18, Điều 20
Luật đấu thầu (sửa đổi) 43/2013/QH13 26/11/2013 Điểu 1, Điều 8
Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) 44/2013/QH13 26/11/2013 Điểu 1, Điều 5, Điều 7
Luật đất đai (sửa đổi) 45/2013/QH13 29/11/2013 Điểu 26, Điều 126, Điều 166

Bảng 3: Năm luật được Quốc hội biểu quyết thông qua trong thời gian 25 – 29/22/2013

Ví dụ, Luật đất đai số 45/2013/QH13 được biểu quyết thông qua vào sáng ngày 29/11/2013. Trước khi biểu quyết thông qua toàn bộ dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), Quốc hội đã biểu quyết riêng rẽ ba điều sau:

  • Điều 26 (quy định về những bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất),
  • Điều 126 (quy định về đất sử dụng có thời hạn),
  • Điều 166 (quy định về quyền chung của người sử dụng đất).

Kết quả cụ thể được tổng hợp trong Bảng 4.

Biểu quyết Tham gia biểu quyết Tán thành Không tán thành Phiếu trắng
Số người % tổng số ĐBQH Số người % tổng số ĐBQH Số người % tổng số ĐBQH Số người % tổng số ĐBQH
Điểu 26 469 94,18% 460 92,37% 4 0,80% 5 1,00%
Điều 126 466 93,57% 453 90,96% 8 1,61% 5 1,00%
Điều 166 469 94,18% 463 92,97% 2 0,40% 4 0,80%
Toàn bộ 473 94,98% 448 89,96% 20 4,02% 5 1,00%

Bảng 4: Kết quả biểu quyết Luật đất đai (sửa đổi) – Ngày 29/11/2013

Nếu vào website Dự thảo Online của Quốc hội, tại trang Toàn văn dự thảo của Luật đất đai (sửa đổi), ta sẽ thấy 9 bản dự thảo khác nhau. Còn tại trang lưu trữ Toàn văn dự thảo của Hiến pháp sửa đổi thì chỉ có 5 bản dự thảo. Điều đó cũng thể hiện việc sửa đổi Hiến pháp được Quốc hội coi trọng đến mức nào.

Ai cũng biết rằng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, được trình Quốc hội thông qua vào ngày 28/11/2013, vẫn còn chứa nhiều điều gây tranh cãi ở cả trong và ngoài Quốc hội, ví dụ như:

  • Điều 4 (quy định “Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”),
  • Điều 51 (quy định “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”),
  • Điều 53 (quy định “đất đai… là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”),
  • Điều 65 (quy định “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành… với Đảng…, có nhiệm… bảo vệ… Đảng…”).

Khi phát biểu mở đầu phiên họp thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng thừa nhận:

“Thưa đồng bào cử tri cả nước, chúng tôi cũng hiểu rằng một bộ phận, một số người thuộc các tầng lớp nhân dân chúng ta, ngay cả một số vị đại biểu Quốc hội của chúng ta cũng còn có những ý kiến khác.”

Hiến pháp là luật gốc, hiến định những vấn đề hệ trọng nhất, nên chứa đựng những vấn đề gai góc nhất của toàn bộ hệ thống văn bản pháp lý. Hơn nữa, Hiến pháp có ảnh hưởng quyết định đến tất cả các luật. Cho nên, càng phải thận trọng hơn, phải chi tiết hơn khi thảo luận và biểu quyết thông qua Hiến pháp, hay ít nhất cũng phải được như khi thông qua các luật. Vậy mà, trong cùng một thời gian, họ cho biểu quyết riêng rẽ một số điều khi thông qua năm luật, nhưng lại chỉ cho “biểu quyết cả gói” khi thông qua Hiến pháp. Vì sao?

Hai chiêu khác thường kể trên cho thấy, thế lực cầm quyền sẵn sàng làm mọi chuyện nhằm thỏa mãn khát vọngKhát vọng gì vậy?

Nhìn vào Bảng 5, ta có thể nhận ra kết quả biểu quyết thông qua Hiến pháp 2013 là tốt nhất, tốt hơn hẳn, tốt đến mức quá bất thường. Đó chính là thành quả của các thủ pháp tổ chức đã được vận dụng để thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Nhưng Bảng 5 cũng cho thấy, cho dù không tung ra hai chiêu khác thường, thì đại đa số đại biểu của Quốc hội này vẫn bấm nút “TÁN THÀNH”, và tỷ lệ “TÁN THÀNH” thấp nhất có thể thu được (84,14%) vẫn còn là điều mơ ước đối với nhà cầm quyền ở các nhà nước thực sự dân chủ. Vậy thì tại sao vẫn cố giở chiêu…?

Biểu quyết Tham gia biểu quyết Tán thành Không tán thành Phiếu trắng
Số người % tổng số ĐBQH Số người % tổng số ĐBQH Số người % tổng số ĐBQH Số người % tổng số ĐBQH
Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 436 87,55% 434 87,15% 0 0,00% 2 0,40%
Luật tiếp công dân 430 86,35% 419 84,14% 8 1,61% 3 0,60%
Luật đấu thầu (sửa đổi) 443 88,96% 440 88,35% 0 0,00% 3 0,60%
Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) 436 87,55% 432 86,75% 2 0,40% 2 0,40%
Luật đất đai (sửa đổi) 473 94,98% 448 89,96% 20 4,02% 5 1,00%
Hiến pháp 2013 488 97,99% 486 97,59% 0 0,00% 2 0,40%

Bảng 5: Kết quả biểu quyết Hiến pháp và năm luật trong thời gian 25 – 29/11/2013

Trong buổi tiếp xúc với cử tri quận Tây Hồ vào buổi chiều 6/12/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói:

“Người khó tính nhất cũng phải thừa nhận là kỳ họp thành công tốt đẹp, thông qua Hiến pháp với tỉ lệ gần như tuyệt đối – 97,59%. Nếu các đại biểu có mặt đầy đủ thì tỉ lệ cao hơn.”

Tức là, tỷ lệ 97,59% tán thành (trên tổng số các đại biểu Quốc hội, kể cả những đại biểu vắng mặt) vẫn chưa cao đến mức khiến ông cảm thấy lo, rằng nó ảnh hưởng xấu đến hình ảnh dân chủ của chế độ, mà ngược lại, vẫn còn muốn “các đại biểu có mặt đầy đủ” để “tỷ lệ cao hơn”.

Phải chăng khát vọng “tuyệt đối” (“lãnh đạo tuyệt đối”, “quyền lực tuyệt đối”, “uy tín tuyệt đối”, “tin tưởng tuyệt đối”, “trung thành tuyệt đối”, “tán thành tuyệt đối”…) đã trở thành căn bệnh mãn tính, một loại nghiện khó cai? Và khi đã lên “cơn nghiện”, thì “tuyệt đối” bao nhiêu cũng chưa thỏa mãn, quên cả chừng mực, bỏ qua thể diện của bản thân và bất chấp cảm giác của thiên hạ?

  1. Thực trạng Hiến pháp

Tác phẩm nào cũng khó tránh được khen chê – Khen thường quá đà, chê hay quá mức. Hiến pháp cũng rơi vào hoàn cảnh ấy. Thời gian sôi động đã qua, giờ đây ta có thể bình tâm hơn mà tìm hiểu về thực trạng của Hiến pháp.

4.1.

Trước khi các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Hiến pháp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tuyên bố:

“Tôi xin khẳng định lại bản Hiến pháp được chuẩn bị thông qua lần này và hôm nay trình bày trực tiếp trước đồng bào cử tri cả nước đã thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, ý Đảng hợp với lòng dân để chúng ta có thể yên tâm thông qua. Đây là một bản Hiến pháp đã chuẩn bị công phu, đã chuẩn bị tâm huyết với tinh thần làm việc tận tụy, khoa học và thực sự là một bản Hiến pháp đổi mới cho một thời kỳ mới của đất nước chúng ta.”

Sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp 2013, Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng cũng khẳng định: “Bản Hiến pháp mới đã nói lên tiếng nói của 90 triệu đồng bào.”

4.2.

Trong “Lời Tạm Biệt” của trang mạng “Cùng Viết Hiến Pháp”, với bản tính điềm đạm, thận trọng và tinh thần xây dựng vốn có, những tên tuổi như Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn… vẫn phải đưa ra nhận xét ngược lại, rằng:

Chúng tôi thấy cần nói rõ là ở những điểm quan trọng nhất, Hiến pháp sửa đổi mà Quốc hội thông qua ngày 28/11/2013 khác hẳn với những đề xuất của chúng tôi và đa số ý kiến bạn đọc.”

Ngày 29/11/2013 những người khởi xướng, hưởng ứng “Kiến nghị 72 và đã ký lời kêu gọi dừng việc thông qua Hiến pháp sửa đổi (gửi Quốc hội ngày 15/11/2013) ra “Tuyên bố về Hiến pháp sửa đổi”, trong đó có đoạn:

“Quốc hội khóa XIII đã thông qua một bản hiến pháp thể chế hóa cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam, coi thường nguyện vọng của đông đảo nhân dân muốn xây dựng một hiến pháp làm nền tảng cho một chế độ dân chủ với nhà nước pháp quyền thật sự của dân, do dân và vì dân. Như vậy, Quốc hội khóa XIII đã tự chứng tỏ không đại diện cho nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc; hiến pháp này không thật sự là hiến pháp của nhân dân và người dân có thể sử dụng quyền bất tuân dân sự của mình.”

4.3.

Đáp lại là hàng loạt bài trên báo chí “lề phải”, hết lời ca ngợi bản Hiến pháp mới được Quốc hội thông qua, đồng thời lên án “thế lực thù địch rắp tâm phủ định” giá trị của nó. Chẳng hạn, báo Nhân dân – Cơ quan Trung ương của ĐCSVN – đã đăng bài “Hiến pháp kết tinh ý chí và trí tuệ của toàn dân, toàn Đảng”, viết rằng:

“Tuy nhiên, đây đó vẫn xuất hiện những tiếng nói lạc lõng, phủ nhận bản Hiến pháp này; vẫn khư khư bám lấy những luận điểm đi ngược lại lợi ích đất nước và nhân dân ta. Những việc làm thiếu thiện chí đó, tự họ bộc lộ dã tâm xấu xa, bị đông đảo dư luận vạch trần và phê phán.”

Theo quan điểm chính thống này, thì có lẽ bản thân tôi cũng bị họ coi là “thiếu thiện ch픓đã bộc dã tâm xấu xa”, bởi đã viết một số bài góp vào “những tiếng nói lạc lõng, phủ nhận bản Hiến pháp này”. Thực ra, nếu nhằm “phủ định” nó, thì chỉ cần vài bài ngắn gọn và đanh thép là quá đủ. Nhưng, để chỉ ra rõ ràng và cụ thể nhiều lỗi và hạn chế đang tồn tại mà khắc phục, tôi đã dành rất nhiều thời gian và công sức viết bốn bài khá dài về Hiến pháp 2013. Ngoài ra còn sáu bài được công bố trong thời gian thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, cụ thể là: “Hai tử huyệt của chế độ”, “Teo dần quyền con người trong Hiến pháp”, “Chỗ đứng của Nhân dân trong Hiến pháp”, “Quốc hiệu nào hội tụ lòng Dân?”, “Uẩn khúc trong Điều 4 Hiến pháp”“Đảng và Nhân dân – Vị thế bị tráo”. Tất cả là mười bài viết về Hiến pháp, tổng cộng khoảng 212 trang (khổ giấy A4, phông chữ Arial, cỡ chữ 11, khoảng cách dòng 1,5).

Bài “Hiến pháp 2013 – Sửa nhầm hay đổi thiệt?” xem xét hệ quả của một số thay đổi trong Hiến pháp, trong đó chú trọng đề cập một số nội dung vẫn còn cần thiết của Hiến pháp 1992 nhưng nay bị bỏ rơi, và một số sửa đổi theo hướng tích cực mà người dân nên tận dụng. Đồng thời cũng chỉ ra mấy sai lầm không đáng có thuộc về kỹ thuật lập hiến, khiến ta phải nghi ngờ, không hiểu một số biểu hiện tiến bộ trong Hiến pháp 2013 là sửa nhầm hay đổi thiệt.

Bài “Hiến pháp vi hiến” chỉ ra rằng chính Hiến pháp 2013 cũng vi hiến, vì nó chứa đựng một số điều khoản vi phạm mấy điều quan trọng khác trong Hiến pháp. Ví dụ như quy định “Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, quy định “đất đai… là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”, và quy định “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành… với Đảng…, có nhiệm… bảo vệ… Đảng…”.

Bài “Bắt mạch Hiến… nháp” phân tích hàng loạt lỗi sơ đẳng thuộc về thuật ngữ, văn phạmkỹ thuật lập hiến trong Hiến pháp 2013, được phân loại theo các hội chứng “tất định”, “lắm lời”, “ít chữ”, “tuyên giáo”, “lan man”, “đại ngôn”, “bất chấp” “vu vơ”, để chứng tỏ rằng chất lượng của bản Hiến pháp được Quốc hội thông qua mới đạt tầm bản nháp.

Ba bài ấy góp phần khắc họa thực trạng của Hiện pháp. Tất nhiên mới chỉ phản ánh một phần thực trạng. Sai lầm và hạn chế thì còn nhiều, vẫn chưa kể hết. Những nét tích cực trong Hiến pháp 2013 cũng có, nhưng người viết bàn đến ít hơn, vì việc ngợi ca đã được bao cây bút chuyên nghiệp hưởng lương và nhuận bút đảm nhiệm. Những người viết không công chỉ nên tập trung vào những vấn đề rất tâm huyết, chưa được hoặc còn ít được đề cập đến; chẳng cần và cũng chẳng nên lấn sân, kẻo lại vô tình ảnh hưởng tới “miếng ăn” của người khác.

Những người không có thời gian đọc ba bài viết kể trên, hoặc đọc rồi nhưng vẫn chưa thấy đủ thuyết phục, xin tham khảo thêm ví dụ tiếp theo, để hiểu tầm Hiến pháp.

4.4.

Hiến pháp 1992 quy định:

Hai tháng trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong.” (Điều 85)

“Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới được triệu tập chậm nhất là hai tháng kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và do Chủ tịch Quốc hội khoá trước khai mạc và chủ tọa cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội khoá mới.” (Điều 86)

Hai nội dung tương tự cũng được quy định trong Hiến pháp 1959 (Điều 45, Điều 46) và Hiến pháp 1980 (Điều 84, Điều 85). Nghĩa là chúng đã được duy trì trong ba Hiến pháp liên tiếp và có hiệu lực suốt 54 năm.

Song Hiến pháp 2013 đã sửa đổi như sau:

Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong.” (Khoản 2 Điều 71)

“Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới được triệu tập chậm nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, do Chủ tịch Quốc hội khoá trước khai mạc và chủ tọa cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch Quốc hội.” (Khoản 3 Điều 83)

Tức là “hai tháng” được thay bằng “sáu mươi ngày”. Khi viết “hai tháng” thì có thể hiểu một cách tương đối. Nếu Quốc hội khoá mới… được bầu xong” 55 ngày “trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ”, hay nếu “kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới được triệu tập” sau 65 ngày kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội”, thì không mấy ai thắc mắc, vì vẫn có thể coi như vậy là “khoảng hai tháng”. Nhưng khi đã sửa lại thành “sáu mươi ngày”, thì có nghĩa là đòi hỏi phải chính xác theo ngày, đúng là “sáu mươi ngày”, chứ không thể là “năm mươi chín ngày” hay “sáu mươi mốt ngày”.

Vốn chỉ cần “tương đối chính xác”, nay lại đòi hỏi “tuyệt đối chính xác”. Phải chăng đó là một bước tiến mới của Hiến pháp Việt Nam?

Nhằm đánh giá đúng mức “bước tiến” này, ta hãy cùng nhau thực hiện mấy bước suy luận đơn giản. Để đảm bảo rõ ràng và chính xác, ta sử dụng mấy ký hiệu toán học, chỉ ở tầm sơ đẳng, đơn giản đến mức những ai đã học xong chương trình tiểu học đều không cần phải né tránh.

Gọi ngày Quốc hội hết nhiệm kỳc, ngày bầu cử đại biểu Quốc hộix, ngày bầu xong Quốc hội khóa mớiy ngày kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới được triệu tậpz.

“Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới… do Chủ tịch Quốc hội khoá trước khai mạc và chủ tọa cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch Quốc hội”

nên không thể coi nó là một buổi liên hoan thuần túy, nhằm chia vui giữa những người vừa cùng trúng cử, mà phải là một ngày làm việc thực sự của Quốc hội khóa mới. Do Quốc hội khóa mới không thể họp để bầu những chức vụ quan trọng, như Chủ tịch Quốc hội, trước khi nhiệm kỳ của Quốc hội khóa cũ kết thúc và nhiệm kỳ của Quốc hội khóa mới bắt đầu, nên cz.

“Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới được triệu tập chậm nhất là sáu mươi ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội”

nên zx + 60.

Vì thời điểm bầu xong Quốc hội khóa mới y không thể nằm trước ngày bầu cử x, nên x y, và do đó x + 60 ≤ y + 60.

“Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong”

nên yc – 60, tức là y + 60 ≤ c.

Nối bốn bất đẳng thức vừa thu được, ta thu được

cz x + 60 ≤ y + 60 ≤ c.

Vì số lớn nhất và số nhỏ nhất trong dãy bất đẳng thức cùng chiều trên đều bằng c, nên tất cả các thành phần đều phải bằng nhau, tức là c = z = x + 60 = y + 60. Từ đó suy ra

x = y = z – 60 = c – 60.

Như vậy, về thực chất, Hiến pháp 2013 quy định rằng: Ngày bầu xong Quốc hội khóa mới y phải trùng với ngày bầu cử đại biểu Quốc hội x, và ngày ấy phải cách ngày Quốc hội hết nhiệm kỳ c và ngày kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới được triệu tập z đúng 60 ngày.

Nếu đòi hỏi tuyệt đối cố định như thế, thì tại sao không viết thẳng ra, mà vòng vo qua “trước khi” với “chậm nhất”? Chẳng nhẽ muốn thử thách khả năng tính toán của những người thực thi Hiến pháp hay sao?

Đáng nói hơn, đấy là đòi hỏi vô cùng phi lý, không bao giờ thỏa mãn được!

Thật vậy, sau khi kết thúc bỏ phiếu vào bảy giờ tối hay mười giờ đêm (theo quy định của Điều 57 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội), thì ngày hôm sau mới có thể kiểm phiếu giữa “thanh thiên bạch nhật” để những ai quan tâm có thể chứng kiến. Rồi cần một số ngày để tổng hợp và công bố kết quả bầu cử Quốc hội. Ví dụ: Ngày bầu cử Quốc hội khóa XIII là 22/5/2011ngày công bố kết quả bầu cử Quốc hội là 1/6/2011, tức là 10 ngày sau ngày bầu cử đại biểu Quốc hội x thì Hội đồng bầu cử mới công bố kết quả bầu cử.

Có thể quan niệm rằng ngày Hội đồng bầu cử công bố kết quả bầu cử chính là ngày bầu xong Quốc hội khóa mới y hay không? Không thể như vậy! Bởi vì còn phải chờ đợi tiếp nhận khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Và nếu sau đó khiếu nại được thừa nhận là đúng, thì có thể phải tổ chức bầu cử lại (khi phải hủy bỏ kết quả của đơn vị bầu cử nào đó) hoặc bầu cử thêm (khi phải loại bỏ một vài người vốn được coi là trúng cử và không ai trong số các ứng cử viên còn lại của đơn vị bầu cử đó được quá nửa số phiếu hợp lệ” để có thể “trúng cử” theo quy định của Điều 70 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội). Vì vậy, chỉ sau khi công bố kết quả bầu cử Quốc hội, chờ đợi và giải quyết xong khiếu nại, rồi đi đến kết luận là không phải bầu cử lại hay bầu cử thêm, hoặc tổ chức xong bầu cử lại hay bầu cử thêm (nếu cần), thì mới có thể coi là “Quốc hội khóa mới… được bầu xong”.

Điều 78 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội quy định:

“1. Mọi khiếu nại về kết quả bầu cử phải được gửi đến Hội đồng bầu cử chậm nhất là mười ngày kể từ ngày Hội đồng bầu cử công bố kết quả bầu cử.

  1. Hội đồng bầu cử có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại về kết quả bầu cử trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại…”

Rõ ràng, chỉ có thể coi là không có hoặc đã tiếp nhận đầy đủ “khiếu nại về kết quả bầu cử” sau khi đã đợi đủ mười ngày kể từ ngày Hội đồng bầu cử công bố kết quả bầu cử”. Do đó, trong mọi trường hợp đều phải chờ đợi khiếu nại đủ 10 ngày. Và nếu có “khiếu nại về kết quả bầu cử” thì “Hội đồng bầu cử có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại về kết quả bầu cử trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Tức là thời gian chờ đợi và giải quyết khiếu nại ít nhất phải lớn hơn 10 ngày và nhiều nhất là 10 + 30 = 40 ngày kể từ “ngày Hội đồng bầu cử công bố kết quả bầu cử”.

Vì thế, hiệu số y – x giữa thời điểm “bầu xong” y và ngày bầu cử x phải bằng tổng số của thời gian chờ đợi Hội đồng bầu cử công bố kết quả bầu cử” (có thể là 10 ngày như năm 2011), cộng với 10 ngày chờ đợi khiếu nại (theo luật định), và cộng với thời gian giải quyết khiếu nại (nhiều nhất là 30 ngày theo luật định). Nghĩa là hiệu số y – x ít nhất phải lớn hơn 10 và có thể bằng 10 + 10 + 30 = 50 ngày. Ấy vậy mà Quốc hội khóa XIII quy định trong Hiến pháp 2013 rằng hiệu số y – x phải bằng 0 ngày.

Chưa hết, trong trường hợp phải tổ chức bầu cử lại thì có thể phải mất đến 15 ngày, và nếu phải bầu cử thêm thì có thể mất đến 20 ngày, theo quy định của Điều 71Điều 72 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội (xem Phụ lục II). Do “ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật” (Điều 54 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội), nên khoảng cách giữa hai ngày bầu cử kế tiếp ít nhất là 7 ngày. Trong những hoàn cảnh ấy, hiệu số y – x có thể còn tăng thêm từ 7 đến 15 hay 20 ngày, khiến cái đích hiến định y – x = 0 của Quốc hội khóa XIII càng trở nên xa vời.

Cần phải khẳng định rằng: Dù có sửa lại Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, thì cũng không bao giờ có chuyện ngày bầu cử đại biểu Quốc hội x trùng với ngày bầu xong Quốc hội khóa mới y, vì tổng thời gian cần thiết để tổng hợp và công bố kết quả bầu cử Quốc hội, để chờ đợi và giải quyết khiếu nại, để tổ chức bầu cử lại hay bầu cử thêm (nếu cần) bao giờ cũng lớn hơn nhiều so với 0 ngày.

Tóm lại, không thể tồn tại ngày bầu cử đại biểu Quốc hội x, ngày bầu xong Quốc hội khóa mới y và ngày kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới được triệu tập z thỏa mãn quy định của Điều 71 Điều 83 Hiến pháp 2013.

Như vậy, Điều 71Điều 83 mâu thuẫn với nhau, nói cách khác là chúng vi phạm lẫn nhau, nên cả hai đều thuộc vào những điều khoản hiến định vi hiến (đã được đề cập trong bài “Hiến pháp vi hiến”). Hậu quả là: Dù chọn bất cứ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội x nào và bất cứ ngày kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới được triệu tập z nào thì cũng vi phạm Điều 71 hoặc Điều 83. Do đó, nếu không sớm khắc phục lỗi hiến định này, thì sắp tới việc chuyển tiếp nhiệm kỳ Quốc hội sẽ chẳng thoát khỏi vi phạm Hiến pháp.

Hiến phápvi hiến, đến mức không thể chọn được ngày bầu cử đại biểu Quốc hội xngày kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới được triệu tập z một cách hợp hiến, thì có xứng đáng là Hiến pháp hay không? Lỗi này cùng với đống lỗi đã được chỉ ra trong ba bài “Hiến pháp 2013 – Sửa nhầm hay đổi thiệt?”, “Hiến pháp vi hiến”“Bắt mạch Hiến… nháp” đã đủ khiến bạn thấy não lòng với Hiến pháp hay chưa?

Còn gì đơn giản và thiết thân đối với Quốc hội hơn so với việc hiến định ngày bầu cử đại biểu Quốc hộingày kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới được triệu tập? Những thứ đơn giản và thiết thân như vậy mà còn hiến định sai, thì có xứng đáng với vai trò lập hiến hay không?

Trớ trêu thay, bộ máy lập hiến đã quá tập trung năng lực vào việc chế tác những điều khoản hiến định mập mờ hằng đánh lừa Dân, cuối cùng lại đuối sức mà sa bẫy của chính mình.

Hiến pháp “lẩm cẩm” như thế, mà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lại “khẳng định… chúng ta có thể yên tâm thông qua… đã chuẩn bị công phu, đã chuẩn bị tâm huyết với tinh thần làm việc tận tụy, khoa học”.

Hiến pháp đầy sai sót rõ ràng như thế, mà bao chiến binh của đảng trên mặt trận văn hóa tư tưởng hết lời ca ngợi, rồi còn lên án những ý kiến phê phán là “lạc lõng”, “thiếu thiện chí” và “bộc lộ dã tâm xấu xa”…

Biết não lòng thay ai?

4.5.

Sai lầm của cặp Điều 71Điều 83 trong Hiến pháp 2013 thực ra đã tồn tại trong Hiến pháp 1959 (Điều 45, Điều 46), Hiến pháp 1980 (Điều 84, Điều 85) và Hiến pháp 1992 (Điều 85, Điều 86). Việc thay “hai tháng” bằng “sáu mươi ngày” không phải là nguyên nhân chính tạo ra sai lầm, mà chỉ là nhân tố khuếch đại sai lầm. Riêng việc hiến định thời điểm bầu cử Quốc hộithời điểm triệu tập kỳ họp thứ nhất của Quốc hội, họ đã phạm phải bốn sai lầm thuộc về kỹ thuật lập hiến, lập pháp.

Sai lầm thứ nhất là dùng thời điểm Quốc hội hết nhiệm kỳ” làm mốc hiến định. Vì “Quốc hội là… cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam” (Điều 69 Hiến pháp 2013) và vì bộ máy Nhà nước không thể “vô chủ”, nên bình thường thì nhiệm kỳ của Quốc hội khóa trước kết thúc đúng vào lúc Quốc hội khóa sau tiếp quản nhiệm vụ, thông qua “kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau”. Và Điều 3 Luật Tổ chức Quốc hội số 30/2001/QH10 đã qui định như vậy:

Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là năm năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau.”

Cho nên, dùng thời điểm Quốc hội hết nhiệm kỳ” để xác định thời điểm bầu cử, rồi lại dùng thời điểm bầu cử để xác định thời điểm triệu tập “kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa sau”, như thế là luẩn quẩn, “lẫn đuôi với đầu”. Hơn nữa, thời điểm Quốc hội hết nhiệm kỳ” là yếu tố có thể thay đổi, nên việc dùng nó để quy định hai thời điểm quan trọng khác là “vu vơ”, cũng tương tự như quy ước rằng “vị trí cất dấu thư mật cách chỗ… vện vàng nằm đúng một mét về phía tây nam”, trong khi chỉ cần lăn mấy vòng do lên cơn ngứa thì vện vàng đã dịch chuyển hàng mét, đó là chưa kể tình huống chàng vện vàng chợt thấy nàng mực đen vẫy đuôi phía xa xa…

Sai lầm thứ hai cũng tương tự, thuộc loại “bắt mèo vồ đuôi”. Đó là, thay vì quy định về thời điểm phải tổ chức bầu cử Quốc hội (tức là ngày bầu cử đầu tiên), thì lại đưa ra quy định về thời điểm Quốc hội khoá mới phải được bầu xong. Rõ ràng là không thể đoán trước thời điểm “bầu xong”, vì chẳng ai biết trước có phải bầu cử thêm, bầu cử lại hay không, và thực tế phải giải quyết khiếu nại trong bao lâu.

Sai lầm thứ ba là chỉ quy định cận trên, mà không quy định cận dưới cho thời gian bầu cử Quốc hội. Vì thế, nếu chỉ phải thỏa mãn điều kiện Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khoá mới phải được bầu xong (Điều 71 Hiến pháp 2013), thì có thể tổ chức bầu cử Quốc hội khóa sau sớm hơn thường lệ mấy năm. Một số tổ chức quốc tế vẫn thường làm như vậy, nên bên cạnh President (Chủ tịch đương nhiệm) còn có President Elect (Chủ tịch đã được bầu cho nhiệm kỳ sau). Có điều, nếu Quốc hội khóa sau được bầu sớm hơn mấy năm, thì điều đó sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu. Chẳng hạn, các vị “đại thần” đương nhiệm sẽ dễ dàng hơn trong việc tác động để mình được tái đắc cử cho khóa sau, bởi nếu ai không ủng hộ thì có thể bị trả thù trong thời gian khá dài. Hơn nữa, đối với các vị đại biểu thực dụng, bình thường họ cố gắng gương mẫu đến cuối nhiệm kỳ, với hy vọng được bầu thêm một khóa nữa, nhưng nếu mới giữa nhiệm kỳ đã biết đó là khóa cuối cùng, thì có thể họ chỉ còn lo tận dụng điều kiện thuận lợi trước khi “gác kiếm”.

Sai lầm thứ tư là dùng “ngày bầu cử đại biểu Quốc hội” (tức là ngày bầu cử đầu tiên) để quy định thời điểm “chậm nhất”“kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới được triệu tập”, trong khi không thể biết trước: Kỳ bầu cử sẽ kéo dài bao lâu? Có xảy ra tố giác gian lận bầu cử hay không? Nếu đến thời điểm “chậm nhất” ấy mà bầu cử vẫn chưa xong thì làm sao có thể triệu tập “kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới”?

Vấn đề đang bàn không phải là đặc thù riêng biệt của Việt Nam, để phải tự lần mò sáng tạo. Chỉ cần cầu thị và khiêm tốn học hỏi hiến pháp các nước khác, thì có thể dễ dàng tránh được những sai lầm sơ đẳng như vậy. Chẳng hạn, Điều 39 Hiến pháp CHLB Đức quy định như sau:

“(1) Quốc hội được bầu cho bốn năm, theo các quy định sau đây. Nhiệm kỳ của nó kết thúc khi Quốc hội mới được triệu tập. Bầu cử cho nhiệm kỳ sau xẩy ra sớm nhất là bốn mươi sáu và muộn nhất là bốn mươi tám tháng sau khi nhiệm kỳ bắt đầu. Trong trường hợp giải thể Quốc hội, bầu cử xảy ra trong vòng sáu mươi ngày.

(2) Quốc hội được triệu tập muộn nhất vào ngày thứ ba mươi sau bầu cử.”

Nghĩa là:

  • Thời điểm “nhiệm kỳ bắt đầu” (chứ không phải thời điểm “nhiệm kỳ kết thúc”) của Quốc hội khóa này được lấy làm mốc để xác định thời điểm bắt đầu bầu cử Quốc hội khóa sau. Thời điểm “Quốc hội mới được triệu tập”thời điểm “nhiệm kỳ kết thúc” của Quốc hội khóa này. Tức là thời điểm “nhiệm kỳ kết thúc” chỉ là hệ quả, chứ không phải là tiền đề để xác định các thời điểm khác.
  • Hiến pháp chỉ ràng buộc về thời điểm bắt đầu bầu cử, chứ không ràng buộc về thời điểm bầu cử xong (vì không thể biết trước bầu cử sẽ kéo dài bao nhiêu lâu).
  • Có cả cận trên và cận dưới cho thời điểm bắt đầu bầu cử: Không được sớm hơn 46 tháng và không được muộn hơn 48 tháng kể từ khi nhiệm kỳ bắt đầu.
  • Dùng thời điểm bầu cử xong (“sau bầu cử”, chứ không phải là thời điểm bắt đầu bầu cử) để xác định thời điểm “Quốc hội được triệu tập”.

Đáng tiếc là sai lầm vừa được đề cập đã tồn tại hơn nửa thế kỷ, nhưng các nhà lập hiến Việt Nam vẫn không nhận ra để khắc phục, mà ngược lại còn làm trầm trọng hơn trong Hiến pháp 2013. Ví dụ này cho thấy sai lầm có thể được bộ máy cầm quyền kiên định duy trì và khuếch đại như thế nào.

  1. Kẻ thua người thắng

Đã tranh đua thì có kẻ thua, người thắng. Có điều, trên chính trường, đôi khi đinh ninh thắng lại là thua, và đã tưởng thua thì hóa ra là thắng.

5.1.

Điều khiển Quốc hội thông qua bản Hiến pháp được sửa đổi theo ý muốn, với tỷ lệ tán thành gần như tuyệt đối, thế lực cầm quyền coi đó là thắng lợi rực rỡ. Với tinh thần “quyết chiến quyết thắng”, họ đã bỏ ngoài tai mọi phản biện khuyên can, luôn sẵn sàng phản công bằng cách chụp mũ “tư tưởng thù địch”. Độc chiếm cabin, ỷ vào tay lái, họ hưng phấn nhấn ga cán đích. Nhưng phải chăng, đằng sau cái đèo được coi là đích ấy là… vực thẳm chờ chế độ? Liệu còn vực thẳm nào sâu hơn thất vọng trong lòng Dân?

Một lực lượng khác cũng được chia sẻ thắng lợi, đó là những người theo quan điểm “cách mạng dân chủ triệt để”. Họ cho rằng chỉ có được xã hội dân chủ ở Việt Nam thông qua một cuộc cách mạng triệt để, tức là phải xóa sạch dấu vết của chế độ độc tài. Bởi họ hoàn toàn không tin vào khả năng tỉnh ngộ và thích nghi dân chủ của “tập đoàn lợi ích cầm quyền”. Bằng việc khư khư khẳng định trong Hiến pháp 2013 những quan điểm đã quá lỗi thời và lộ rõ là sai lầm, có hại cho Dân tộc và Nhân dân, bất chấp bao ý kiến góp ý tâm huyết, thế lực cầm quyền đã phụ họa cho xu hướng “cách mạng dân chủ triệt để” (không đội trời chung); đồng thời cũng phủ nhận quan điểm “cách mạng dân chủ ôn hòa” của xu hướng chấp nhận những người xứng đáng trong giới đương quyền có chỗ đứng hợp lý trong tương lai Dân tộc.

Phần lớn những người theo quan điểm “cách mạng dân chủ ôn hòa” đều hiểu rằng việc xây dựng một nhà nước dân chủ đích thực, thực sự của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, là một quá trình phấn đấu lâu dài và gian nan. Dẫu biết rằng “ôn hòa” thì lâu tới đích, nhưng vẫn muốn kiên trì “ôn hòa” để tránh lãng phí máu Dân và hỗn loạn xã hội. Hơn nữa, dân chủ hóa xã hội là quá trình bền bỉ nâng cao dân trí, vì dân chủ chỉ hình thành và trụ vững trong xã hội mà đa số người dân đủ giác ngộ và chín muồi dân chủ. Khi tỉnh táo và đã sống đủ lâu trong chế độ này thì khó có ảo tưởng, nên cũng chẳng bị bất ngờ về việc nhà cầm quyền thông qua bằng được Hiến pháp như vậy. Song vẫn dội lên một đợt sóng buồn trong lòng những người cố nuôi hy vọng vào hiệu quả của cuộc đấu tranh ôn hòa vì dân chủ xã hội.

5.2.

Tổn thất nặng nề nhất rơi vào Quốc hội. Thông qua Hiến pháp như vậy với tỷ lệ 486/488 = 99,59% “TÁN THÀNH”, 0/488 = 0% “KHÔNG TÁN THÀNH” và 2/488 = 0,41% “phiếu trắng” (tính trên tổng số các đại biểu đã tham gia biểu quyết), Quốc hội khóa XIII đã đồng thanh tự phủ định mình một cách toàn diện và triệt để.

Nhất trí thông qua một bản Hiến pháp có hại cho Nhân dân và trái với nguyện vọng của đông đảo cử tri, Quốc hội khóa XIII đã tự phủ định tư cách cơ quan đại diện của Nhân dân, tự phủ định tư cách Quốc hội của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.

Đừng tưởng như thế là chứng tỏ lòng trung thành với đảng và chế độ. Nhất trí thông qua một bản Hiến pháp có hại cho uy tín của ĐCSVN và gây ảnh hưởng xấu đối với sự tồn vong của chế độ, các đại biểu Quốc hội khóa XIII không chỉ bộc lộ hạn chế về bản lĩnh, mà còn thể hiện rằng họ thiếu trách nhiệm đối với cả đảng và chế độ của họ. Việc tôn vinh đại biểu “dám bỏ phiếu trắng” cũng phản ánh cách nhìn vô vọng của dư luận đối với bản lĩnh và tinh thần trách nhiệm của đại biểu Quốc hội.

Nhất trí thông qua một bản Hiến pháp chứa đựng nhiều quy định phi lý có hại cho sự phát triển của Đất nước, lạc hậu so với thời cuộc và quá tụt hậu so với tầm lập hiến phổ biến trên Thế giới, Quốc hội khóa XIII đã tự phủ định trình độ và khả năng nhận thức của mình.

Nhất trí thông qua một bản Hiến pháp phạm quá nhiều lỗi thô thiển, không chỉ về lô-gíc, văn phạm và thuật ngữ, mà cả về kỹ thuật lập hiến lập pháp, Quốc hội khóa XIII đã tự phủ định khả năng lập hiến và lập pháp của mình.

Mất mát lớn nhất thuộc về những đại biểu Quốc hội đã từng được đông đảo cử tri tín nhiệm và đặt nhiều kỳ vọng. Với những ý kiến góp ý trái với “định hướng chỉ đạo”, nhưng lại hợp lý và hợp với lòng Dân, họ đã thắp lên trong đêm đông ngọn lửa hy vọng. Buồn thay, phần lớn các góp ý mang tính then chốt đã không được chấp nhận. Buồn hơn nữa, với một dự thảo có nhiều điểm trái với chính kiến của bản thân (đã được trình bày công khai trên diễn đàn Quốc hội và đã được các phương tiện truyền thông phổ biến rộng rãi), lẽ ra phải bấm nút “KHÔNG TÁN THÀNH”, hoặc ít nhất cũng bỏ “phiếu trắng”, song họ lại quyết định “TÁN THÀNH”. Điều đó khiến bao cử tri thất vọng và nuối tiếc đã lạm phát lòng tin.

5.3.

Sau khi chủ động thừa nhận công khai, rằng “Tôi là một trong 2 người không bấm nút” (mặc dù đã bấm cái nút mang tên “KHÔNG BIỂU QUYẾT”), đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc được ca ngợi như người hùng. Trái lại với sự lo ngại của dư luận, đại biểu Dương Trung Quốc không bị lãnh đạo chê trách, mà còn được “trân trọng”, như ông đã thổ lộ: “Chủ tịch Quốc hội nói với tôi rằng Quốc hội không những tôn trọng mà còn là trân trọng nữa.”

Tất nhiên, nếu không “trân trọng” và tin tưởng cao độ, thì tổ chức đã chẳng cơ cấu ông vào Quốc hội suốt 3 khóa liên tục (XI, XII và XIII). Được “trân trọng” cũng phải thôi, bởi phát biểu của ông thường giúp chứng tỏ tính hữu ích của hoạt động Quốc hội, góp phần giải tỏa bức xúc dư luận vì đề cập đúng những vấn đề mà người dân muốn nghe, nhưng lại không khiến giới lãnh đạo cảm thấy đáng lo ngại vì biết dừng đúng chỗ. Một trong hai lá “phiếu trắng” quá hiếm hoi ấy chẳng gây ảnh hưởng xấu cho kết quả biểu quyết tán thành gần như tuyệt đối, mà ngược lại còn giúp cho việc thông qua Hiến pháp 2013 tránh được vết nhơ dân chủ của trạng thái kỳ dị “100% tán thành”. Hơn nữa, khi đã được dự luận đánh giá là thẳng thắn và có tinh thần trách nhiệm, thì lời đảm bảo của đại biểu Dương Trung Quốc về tính dân chủ của quá trình thảo luận và thông qua Hiến pháp 2013 càng có giá trị thuyết phục:

“Như nhiều lần tôi đã phát biểu, và bản thân tôi cũng trực tiếp tham gia vào dự thảo Hiến pháp với tư cách là một thành viên ban biên tập, rằng tôi có thể khẳng định công tác chuẩn bị đã tiến hành trong thời gian dài, đầu tư nhiều công sức, thảo luận dân chủ. Trong quá trình đó, hầu như tất cả ý kiến đều được ghi nhận và có hồi âm, giải trình rõ ràng.”

Phát biểu trên khiến ta phân vân, nhớ lại lời “thú nhận” của đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch:

“Trước khi phát biểu tôi xin tự kiểm điểm tôi là thành viên của ban biên tập, tham gia hai chương, nhưng khi ra tới bản dự thảo lần này thì không có chữ nào của tôi cả. Tất cả những đề xuất của tôi không được đưa vào.”

Cùng một hình hài “dân chủ”, lại được nhìn nhận từ hai tỉnh thành kề cận, tại sao phản ánh của đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh lại vênh với đánh giá của đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đến như vậy?

Phải chăng, Tiến sỹ Kinh tế và Cử nhân Luật Trần Du Lịch“tư duy thực dụng”, nên đo “dân chủ” bằng hiệu quả, tức là muốn ý kiến góp ý phải được lắng nghe và tiếp thu? Còn nhà sử học Dương Trung Quốc thì có “nhãn quan lịch sử”, không quên quá khứ phải “ngậm tăm”, nên bây giờ được nói thì dễ hài lòng với mức độ “dân chủ” hiện tại? Chính trị gia có “nhãn quan lịch sử” cũng tốt, nhưng lịch sử thời nay của nước nhà sẽ được thể hiện thế nào dưới “ngòi bút chính khách” của ông Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam?

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đã đặt ra câu hỏi:

“Theo ông, vì sao lại có nhiều người lên tiếng không đồng tình với việc tuyệt đại đa số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tán thành Hiến pháp sửa đổi?”

Và nhận được câu trả lời của đại biểu Dương Trung Quốc như sau:

“Rất khó để có thể đánh giá nhiều người không đồng tình. Anh căn cứ vào đâu? Còn nếu dư luận xã hội, nhất là trên các phương tiện thông tin đại chúng, thì rất khó định lượng.”

Lạ thay! 7 người đã đủ nhiều để quyết định “thống nhất cả ba nhóm thành một đảng” – Đảng Cộng sản Việt Nam. 5 người đã đủ nhiều để bị quy kết là “tập trung đông người ở nơi công cộng” và bị cấm đoán. 488 người đã đủ nhiều để quyết định thông qua Hiến pháp 2013, áp đặt lên cuộc sống của hơn 90 triệu dân. Ấy vậy mà 72 người ký tên trực tiếpgần 15 nghìn người ghi tên tán thành “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992” vẫn chưa đủ nhiều để “có thể đánh giá nhiều người không đồng tình” với Hiến pháp 2013.

Nếu thành tâm tin rằng số người không đồng tình là ít, tức là đại đa số người dân đều đồng tình với dự thảo Hiến pháp 2013, thì với tư cách “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước (Điều 97 Hiến pháp 1992Điều 79 Hiến pháp 2013), ông phải bỏ phiếu “TÁN THÀNH”, chứ sao lại bỏ “phiếu trắng”?

5.4.

Chứng kiến thành công của người khác, 22 đại biểu (thực tế có thể còn nhiều hơn thế) đã biến thắng thành thua có lẽ không tránh khỏi chạnh lòng. Đó là 3 đại biểu đã bấm nút “KHÔNG TÁN THÀNH” và 19 đại biểu đã bấm nút “KHÔNG BIỂU QUYẾT”, nhưng sau đó chữa lại thành “TÁN THÀNH”. Chưa chắc cấp trên coi việc đính chính của họ là biểu hiện “biết vâng lời”, mà có khi còn ngầm đánh giá là “hèn”. Giả sử ngược lại, nếu vẫn kiên định giữ nguyên biểu quyết ban đầu, thì biết đâu họ cũng được cấp trên “trân trọng” như ai. Tiếc rằng, cả đời nghị trường chỉ có cơ hội tham gia biểu quyết thông qua Hiến pháp một lần, nhưng họ lại bỏ lỡ cơ hội, chịu thua… chính mình.

Rút kinh nghiệm, để có được kết quả biểu quyết trung thực và khách quan hơn, nên chăng không để các đại biểu Quốc hội chứng kiến diễn biến kết quả biểu quyết khi chưa kết thúc, nhằm tránh ảnh hưởng đến tâm trạng của họ khi bấm nút? Có thể bạn sẽ lập luận là không nên, vì việc để các đại biểu Quốc hội chứng kiến trực tiếp kết quả biểu quyết một cách liên tục sẽ giúp hạn chế biến báo. Nhưng nếu muốn, người ta thừa sức tiến hành thao tác kỹ thuật để sửa kết quả hiển thị ngay trước mắt năm trăm đại biểu Quốc hội.

  1. Lỗi chung ai gánh?

Thường thì thành tích dễ có năm bà xưng là mẹ, mười ông nhận là cha. Song sai lầm lại dễ bị rơi vào cảnh mồ côi, khó tìm nổi người tự nguyện đứng ra chịu trách nhiệm.

Hiển nhiên, một tác phẩm như Hiến pháp 2013 không chỉ có năm mẹ mười cha, mà hàng trăm cha mẹ cùng chia sẻ thành công. Song từ đó cũng tòi ra hàng đống lỗi, liệu “những đứa con ngoài ý muốn” đó có lâm cảnh mồ côi?

Những ai phải chịu trách nhiệm về chất lượng của Hiến pháp 2013? Có thể quy về ba thành phần như sau:

  • Thế lực thực quyền quyết định, tức là những người thuộc thế lựcthực quyền và trên thực tế đã dùng quyền đó để quyết định những nội dung quan trọng nhất của Hiến pháp, đồng thời quyết định đưa Dự thảo ra Quốc hội để biểu quyết thông qua vào thời điểm nào.
  • Nhóm soạn thảo sửa đổi Hiến pháp, tức là những người tham gia viết và hiệu chỉnh Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
  • Quốc hội, nơi xem xét, thảo luận góp ý và biểu quyết thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Thành phần Quốc hội được công khai. Thành phần thế lực thực quyền quyết địnhnhóm soạn thảo sửa đổi Hiến pháp gồm những ai, thì người ngoài không biết. Mà ta cũng chẳng cần biết. Như vậy sẽ khách quan hơn khi đánh giá.

Ngoài ba thành phần kể trên, còn có Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, gồm 30 thành viên, được nêu tên đích danh trong Nghị quyết số 06/2011/QH13 của Quốc hội. Ở đây, ta không xem xét trách nhiệm riêng của Ủy ban này đối với việc sửa đổi Hiến pháp. Vì sao? Một mặt, có lẽ nó chỉ là tập hợp mang tính đại diện, có ý nghĩa tượng trưng, khiến ai đó bình luận trên internet là nó giống như một Ban lễ tang cấp Nhà nước. Mặt khác, có lẽ nó đóng vai trò trung gian giữa ba thành phần kể trên, và mọi thành viên của Ủy ban đều có mặt trong một, hay hai, hay cả ba thành phần kể trên.

6.1.

Do thế lực thực quyền quyết định những nội dung quan trọng nhất của Hiến pháp, nên họ cũng phải chịu trách nhiệm về những hạn chế của chúng, đặc biệt về những nội dung bất hợp lý đã được nhiều người góp ý, nhưng họ vẫn cương quyết bảo lưu. Ví dụ như những điều được đề cập trong bài “Hai tử huyệt của chế độ” và bài “Đảng và Nhân dân – Vị thế bị tráo”. Vì bị thế lực thực quyền xác định là “bất di bất dịch”, nên một số nội dung phi lý được duy trì trong Hiến pháp 2013, nhưng với tư cách vi hiến, như đã được trình bày trong bài “Hiến pháp vi hiến”.

Bản thảo chứa nhiều lỗi và nhiều điểm gây bất đồng là chuyện thường tình. Còn lỗi thì còn sửa. Còn bất đồng thì còn trao đổi để thiết lập phương án dung hòa. Tiếc rằng, thế lực thực quyền đã quyết định dừng quá trình thảo luận nhằm hoàn thiện bản thảo, và thông qua bằng được Dự thảo vào thời điểm ấy. Cho nên, dù các lỗi bắt nguồn từ đâu, thì trách nhiệm về sự tồn tại của chúng trong Hiến pháp 2013 trước hết thuộc về thế lực đã quyết định dừng lại, không được sửa tiếp. Và trách nhiệm về việc thông qua Hiến pháp ở tầm bản nháp trước hết thuộc về thế lực đã quyết định phải thông qua vào thời điểm ấy.

Trách nhiệm về từng vấn đề cụ thể thực sự thuộc về những cá nhân nào? Điều đó chỉ những vị trong cuộc mới biết. Người ngoài có thể suy đoán, nhưng nếu chỉ đoán mò, thì dễ nghĩ oan cho ai đó. Sẽ là quá tùy tiện, nếu mặc nhiên dồn hết mọi sai lầm cho mấy người và phủ định mọi đóng góp của họ, chỉ vì họ hay gây phản cảm. Để góp phần hạn chế bớt những kết luận âm tính do định kiến gây ra, xin nhắc lại hai ký ức dương tính.

Ký ức thứ nhất có được khi đọc bài “Chính phủ kiến nghị: Quyền lập hiến thuộc về nhân dân”, đăng trên VietNamNet ngày 11/4/2013 (theo báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh). Bài này thuật lại một số kiến nghị của Chính phủ đối với Dự thảo Hiến pháp. Ví dụ:

“Chính phủ cho rằng cần ghi nhận nguyên tắc các quyền con người, quyền cơ bản của công dân được bảo đảm thực hiện bằng luật và cũng chỉ có thể bị hạn chế bằng luật.

Đây là điều quan trọng. Vốn dĩ, Hiến pháp Việt Nam hay có mệnh đề “theo quy định của pháp luật”, nên không chỉ Chính phủ, mà cả Ủy ban nhân dân cấp phường xã cũng có quyền đưa ra quy định nhân danh pháp luật. Nay, nếu thay từ “pháp luật” bằng từ “luật”, thì chỉ Quốc hội mới có thể hạn chế quyền con người và quyền công dân, vì chỉ Quốc hội mới có quyền ban hành luật. Điều đó cũng có nghĩa là: Chính phủ không có quyền ban hành nghị định để hạn chế quyền con người và quyền cơ bản của công dân, và tất cả các nghị định thuộc loại này đều vi hiến.

Có lẽ nhiều người ngạc nhiên trước việc Chính phủ đưa ra một số kiến nghị sửa đổi Dự thảo Hiến pháp theo hướng tiến bộ, mặc dù có thể thu hẹp quyền hạn của Chính phủ. Và ngạc nhiên không kém, khi chỉ một phần kiến nghị theo hướng tiến bộ của Chính phủ được chấp thuận trong bản Hiến pháp 2013.

Việc Chính phủ chủ động kiến nghị thu hẹp quyền hạn của chính mình là một hành vi đáng trân trọng. Đương nhiên, đánh giá này chỉ đúng dưới hai giả thiết:

  • Nếu kiến nghị của Chính phủ là thật lòng, chứ không phải đóng kịch để lấy lòng dư luận;
  • Nếu Chính phủ đã thể hiện nhất quán và quyết tâm bảo vệ kiến nghị ấy, chứ không phải “đánh trống bỏ dùi”.

Ký ức thứ hai có được khi đọc bài “Dự thảo chưa vang vọng như lời hiệu triệu”, đăng trên Tuổi trẻ Online ngày 23/10/2013. Theo đó, Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng đã góp ý một số điểm trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Dự thảo viết:

Từ năm 1930, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.”

Và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã góp ý như sau:

“Thực tình mà nói vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin là cả một quá trình, chứ năm ấy tư tưởng cũng còn máy móc giáo điều, trí – phú – địa – hào đào tận gốc – trốc tận rễ hoặc theo tư tưởng quốc tế cộng sản… ta biết rồi.”

“Thứ hai là theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì lúc ấy chưa hình thành, cũng là cả quá trình. Tới năm 1991, tại Đại hội lần thứ 7 tranh luận mãi, rằng tư tưởng đạo đức tác phong hay là chỉ có đạo đức tác phong hay chỉ tư tưởng, sau kết luận là tư tưởng Hồ Chí Minh, với một hệ thống quan điểm lý luận. Điều đó thì từ 1930 chưa thể có được.”

Ý kiến trên hẳn đã khiến nhiều người bất ngờ và nể trọng, vì bản thân không phát hiện ra, rằng mệnh đề “Từ năm 1930, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, theo tư tưởng Hồ Chí Minh là hoàn toàn sai về mặt lịch sử. Có lẽ một phần nhờ thế mà hai phạm trù “chủ nghĩa Mác – Lênin” và “tư tưởng Hồ Chí Minh” được xóa khỏi Lời nói đầu của Hiến pháp 2013, sau khi chúng đã tồn tại trong tất cả các phiên bản dự thảo trước đấy.

Đó rõ ràng là kết quả của quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Ngộ ra mà tiến bộ là điều đáng mừng. Có điều, nếu coi việc mình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là quang minh chính đại, đồng thời lại bôi nhọ, lên án những người khác là “thoái hóa”, “biến chất” khi họ cũng “biến” cũng “hóa” như vậy, thì rõ ràng là không ổn.

6.2.

Đương nhiên, những người tham gia nhóm soạn thảo sửa đổi Hiến pháp có công đáng kể đối với những điều khoản được sửa đổi theo hướng tiến bộ. Nhưng cũng không thể phủ nhận trách nhiệm của họ đối với nhiều hạn chế trong Hiến pháp 2013. Có thể một số điểm sai trái là do “định hướng” của thế lực thực quyền gây ra. Nhưng đối với những lỗi thuộc về thuật ngữ, văn phạm và kỹ thuật lập hiến, như đã trình bày trong bài “Hiến pháp 2013 – Sửa nhầm hay đổi thiệt?” và bài “Bắt mạch Hiến… nháp”, thì nhóm soạn thảo sửa đổi Hiến pháp khó có thể chối bỏ trách nhiệm.

Thông thường, có lẽ chỉ những người có trình độ, kinh nghiệm và uy tín mới được tham gia viết và hiệu chỉnh Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Nhưng họ không được tự do thể hiện tài năng, mà chỉ được viết theo “định hướng”. Nếu bao lần viết ra những điều tâm huyết đều bị “bề trên” bác bỏ, thì khó giữ nguyên niềm tin và hưng phấn, nên có thể chỉ còn cầm bút viết theo bản năng và chậc lưỡi chép ra những điều dễ được bên “đặt hàng” chấp nhận.

Ai rơi vào hoàn cảnh ấy cũng khó tránh khỏi ức chế. Thử tưởng tượng xem, giả sử bạn là nhà thơ, được ông bầu tuyển mộ để cùng mấy chục tài năng khác tham gia sáng tác một bản trường ca. Nhưng ông bầu lại chỉ định một số câu “lầm lời lạc điệu” và đòi hỏi chúng phải xuất hiện ở vị trí trang trọng trong bản trường ca. Liệu bạn và tập thể đồng tác giả có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hay không? Cố gắng đề nghị bỏ hay hiệu chỉnh mấy câu định sẵn, nhưng đều bị ông bầu bác bỏ. Đề xuất mấy đoạn tâm đắc để bù lại, thì lại bị tứ phía chữa lem nhem. Liệu bạn có còn đủ hứng thú để tham gia sáng tác hay không?

Sự thể ra sao không rõ, nên cũng chỉ xuất phát từ thiện ý muốn thông cảm mà cố phỏng đoán như vậy. Ít nhất, có một bằng chứng xuất hiện trên internet, có thể minh họa cho bình luận này. Đấy là bản Dự thảo Hiến pháp kèm theo Báo cáo của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 11/4/2013. Trong đó có một số điểm tương đối tiến bộ, được tiếp thu từ các ý kiến góp ý. Bên cạnh phương án giữ nguyên tên nước hiện nay, còn có thêm phương án lấy lại tên “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” (nhằm xóa tính từ “xã hội chủ nghĩa” ra khỏi tên nước). Trong hai phương án hiến định về các thành phần kinh tế, thì có một phương án bỏ nội dung “kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo”… Thế nhưng, bản Dự thảo ấy đã bị vất bỏ và không được công bố trên trang mạng Dự thảo Online. Thay vào đấy, một bản Dự thảo bảo thủ hơn hẳn (đề ngày 17/5/2013) đột ngột xuất hiện và được trình ra kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khoá XIII.

6.3.

Về lý mà nói, Quốc hội phải chịu mọi trách nhiệm về những hạn chế hay sai lầm trong Hiến pháp, vì “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp” (Điều 83 Hiến pháp 1992). Nhóm soạn thảo sửa đổi Hiến pháp chỉ là bộ phận giúp việc, được chọn ra để giúp Quốc hội soạn thảo Hiến pháp. Dù thế lực thực quyền gồm những ai, thì Hiến pháp có hiệu lực (tức Hiến pháp 1992) cũng không cho cái tập thể ấy quyền lập hiến. Hơn nữa, khi tất cả 16 ủy viên Bộ Chính trị Khóa XI của ĐCSVN đều là đại biểu Quốc hội Khóa XIII, thì có lẽ tất cả thế lực thực quyền quyết định diện mạo Hiến pháp 2013 đều thuộc Quốc hội.

Trên thực tế, Quốc hội do ai lập ra và bằng cách nào, thành phần và thực quyền của nó ra sao, điều đó thì chúng ta đều biết. Nhưng khi bản thân Quốc hội luôn tự khẳng định, rằng “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN Việt Nam”, kể cả trong Điều 69 của Hiến pháp vừa được Quốc hội thông qua, thì chẳng có lý do hợp lý nào cho phép Quốc hội đổ trách nhiệm về những hạn chế của Hiến pháp cho thế lực khác.

Dù chúng bắt nguồn từ đâu, bất kể từ thế lực thực quyền hay từ nhóm dự thảo sửa đổi Hiến pháp, thì Quốc hội cũng phải chịu trách nhiệm cuối cùng về những sai lầm và sai sót trong Hiến pháp, vì nếu Quốc hội không thông qua bản Dự thảo ở tầm ấy, thì nó cũng không trở thành Hiến pháp.

6.4.

Vừa rồi ta mới bàn về trách nhiệm của tập thể Quốc hội. Còn trách nhiệm cá nhân của từng đại biểu Quốc hội thì thế nào?

Khi thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, từng đại biểu có quyền góp ý, nhưng với thời gian hạn chế, và không phải ý kiến góp ý nào cũng được chấp nhận. Do đó, khả năng chi phối của mỗi đại biểu đối với nội dung của bản Dự thảo là tương đối nhỏ.

Khi bỏ phiếu thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, giá trị biểu quyết của mỗi đại biểu chỉ chiếm tỷ trọng 1/498, nên khả chi phối của mỗi đại biểu đối với kết quả biểu quyết cũng tương đối nhỏ.

Nhưng có một thứ mà mọi đại biểu đều có thể chi phối 100% và cũng phải chịu trách nhiệm 100%, đó là lá phiếu biểu quyết của chính bản thân mình. Khi đã bấm nút “TÁN THÀNH”, thì không thể nói là bản thân vô can với sai sót. Khi bấm nút “KHÔNG BIỂU QUYẾT” cho bản Dự thảo còn “có những vấn đề chưa ngã ngũ” và việc thảo luận được “khép lại… hơi nửa vời”, thì không thể coi là mình đã làm hết trách nhiệm.

Dự thảo còn nhiều lỗi đáng kể, mà không nhận ra lỗi nào, thì trình độ quá kém. Khi trình độ quá kém thì có thể không tự nhận thức được là mình kém, nên trách nhiệm về hành động sai lầm của đại biểu kém cỏi thuộc về cái tổ chức đã tuyển chọn người ấy đưa vào Quốc hội, để tham gia làm Hiến pháp, làm luật và quyết định những vấn đề trọng đại của Quốc gia.

Nếu biết Dự thảo còn nhiều lỗivẫn bấm nút “TÁN THÀNH” thì nên đánh giá thế nào?

Khi cho rằng mình làm như vậy là do chịu sức ép của thế lực nào đó, thì nên thừa nhận mình thiếu bản lĩnh.

Khi cho rằng mình làm như vậy là do ý thức trách nhiệm đối với đảng hay tổ chức nào đó, thì nên thừa nhận mình thiếu trách nhiệm với Tổ quốc và Nhân dân.

Nhiều đại biểu Quốc hội thường lấy “kỷ luật đảng”, “ý thức tổ chức”“lợi ích chung” để lập luận cho lá phiếu “TÁN THÀNH”. Nhưng, nếu chỉ bấm nút theo lệnh của “tổ chức”, thì cũng vì “lợi ích chung”, nên ở nhà, và “ủy nhiệm” cho Tổng Bí thư hay ai đó trong bộ sậu lãnh đạo “bấm nút thay”. Như vậy, vừa tiết kiệm được tiền của Dân chi cho đại biểu đi lại họp hành một cách vô ích, vừa giúp lộ diện danh tính những vị phải thực sự chịu trách nhiệm về những quyết định quan trọng. Ấy là nhằm khắc phục tình trạng “ném đá dấu tay”, quyết bừa rồi cuối cùng không có ai đứng ra chịu trách nhiệm. Nếu thực sự có tinh thần trách nhiệm với Dân, thì hãy thôi đóng kịch, rút khỏi cái sân khấu… tiêu tốn tiền của Dân để lừa Dân. Nói thẳng như vậy, để đừng viện dẫn những lý do cao sang, nhằm ngụy biện cho động cơ cá nhân.

6.5.

Một trong những yếu tố quyết định chất lượng lập hiến, lập pháp và hoạch định chính sách là trình độ của các đại biểu Quốc hội.

Hãy thử tưởng tượng, giả sử bản thân chưa hề học nghề Y và chưa hề đứng trước bàn mổ. Vậy mà ông giám đốc lại bảo quý vị là người tốt, được bệnh viện tín nhiệm, giao cho nhiệm vụ cầm dao mổ não ai đó. Hẳn quý vị toát mồ hôi, lắp bắp không nói nên lời. Nhưng ông ấy động viên, cứ mạnh dạn mà làm đi, lúng túng chỗ nào thì sẽ chỉ bảo chỗ ấy… Liệu quý vị có yên tâm cầm dao mổ hay không?

Hoàn cảnh tương tự, giả sử quý vị chưa hề có kiến thức về ngành Luật và chưa hề đọc kỹ để hiểu rõ một luật nào cả. Vậy mà “bề trên” lại bảo quý vị là đồng chí tốt, được “tổ chức” tín nhiệm, cơ cấu vào Quốc hội để tham gia làm Hiến pháp, làm luật và quyết định bao vấn đề trọng đại của đất nước, ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 90 triệu người dân. Thế thì quý vị có nhận lời hay không? Lẽ ra nên băn khoăn và từ chối, thì quý vị lại phấn khởi nhận lời và “xắn tay lao ngay vào việc”.

Chỉ riêng buổi chiều ngày 11/11/2011, tại Kỳ họp thứ 2, các vị đại biểu Quốc hội khóa XIII đã biểu quyết thông qua 4 luật: Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13, Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13, Luật Tố cáo số 03/2011/QH13Luật Đo lường số 04/2011/QH13.

Vào cái buổi chiều dơ tay bấm nút biểu quyết ấy, 333 trong số 500 đại biểu (chiếm 66,6%) mới tham gia Quốc hội lần đầu, nghĩa là chưa bao giờ tham gia thông qua luật. Tất nhiên, chưa biết thì vẫn có thể học. Nhưng trong vòng chưa đầy 6 tháng kể từ ngày bầu cử (22/5/2011) và chưa đầy 4 tháng kể từ ngày đầu tiên tham gia họp Quốc hội (21/7/2011), họ đã kịp học bù bao nhiêu kiến thức về Luật? Thời gian bổ túc thì quá ngắn, vào lúc 439 đại biểu (chiếm 87,8%) đã vượt ngưỡng tuổi 40, nghĩa là đã ở độ tuổi học thì chậm, mà học trước lại quên sau. Và lại diễn ra trong hoàn cảnh họ đều đã quá bận rộn với bao trọng trách, liệu có còn thời gian để tĩnh tâm mà học hành một cách nghiêm túc và hiệu quả hay không?

Những nghề khác phải học nghề trước khi hành nghề. Hơn nữa, dù đã trải qua 5 năm Đại học Y một cách chính quy, cũng chưa được phép lập tức cầm dao để mổ não bệnh nhân. Dù đã kết thúc 4 năm Đại học Luật một cách nghiêm túc, cũng chưa được phép leo ngay lên ghế thẩm phán để xử tội giết người. Và dù năm hay mười năm nữa trôi qua, thì cũng không nhiều người trong số đã tốt nghiệp đại học có thể đạt được cương vị cầm dao mổ hay làm thẩm phán.

Ấy vậy mà “nghề nghị sĩ” lại cho phép hành nghề trước khi học nghề: Tham gia lập hiến và lập pháp trước khi học kiến thức “A-Bờ-Cờ” về Luật. Chưa đủ khả năng hiểu rõ và áp dụng đúng Hiến pháp và luật, mà đã được tham gia làm Hiến pháp và làm luật, thì có phải là ngược đời hay không?

Cho đến lúc kết thúc 5 năm nhiệm kỳ Quốc hội, dù cố gắng tranh thủ học thêm, thì chút kiến thức kiểu “chuyên tu”, “tại chức”, “từ xa”, vào tuổi “xế chiều” của những người đang bận bịu với quá nhiều trọng trách, khó mà đọ được với tầm “lõm bõm” của thanh niên trẻ trung sau 4 năm đại học chính quy. Thế nhưng, trong vòng 5 năm “vừa học vừa làm”, những nghị sĩ ấy lại có bề dầy thành tích, là đã tham gia ban hành rất nhiều luật, thậm chí ban hành cả Hiến pháp. Có thể tự hào về thành tích làm liều ấy hay không?

6.6.

Không phải ta muốn đòi hỏi các đại biểu Quốc hội phải có bằng cấp. Cùng với các loại chức vụ, bằng cấp đã trở thành hàng hóa giữa thời “xã hội chủ nghĩa định hướng thị trường”. Dù bằng cấp “xịn” cũng chưa đủ, mà có thể cũng chẳng cần, thậm chí có thể là vô ích. Tại Quốc hội Khóa XIII, 263 đại biểu có trình độ đại học (chiếm 52,6%) và 228 đại biểu có trình độ trên đại học (chiếm 45,6%). Tức là 98,2% tổng số đại biểu Quốc hội Khóa XIII có bằng cấp đại học trở lên, và có lẽ nhiều bằng cấp trong số đó là “xịn”. Tỷ lệ này không phải là cao, mà là quá cao. Nhưng chất lượng làm việc của Quốc hội thì lại quá thấp.

Dư luận xôn xao về một số thông tin trong bài “Đề nghị hình sự hóa mua dâm đồng tính” của Thái Sơn đăng trên Thanh niên Online ngày 16/3/2014. Chẳng hạn:

“Đặc biệt, đại diện Bộ Công an nhận xét để đáp ứng toàn diện, đầy đủ hơn yêu cầu trong tình hình hiện nay, Bộ luật Hình sự sửa đổi sắp tới cần nghiên cứu hình sự hóa nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội đang xảy ra trong thời gian qua như: tổ chức lập hội trái phép, kêu gọi xóa bỏ hoặc thay đổi Hiến pháp…”

Để có thể đem Hiến pháp 1992 ra sửa đổi, thì chắc chắn phải có nhiều người đề nghị hay “kêu gọi… thay đổi Hiến pháp”. Để được chấp nhận, thì chắc chắn đề nghị ấy phải được nhiều người trong Trung ương và Bộ Chính trị của ĐCSVN chia sẻ. May cho họ, nếu Bộ luật Hình sự đã được sửa đổi từ trước đó, đúng như ý muốn của “đại diện Bộ Công an”, thì những người đề nghị sửa đổi Hiến pháp 1992 đã phạm tội hình sự và bị nhốt hết vào tù mất rồi.

“Kêu gọi… thay đổi Hiến pháp” chỉ là thực thi quyền tự do ngôn luận (Điều 25 Hiến pháp 2013) và quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước (Điều 28 Hiến pháp 2013). Vậy thì tại sao “đại diện Bộ Công an” lại coi việc thực thi hai quyền hiến định ấy là “hành vi nguy hiểm cho xã hội”“cần… hình sự hóa”?

Chắc hẳn vị “đại diện Bộ Công an” phải có bằng cấp cao về Luật, thì mới được Bộ Công an cử làm “đại diện” tại “hội nghị tổng kết thi hành Bộ luật Hình sự diễn ra với sự tham dự của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc”. Hơn nữa, thiên hạ còn xì xào, rằng vị “đại diện Bộ Công an” ấy không phải hạ sĩ quan, mà là cấp tướng, không phải là cử nhân hay thạc sĩ, mà là Giáo sư Tiến sĩ. Nghĩa là bằng cấp thì rất cao, nhưng trí tuệ lại rất thấp. Trong những trường hợp như vậy thì bằng cấp quả là vô ích.

6.7.

Vấn đề cốt lõi không phải là bằng cấp, mà là kiến thứchiểu biết, không thể chỉ chung chung, mà phải cụ thể. Nếu cần thông qua một luật nào đó, thì tấm bằng cử nhân, hay thạc sĩ, hay tiến sĩ về Luật cũng vẫn chưa đủ, mà người tham gia biểu quyết phải đầu tư đủ thời gian để hiểu rõ nội dung và hệ quả của dự luật ấy. Nếu không hiểu rõ mà vẫn tham gia biểu quyết thì vô trách nhiệm. Nếu tổ chức lấy phiếu biểu quyết của những người không hiểu rõ vấn đề thì cũng vô trách nhiệm nốt.

Trước khi thi đấu thể thao phải trải qua kiểm tra doping. Vậy thì, trước khi thông qua Hiến pháp hay một luật nào đó, tại sao không tiến hành kiểm tra trắc nghiệm, và chỉ cho những đại biểu Quốc hội nào có đủ hiểu biết tối thiểu về nội dung văn bản ấy được tham gia biểu quyết?

6.8.

Có lẽ chưa quốc hội nào trên thế giới áp dụng sáng kiến kiểm tra trắc nghiệm như trên. Ở những quốc gia đa đảng, các dự luật được chuyên gia của các đảng liên minh và đảng đối lập tranh luận, mổ xẻ và hoàn chỉnh, trước khi đưa ra Quốc hội để biểu quyết. Khi đó, lá phiếu của phần lớn đại biểu phụ thuộc vào quan điểm của đảng mình, và kết quả biểu quyết chỉ phản ánh tương quan lực lượng giữa các đảng tham gia Quốc hội.

Còn trong chế độ độc đảng toàn trị, thì văn bản luật chỉ thể hiện ý muốn của thế lực cầm quyền. Dù mang ra Quốc hội thảo luận và biểu quyết, nhưng các đại biểu Quốc hội đều do một tổ chức duy nhất chọn ra, nên họ cũng chỉ đại diện cho tổ chức ấy mà thôi. Vì vậy, Hiến pháp và luật giống như những thứ được sinh ra, không phải từ hôn nhân cận huyết, mà là từ hôn nhân đồng huyết. Thế thì làm sao có thể đảm bảo được rằng những đứa con được sinh ra sẽ không bệnh hoạn?

6.9.

Nếu không có kỹ năng mổ mà vẫn liều lĩnh cầm dao mổ, thì sau khi hại mấy mạng người cũng bị bệnh viện nhận ra chân tướng mà sa thải.

Nếu không hiểu biết về pháp luật mà vẫn leo lên ghế chánh án, rồi xử tử oan mấy mạng người, thì dư luận cũng chẳng để yên, và dù đã cống nạp rất nhiều thì cũng vẫn bị “thuyên chuyển công tác”.

Song nếu thiếu hiểu biết cần thiết vẫn tham gia ban hành Hiến pháp sai và luật sai, có thể làm hại hàng vạn, thậm chí hàng triệu người, thì lại được bình yên tại vị, tiếp tục phạm thêm sai lầm cho đến hết nhiệm kỳ. Tại sao có thể bất công như vậy?

Sai lầm nghị trường không chỉ dừng lại ở lĩnh vực lập hiến và lập pháp, mà xâm nhập bao quyết định về chính sách, ảnh hưởng đến cuộc sống và tính mạng của muôn dân. Không có hiểu biết về vấn đề khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, mà vẫn thản nhiên bấm nút “tán thành”. Bây giờ, sai lầm đã không thể chối cãi, đã chịu thừa nhận là sẽ lỗ nặng đến năm 2020, mà Quốc hội vẫn lặng thinh, như thể vô can. Không có hiểu biết về điện hạt nhân, mà vẫn “tán thành” xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận. Tại sao có thể hành động vô trách nhiệm, bất chấp hậu quả như vậy?

Với những người tham gia Quốc hội vì lợi ích bản thân thì chẳng nói làm gì. Còn những người vẫn nặng lòng với Dân, với Nước, thì nên tự trả lời câu hỏi: Khi không có đủ trình độ để tham gia lập hiến, lập pháp và quyết định những vẫn đề trọng đại của Quốc gia, hay không có đủ bản lĩnh để phản đối cái sai và bảo vệ cái đúng, thì có nên vào Quốc hội để rồi tòng phạm với những quyết định hại Dân, hại Nước hay không?

  1. Tâm tư đọng lại

7.1.

Dù hài lòng hay thất vọng với kết quả của đợt thảo luận sửa đổi Hiến pháp, thì đó cũng là cơ hội để nhiều người bày tỏ chính kiến. Dù có chấp nhận quan điểm của phía bên kia hay không, thì đó cũng là dịp để hiểu thêm lập trường của nhau. Dân chúng có điều kiện hiểu hơn tâm và tầm của thế lực cầm quyền và của các đại biểu Quốc hội. Giới cầm quyền cũng hiểu hơn bức xúc, nguyện vọng và năng lực của Nhân dân. Đấy có lẽ thành quả đáng kể nhất của đợt thảo luận sửa đổi Hiến pháp 1992.

7.2.

Bản thân tôi không tán thành một số nội dung mấu chốt của Hiến pháp 2013, nhưng chưa bao giờ nuôi ảo tưởng rằng thế lực đương quyền có thể chấp nhận sửa đổi chúng ngay trong đợt này.

Nếu thông qua ngay một bản Dự thảo Hiến pháp được sửa đổi nửa vời, có thể chứa một số điều khoản tiến bộ, nhưng vẫn bảo lưu những điểm mấu chốt sai trái, thì có thể trước mắt Dân ta sẽ dễ thở hơn một chút, nhưng lại bị cùm lâu hơn.

Ngược lại, nếu ráng chịu Hiến pháp 1992 thêm một thời gian nữa, đến khi thế lực cầm quyền dễ chấp nhận thay đổi hơn, rồi sửa đổi Hiến pháp một cách cơ bản, xóa những quy định lệch lạc, thì trước mắt Dân ta tiếp tục phải chịu ngột ngạt, nhưng có thể sẽ thoát cùm sớm hơn.

Đối với giới cầm quyền, nếu bằng mọi cách thông qua một bản Hiến pháp được sửa đổi theo hướng bảo thủ, thì sẽ tự phủ định trình độ nhận thức và khả năng thích nghi của chính mình, và sẽ càng khoét sâu hơn nỗi thất vọng trong lòng Dân.

Vì vậy, một trong những mục đích của tôi khi viết mấy bài liên quan đến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là xới lên, để giới cầm quyền thấy rõ hơn nhiều vấn đề khúc mắc, và nhận ra rất khó dung hòa, mà quyết định tạm gác lại việc sửa đổi Hiến pháp. Như vậy sẽ tốt hơn cho cả hai bên, cả bên Dân lẫn bên cầm quyền.

Ngày 11/4/2013 Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình Ủy ban thường vụ Quốc hội một bản Dự thảo, trong đó tên gọi “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” được đề xuất làm phương án hai, bên cạnh phương án một là giữ nguyên tên nước hiện nay. Điều đó được một số người coi là biểu hiện tiến bộ, làm gia tăng tâm lý chấp nhận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Trong hoàn cảnh ấy, tôi đã vội viết bài Quốc hiệu nào hội tụ lòng Dân?, một phần để chỉ ra rằng những thay đổi nửa vời như vậy vẫn chưa đủ.

Với hy vọng mong manh, tôi dự định kết thúc loạt bài can ngăn việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp bằng hai bài “Hiến pháp của ai, do ai, vì ai?”“Để Hiến pháp thực sự là Hiến pháp”. Nhưng cuối cùng thì dừng lại, sau khi công bố bài Đảng và Nhân dân – Vị thế bị tráo, vì thấy rõ rằng hoàn toàn không có hy vọng lay chuyển được quyết tâm thông qua Hiến pháp của thế lực cầm quyền. Và cũng đành gác lại việc nêu ra nhiều lỗi đã phát hiện từ lâu trong các bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, trong đó có lỗi vi hiến được trình bày ở phần 4.4 của bài viết này. Họ đã không thành tâm tiếp thu, thì việc gì mình phải tốn công góp ý?

Không phải vì thế mà tôi thấy thất vọng, hay thấy uổng công. Bởi mục tiêu chính của tôi khi viết những bài về đề tài xã hội đơn thuần là góp phần nâng cao dân trí, trong đó có cả quan trí. Khi dân trí thấp, thì quan trí cũng thấp và chính quyền nào cũng dễ trở nên tha hóa.

7.3.

Hy vọng bốn bài viết về Hiến pháp 2013 sẽ giúp nhiều bạn đọc hiểu rõ hơn thực trạng của Hiến pháp, đồng thời hiểu thêm về tâm và tầm của những người liên quan.

Hy vọng thế lực cầm quyền ngày càng nhận rõ, rằng nhiều thứ họ vẫn nghĩ và tin là đúng, thì hóa ra sai. Hiểu được mình đang sai, có thể họ vẫn cứ làm, nhưng có lẽ thái độ mềm mỏng hơn và hậu quả nhẹ hơn đôi chút, so với làm sai mà tưởng là đúng. Không phải cứ chức cao thì tầm nhìn bao quát, cái gì cũng tường tận. Đừng ỷ vào quyền lực mà áp đặt, can thiệp sâu vào những nội dung chuyên môn ngoài tầm am hiểu của bản thân. Các chuyên gia có thể chỉ là người giúp việc, chỉ là cấp dưới, nhưng trong lĩnh vực chuyên môn thì họ là bậc thầy. Hãy để họ tự làm và tự chịu trách nhiệm. Và đừng quá coi thường hiểu biết của người dân. Dù im lặng, nhưng Dân không vô tri vô giác, không dễ bị lừa.

Hy vọng những người đã tham gia soạn thảo Hiến pháp, và còn soạn thảo nhiều luật nữa, sẽ bình tâm suy ngẫm, để trả lời các câu hỏi: Hiểu biết của mình đã đủ rộng, kiến thức của mình đã đủ sâu, để xứng đáng với vai trò tham gia viết Hiến pháp và luật hay chưa? Năng lực và bản lĩnh của mình có đủ đáp ứng được đòi hỏi của trọng trách ấy hay không? Và mình đã làm hết trách nhiệm hay chưa?

Mong sao, rồi đây đại biểu Quốc hội sẽ cố gắng học hỏi để hiểu rõ những điều được đem ra biểu quyết, và thận trọng hơn, nghiêm túc hơn, có trách nhiệm công dân hơn khi bấm nút.

Ước rằng, sẽ có những đại biểu Quốc hội tự trọng, trung thực và nặng lòng với Dân, với Nước, đến mức kiên quyết không tham gia biểu quyết một vấn đề nào đó, nếu bản thân không đủ hiểu biết để tự mình đánh giá và đưa ra kết luận.

7.4.

Với tư cách công dân, tư cách cử tri, chúng ta không nên phủ nhận trách nhiệm của bản thân đối với việc Quốc hội thông qua Hiến pháp 2013.

Vì sao ư? Có thể tìm được gợi ý trong bài “Làm sao mà đem kỷ luật Quốc hội được” của Nguyên Hà đăng trên VnEconomy, thuật lại ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào chiều 21/2/2014, khi bàn về trách nhiệm của Quốc hội đối với các quyết định sai lầm:

“Quốc hội không có người đứng đầu, vấn đề đưa ra xin ý kiến cứ trên 250 đại biểu đồng ý thì là được quyết định. ‘Ai kỷ luật Quốc hội, không có, nhưng cái ông tham mưu, ông trình, ông thẩm tra nếu sai là bị xem xét’.”

Lạ thay, “Quốc hội không có người đứng đầu”, tức là không bị ai điều khiển, vậy thì các đại biểu hay bị “ma xui quỷ khiến” hay sao, mà lại đồng loạt biểu quyết tán thành cả những thứ đáng phải hổ thẹn?

Một Quốc hội thanh thản phủi trách nhiệm như vậy có xứng đáng với nhiệm vụ và quyền hạn được hiến định tại Điều 70 Hiến pháp 2013, là “Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật”, “Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”, và bầu các vị trí đứng đầu bộ máy Nhà nước, hay không? Nhân dân ta có cần một Quốc hội như thế hay không?

Chẳng nhẽ các đại biểu Quốc hội chỉ bấm nút cho oai, chứ chẳng cần phải chịu trách nhiệm nào cả? Vậy thì ai phải chịu trách nhiệm về các quyết định sai lầm của Quốc hội? Hãy nghe tiếp cách lý giải của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng:

“Ông cũng đề nghị cần làm rõ vấn đề trách nhiệm, vì trên diễn đàn cũng có đại biểu nói là Quốc hội không thể vô can. Nhưng, ‘nhân dân bầu lên Quốc hội để thay mặt nhân dân, làm sao mà đem kỷ luật Quốc hội được, không có đâu’, Chủ tịch quả quyết.”

Có nghĩa là: “Nhân dân bầu lên Quốc hội” (“bầu lên chứ không phải “bầu ra như ta thường nói đâu), và Quốc hội chỉ “thay mặt Nhân dân”, nên nói cho cùng thì trách nhiệm về mọi quyết định sai lầm của Quốc hội phải thuộc về Nhân dân.

Với việc thẳng thắn phủ định mệnh đề “Quốc hội không thể vô can”, Chủ tịch Quốc hội đã giúp cho cử tri cả nước hiểu ra cái sự thật giản đơn là: Quốc hội thay mặt Nhân dân ra quyết định về những vấn đề trọng đại, nhưng sự “giúp đỡ” chỉ dừng lại tại đó. Đừng ảo tưởng rằng Quốc hội sẽ đứng ra chịu trách nhiệm về các quyết định ấy thay cho… Nhân dân. “Không có đâu.”

Có lẽ lo rằng còn nhiều người chậm hiểu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lại nhấn mạnh tại Hội nghị đại biểu chuyên trách về Luật Đầu tư công sửa đổi vào sáng ngày 11/4/2014, rằng

“Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai.”

Khẳng định này cũng khó nghe như mệnh đề: “Kẻ giết người cũng là dân, dân giết dân thì dân chịu, chứ xử tù ai.” Nhưng đừng chỉ chú tâm phủ định cái chân lý mà một chính trị gia 68 tuổi đúc kết qua bốn nhiệm kỳ tham gia Quốc hội, từ Khóa X (khi còn là Bộ trưởng Bộ tài chính) đến Khóa XIII (khi đã là Chủ tịch Quốc hội). Nên coi đó là “thuốc đắng dã tật”, là thông điệp sâu lắng, nhắn nhủ cử tri cả nước hãy bình tâm suy nghĩ về trách nhiệm của chính mình.

Có thật là chúng ta không hề có trách nhiệm đối với các quyết định sai lầm của Quốc hội hay không? Cứ mỗi kỳ bầu cử Quốc hội, ta lại đứng trước danh sách ứng cử viên hoàn toàn xa lạ. Ngoài mấy dòng lý lịch trích ngang vô hồn thì ta không hề biết gì về họ. Chức vụ và thâm niên chẳng đảm bảo được gì giữa thời tham nhũng ngập tràn bộ máy cầm quyền, càng to thì càng dễ tham nhũng. Bằng cấp chẳng đảm bảo được gì giữa thời “học giả bằng thật”, và có nhiều thứ “càng học càng sai”, càng khó chữa. Ta chưa hề tiếp xúc với các ứng cử viên, chưa hề nghe họ trình bày hay hứa hẹn, dù trực tiếp hay gián tiếp qua tivi. Vậy mà ta vẫn chậc lưỡi bầu bừa cho mấy cái tên xa lạ, xa lạ đến mức mấy ngày sau đã không nhớ nổi mình từng bầu cho ai.

Nghìn cái chậc lưỡi chưa đủ gợn sóng lăn tăn. Nhưng khi 60 triệu cử tri cả nước cùng chậc lưỡi thì cộng hưởng thành năng lượng khủng khiếp, có thể gây siêu sóng thần nhấn chìm cả Dân tộc. Những lá phiếu vô trách nhiệm của chúng ta đã góp phần đưa bao vị không đủ tâm và tầm vào Quốc hội, để họ tham gia hợp pháp hóa những chủ trương, đường lối, chính sách sai trái và những quyết định tệ hại, gây ảnh hưởng nặng nề cho cuộc sống muôn dân, mà thủ phạm chẳng hề thấy vấn vương trách nhiệm. Vậy thì tại sao ta lại không tự trách ta?

Bản thân ta thường chậc lưỡi bầu cho những ứng cử viên mà mình không hề hay biết, thì sao ta có thể thản nhiên phê phán các đại biểu Quốc hội, khi họ chậc lưỡi bỏ phiếu tán thành những điều mà họ không hề hiểu biết?

Thay vì trốn tránh và dồn hết trách nhiệm lên đầu những vị mang danh “đại biểu”, ta hãy tự kiểm điểm một cách nghiêm túc và trả lời câu hỏi: Có nên tiếp tục vô trách nhiệm với bản thân và đồng bào, mà nhắm mắt bầu ra Quốc hội như vậy, rồi phó mặc số phận của mình cho họ, hay không?

Rút kinh nghiệm, từ nay cá nhân tôi sẽ quán triệt nguyên tắc “Không biết không bầu!” Phải tự chịu trách nhiệm về lá phiếu của bản thân, không thể dựa dẫm ỷ lại vào chất lượng đề cử hay sơ tuyển của bất cứ tổ chức nào. Thậm chí, nếu danh sách những người ứng cử tại đơn vị bầu cử của mình chỉ bao gồm những vị mà bản thân không hay biết, hoặc biết láng máng nhưng chẳng đủ để yên tâm tin tưởng, thì sẽ dứt khoát chẳng bầu cho ai cả. Thà chấp nhận để lá phiếu của mình không được tính, còn hơn bầu bừa để rồi tòng phạm hại Nước, hại Dân và hại cả bản thân.

Đấy có lẽ là bài học bổ ích và thiết thực nhất có thể rút ra qua đợt sửa đổi Hiến pháp 1992 và từ thông điệp bộc trực của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

* * * * * * * * * *

Phụ lục I: Kết quả biểu quyết thông qua 4 luật trong hai ngày 25 – 26/11/2013

Biểu quyết Tham gia biểu quyết Tán thành Không tán thành Phiếu trắng
Số người % tổng số ĐBQH Số người % tổng số ĐBQH Số người % tổng số ĐBQH Số người % tổng số ĐBQH
Điểu 9 440 88,35% 439 88,15% 0 0,00% 1 0,20%
Điều 74 437 87,75% 430 86,35% 4 0,80% 3 0,60%
Điều 75 436 87,55% 413 82,93% 18 3,61% 5 1,00%
Toàn bộ 436 87,55% 434 87,15% 0 0,00% 2 0,40%

Bảng 6: Kết quả biểu quyết thông qua Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật – Ngày 25/11/2013

Biểu quyết Tham gia biểu quyết Tán thành Không tán thành Phiếu trắng
Số người % tổng số ĐBQH Số người % tổng số ĐBQH Số người % tổng số ĐBQH Số người % tổng số ĐBQH
Điểu 10 430 86,35% 409 82,13% 17 3,41% 4 0,80%
Điều 18 422 84,74% 405 81,33% 9 1,81% 8 1,61%
Điều 20 428 85,94% 422 84,74% 2 0,40% 4 0,80%
Toàn bộ 430 86,35% 419 84,14% 8 1,61% 3 0,60%

Bảng 7: Kết quả biểu quyết thông qua Luật tiếp công dân – Ngày 25/11/2013

Biểu quyết Tham gia biểu quyết Tán thành Không tán thành Phiếu trắng
Số người % tổng số ĐBQH Số người % tổng số ĐBQH Số người % tổng số ĐBQH Số người % tổng số ĐBQH
Điểu 1 443 88,96% 440 88,35% 2 0,40% 1 0,20%
Điều 8 440 88,35% 432 86,75% 5 1,00% 3 0,60%
Toàn bộ 443 88,96% 440 88,35% 0 0,00% 3 0,60%

Bảng 8: Kết quả biểu quyết thông qua Luật đấu thầu (sửa đổi) – Ngày 26/11/2013

Biểu quyết Tham gia biểu quyết Tán thành Không tán thành Phiếu trắng
Số người % tổng số ĐBQH Số người % tổng số ĐBQH Số người % tổng số ĐBQH Số người % tổng số ĐBQH
Điểu 1 437 87,75% 431 86,55% 3 0,60% 3 0,60%
Điều 5 438 87,95% 437 87,75% 1 0,20% 0 0,00%
Điều 7 437 87,75% 435 87,35% 0 0,00% 2 0,40%
Toàn bộ 436 87,55% 432 86,75% 2 0,40% 2 0,40%

Bảng 9: Kết quả biểu quyết Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) – Ngày 26/11/2013

Phụ lục II

Theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, chỉ những “người ứng cử được quá nửa số phiếu hợp lệ” mới có thể được coi “là người trúng cử” (Điều 70).

“Nếu số người trúng cử chưa đủ số đại biểu được bầu do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ấn định cho đơn vị bầu cử thì… phải… đề nghị Hội đồng bầu cử xem xét, quyết định việc bầu cử thêm ở đơn vị bầu cử đó. Trong trường hợp bầu cử thêm thì ngày bầu cử được tiến hành chậm nhất là hai mươi ngày sau cuộc bầu cử đầu tiên (Điều 71 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội).

“Nếu số cử tri đi bỏ phiếu chưa được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách cử tri thì… đề nghị Hội đồng bầu cử xem xét, quyết định việc bầu cử lại ở đơn vị bầu cử đó. Trong trường hợp bầu cử lại, ngày bầu cử được tiến hành chậm nhất là mười lăm ngày sau cuộc bầu cử đầu tiên (Điều 72 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội).

Ngày 16/9/2014

Bản gốc được lưu trữ tại trang

http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hxphu/index.php?page=differentwritings

(với định dạng HTMPDF)

Bắt mạch Hiến pháp

Theo Blog Hoàng Xuân Phú

 Bài 1:Hiến pháp 2013 – Sửa nhầm hay đổi thiệt? 

Bài 2:Hiến pháp vi hiến 

Cuối tháng 3 năm 2013 dân cư mạng bỗng xôn xao về việc Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), báo Nhân dân (Cơ quan Trung ương của ĐCSVN), trang VOV Online (Đài Tiếng nói Việt Nam) cùng nhiều báo chí và trang mạng “lề phải”, như Tiền phong, Tuổi trẻ, Văn nghệ Quân đội, Vietnamnet… đồng loạt viết Hiếp pháp” thay cho “Hiến pháp”. Trước đó, ngày 22 tháng 11 năm 2011, Văn phòng Chính phủ cũng gửi công văn số 8298/VPCP-PL “V/v thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng về cuộc họp trực tuyến tổng kết Hiếp pháp”. Trong hoàn cảnh Nhân dân bị áp đặt một bản Hiến pháp trái với nguyện vọng và có hại cho phía dân, lại tạo điều kiện dễ dãi cho bộ máy thống trị, thì cách chơi chữ này quả là ý nhị và thâm thúy.

 

Trên bàn phím thông thường, hai phím “N”“P” nằm cách xa nhau, vì vậy khó mà vô tình gõ nhầm. Chẳng hiểu nguyên do thực sự là gì, nhưng việc họ thay chữ cái “N” bằng “P” gợi ra cách làm ngược lại, là thay “P” bằng “N” nhằm tạo ra từ Hiến… nháp, để gọi tắt bản Hiến pháp đã đượcQuốc hội khóa XIII long trọng thông qua vào ngày 28/11/2013, khi chất lượng của nó mới đạt tầm bản nháp.

Hai bài “Hiến pháp 2013 – Sửa nhầm hay đổi thiệt?”“Hiếnpháp vi hiến” đã góp phần làm sáng tỏ nhận định “… mới đạt tầm bản nháp”. Bài này bổ sung thêm một số chứng cứ. Hy vọng chúng sẽ có ích, giúp các đại biểu Quốc hội hiểu rõ hơn cái sản phẩm mà họ đã nhất trí chọn làm Hiến pháp, và cũng giúp các cử tri hiểu rõ hơn năng lực của những người mà họ đã bầu làm đại biểu cho mình.

Một ngày không xa, chắc chắn Hiến pháp sẽ được sửa chữa lần nữa, hoặc được viết lại từ đầu. Hy vọng những người sẽ tham gia vào công việc trọng đại ấy đọc kỹ mấy bài viết này, để rút kinh nghiệm mà khắc phục một số chứng bệnh kinh niên, thường mắc phải trong các Hiến pháp của chế độ đương thời.

Để dễ theo dõi, bài này được cấu trúc theo kiểu phân loại “chứng bệnh” mắc phải. Đó là các chứng “tất định” (phần 1), “lắm lời” (phần 2), “ít chữ” (phần 3), “tuyên giáo” (phần 4), “lan man” (phần 5), “đại ngôn” (phần 6), “bất chấp” (phần 7), và “vu vơ” (phần 8).

Bài này khá dài. Chẳng phải vì người viết quá tham lam, ôm đồm, không biết chọn lọc, mà do tâm lý “dọn vườn”: Đã phải xắn tay lên dọn cỏ, thì chẳng nỡ dừng tay khi mảnh vườn vẫn còn um tùm cỏ dại. Dù đã cố gắng chọn cách trình bày, nhưng bài viết không tránh khỏi rời rạc, khô khan, vì phải đề cập đến nhiều nội dung tẻ nhạt. Mong bạn đọc dành thời gian và kiên trì đọc đến cuối, đặc biệt là những người quan tâm, muốn hiểu rõ hơn thực trạng của bản Hiến pháp đang chi phối cuộc sống của hơn 90 triệu người dân Việt Nam.

  1. Chứng “Tất định”

Trên đỉnh cao quyền lực, các nhà độc tài dễ mắc chứng tứ tưởng: Tưởng quyền lực của mình vô biên, bao trùm thiên hạ, và tưởng dân chúng thuộc quyền sở hữu của họ, nên luôn phải ngoan ngoãn, tuân thủ vô điều kiện mọi mệnh lệnh mà họ ban ra. Tưởng trí tuệ của mình cao ngất trời, và tưởng hiểu biết của dân chúng chỉ thấp lè tè ngọn cỏ. Do đó, làm người thế nào, sử dụng quyền con người ra sao, thì muôn dân đều phải đợi nhà cầm quyền cho phép và hướng dẫn thực hiện. Cũng vì vậy nên nhiễm phải chứng tất định“, nghiện đem tất cả mọi thứ ra để quy định hay định nghĩa, rồi coi đó là chuẩn mực, khuôn phép, và áp đặt lên toàn dân. Buồn thay, chuẩn mực mà thường phi lý, cứ sai hoài sai mãi…

1.1.

Một biểu hiện của chứng hoang tưởng quyền lực, coi thường người dân, là không chịu thừa nhận quyền con người thuộc phạm trù đương nhiên, như sự tồn tại của con người, mà coi quyền con người là thứ do thế lực cầm quyền ban cho dân chúng. Ban cho bao nhiêu thì dân chúng chỉ được hưởng bấy nhiêu, không được đòi hỏi hay thắc mắc. Có điều, giữa thời buổi nhãn hiệu “nhà nước pháp quyền” đã trở thành mốt, thì sự ban phát tùy ý được hợp pháp hóa thông qua thủ thuật hiến định.

Trong các Hiến pháp của chế độ này, từ “quyền con người” xuất hiện lần đầu tiên và chỉ đúng một lần tại Hiến pháp 1992, nhưng không phải để thừa nhận, mà để phủ định:

“Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật.” (Điều 50)

Nghĩa là “các quyền con người” không được thừa nhận như giá trị phổ cập, mà chỉ được “thể hiện ở các quyền công dân”, và chúng cũng chỉ “được quy định trong Hiến pháp và luật”.

Sang Hiến pháp 2013, từ “quyền con người” xuất hiện 9 lần, không còn bị đồng nghĩa mà được song hành với “quyền công dân”, nhưng cả hai đều không thoát nổi số phận chỉ được công nhận… theo Hiến pháp và pháp luật”:

“Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.” (Khoản 1 Điều 14)

Vậy là cả những quyền con người hiển nhiên cũng không được thừa nhận, nếu không vượt qua “cửa ải hiến định”. Điều đó cho thấy chứng “tất định” giống như một thứ bệnh ung thư đã di căn, tác động xấu tới cuộc sống của mọi người dân.

1.2.

Một căn nguyên khác của chứng “tất định” là bệnh ấu trĩ nghề nghiệp trong lĩnh vực lập hiến và lập pháp. Ấy là tưởng rằng quy định càng kỹ, càng cụ thể thì càng chặt chẽ, càng ít bị lợi dụng. Nhưng cuộc sống quá bao la, đến mức không một tấm lưới pháp lý nào có thể bao trùm hết mọi hoàn cảnh thực tế, nên càng cố căng ra để phủ thì càng sơ hở, rồi kéo căng quá thì rách cả lưới. Khi sa đà vào cụ thể, thì cũng đánh mất tính tổng quát, nên có thể trở nên sai hoặc để sót nhiều trường hợp, và đôi khi còn dễ bị lợi dụng hơn. Chẳng hạn, Điều 153 Bộ luật hình sự số 15/1999/AH10 quy định về “Tội buôn lậu”, nhưng chỉ đề cập đến hành vi “buôn bán trái phép qua biên giới. Khi đã viết cụ thể “qua biên giới”, thì không thể coi “buôn bán trái phép” trong nội địa Việt Nam là phạm “tội buôn lậu” (theo Điều 153) nữa. Vậy thì cứ việc “buôn bán trái phép”, nhưng tránh vượt “qua biên giới” là thoát được tội này, mặc dù buôn bán hàng cấm hoặc hàng trốn thuế (kể cả trong nội địa) thường được coi là “buôn lậu”.

1.3.

Khi đã nghiện quy định, nghiện định nghĩa, cố định nghĩa cả những thứ không cần định nghĩa, hay không thể định nghĩa chính xác, thì khó tránh khỏi những kết quả ngây ngô. Ví dụ đơn giản là Khoản 1 Điều 13 Hiến pháp 2013, quy định rằng:

“Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.”

Có thể rút ra điều gì từ đây? Khi đã viết cụ thể là “hình chữ nhật”, “chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài”, và “ở giữa có ngôi sao”, thì có nghĩa các nhà lập hiến rất chú trọng chi tiết và tính chính xác, đặc biệt là coi trọng hình dáng, tỷ lệ kích thướcvị trí của ngôi sao. Do đó, khi đã quy định tỉ mỉ như thế, thì tỷ lệ nào không được nhắc tới có thể coi là không quan trọng và có thể chọn tùy ý. Chẳng hạn, nếu “hình chữ nhật” (với “chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài”) to bằng mặt bàn và “ở giữa có ngôi sao”… nhỏ xíu như con ruồi, thì vẫn phù hợp với mọi tiêu chuẩn được quy định chi tiết trong Hiến pháp. Nhưng có thể coi cái thứ hợp hiến ấy là Quốc kỳ của nước CHXHCN Việt Nam hay không? Cũng theo tiêu chuẩn hình dáng, tỷ lệ kích thướcvị trí của ngôi sao đã được hiến định, thử hỏi có thể chấp nhận các biến tướng của Quốc kỳ như trong Ảnh 1, Ảnh 2Ảnh 3 hay không? Có cần phải xử lý các tổ chức và cá nhân đã vi phạm Hiến pháp thông qua hành vi xuyên tạc Quốc kỳ hay không?

Ảnh 1: Quốc kỳ hình chữ nhật, nhưng tỷ lệ kích thước sai, với ngôi sao bị búa liềm chèn dạt sang một phía (Nguồn: Internet.

Ảnh 2: Quốc kỳ hình… thang lõm một cạnh, với ngôi sao theo búa liềm phiêu bạt lên trên (Nguồn: Internet

Ảnh 3: Quốc kỳ hình… méo – Không phải do gió bay, vì ngôi sao vẫn ngay ngắn, không bị méo theo nền cờ (Nguồn: Internet)

1.4.

Khoản 2 Điều 13 Hiến pháp 2013 viết như sau:

Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ ‘Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’.”

Tức Quốc huy phải là “hình tròn”, nghĩa là hình phẳng, được giới hạn bởi một đường biên có khoảng cách không đổi (được gọi là bán kính) so với một điểm cố định (được gọi là tâm). Xin hỏi: Trong hai hình ở Ảnh 4Ảnh 5, cái nào giống “hình tròn” hơn? Trong số những người đã học xong chương trình giáo dục tiểu học (được hiến định “là bắt buộc” tại Điều 61 Hiến pháp 2013), ai dám nói rằng cái hình chỗ lồi chỗ lõm trong Ảnh 5“hình tròn”? Ấy vậy mà Hiến pháp lại gọi nó là “hình tròn”, và 486 đại biểu Quốc hội đã bấm nút “tán thành”, chỉ có 2 người bỏ phiếu trắng, không có ai phản đối.

 

 

Vốn dĩ, Hiến pháp 1946 không hề hiến định Quốc kỳ và Quốc huy. Hiến pháp 1959 bắt đầu hiến định chúng, đã quy định “Quốc huy… hình tròn”, nhưng không đề cập đến hình dáng và tỷ lệ kích thước của Quốc kỳ, mà chỉ viết “ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”. Hiến pháp 1980 bổ sung thêm quy định “Quốc kỳ… hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài”. Sau đó, nội dung hiến định “Quốc kỳ… hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài… ở giữa có ngôi sao” “Quốc huy… hình tròn” được tiếp tục duy trì trong Hiến pháp 1992Hiến pháp 2013. Như vậy, suốt hơn nửa thế kỷ, cả 13 khóa Quốc hội đều “kiên định lập trường” cho rằng Quốc huy như trong Ảnh 5 là “hình tròn”.

Nội dung đơn giản như vậy mà còn hiến định sai, thì sao có thể hiến định đúng những vấn đề phức tạp? Lỗi sơ đẳng, hiển nhiên như vậy mà còn không nhận ra, thì sao có thể phát hiện nổi những sai sót không tầm thường trong Hiến pháp?

Hiến pháp Mỹ không đề cập đến Quốc kỳQuốc huy. Hiến pháp Đức cũng không nhắc đến Quốc huy, và chỉ viết gỏn gọn về Quốc kỳ như sau: “Cờ Liên bang là Đen-Đỏ-Vàng.” (Nghĩa là chỉ nhắc đến bộ màu Đen-Đỏ-Vàng, thường được dùng làm tên để gọi Quốc kỳ CHLB Đức, chứ không đưa ra quy định mang tính định nghĩa về Quốc kỳ.) Thế nhưng sự “thiếu vắng” ấy không hề cản trở hai quốc gia đó phát triển, trở thành cường quốc hàng đầu thế giới. Vậy thì tại sao các nhà lập hiến Việt Nam phải làm khác đi, cố hiến định một cách chi tiết về Quốc kỳ và Quốc huy, để rồi lại tạo ra sản phẩm ngây ngô như vậy?

1.5.

Điều 17 Hiến pháp 2013 định nghĩa:

“Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.”

Ấy là tiếp tục duy trì truyền thống hiến định tại Điều 53 Hiến pháp 1980Điều 49 Hiến pháp 1992. Với bản năng “tất định”, đương nhiên đặt ra câu hỏi: Vậy “người có quốc tịch Việt Nam” là ai? Khoản 1 Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam (Số 24/2008/QH12) cho câu trả lời… ngược lại:

“Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.”

Sử dụng quy tắc bắc cầu cho cặp mệnh đề trên, ta thu được “chân lý”:

“Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công dân Việt Nam.”

Chỉ “luận quẩn” những thứ hiển nhiên, để rồi tòi ra đặc sản “đèn cù” như vậy, thì có nhất thiết phải viết vào Hiến pháp và luật hay không?

  1. Chứng “Lắm lời”

Lời nói đầu của Hiến pháp Mỹ chỉ vẻn vẹn 52 chữ và của Hiến pháp Đức chỉ có 79 chữ. Còn ở Việt Nam, Lời nói đầu của Hiến pháp 1959 dài 1276 chữ, của Hiến pháp 1980 dài 1706 chữ và của Hiến pháp 1992 dài 532 chữ. Nghĩa là dài, rất dài, nhưng càng dài thì càng… sai, nên chưa đầy 70 năm đã phải trải qua 5 đời Hiến pháp. Có lẽ nhận thức được phần nào hạn chế ấy, nên Lời nói đầu của Hiến pháp 2013 đã được viết gọn hơn, chỉ còn 290 chữ. Tiến bộ ấy dễ nhận thấy, song không có nghĩa là Hiến pháp đã khắc phục xong chứng “lắm lời”. Sau đây là mấy ví dụ về biểu hiện của hội chứng đó trong Hiến pháp 2013.

2.1.

“Công đoàn Việt Nam… là… tổ chức chính trị – xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên” – Nội dung này được hiến định đến hai lần. Lần thứ nhất tại Điều 9:

Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam các tổ chức chính trị – xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình…”

Lần thứ hai sát ngay sau đó, tại Điều 10, với từ “người lao động” thay cho từ “thành viên”:

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động…”

2.2.

“Cơ quan… cán bộ, công chức, viên chức phải… chống tham nhũng, lãng phí” – Cái này được quy định tại Điều 8:

“Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.”

Không nhất thiết phải viết ở đó như vậy, vì nội dung “Cơ quan… cá nhân phải… chống lãng phí… chống tham nhũng” cũng xuất hiện trong Điều 56:

Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế – xã hội và quản lý nhà nước.”

Chẳng nhẽ phải đề cập hai lần, vì Quốc hội cho rằng “các cơ quan nhà nước” không phải là “cơ quan”, và “cán bộ, công chức, viên chức” không phải là “cá nhân”, hay sao?

2.3.

Đặc biệt, chỉ trong nội bộ Điều 58 mà ý “Nhà nước, xã hội… bảo vệ, chăm sóc sức khỏe…” đã được viết hai lần:

“1. Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

  1. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.”

Chẳng nhẽ phải viết hai lần vì Quốc hội cho rằng “người mẹ, trẻ em” không thuộc vào “Nhân dân”?

2.4.

Và đây nữa, cùng trong Điều 15, Khoản 2 đã quy định:

“Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.”

Vậy mà Khoản 4 còn viết:

“Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”

Chẳng nhẽ, Quốc hội cho rằng, mặc dù đã “tôn trọng quyền của người khác” theo Khoản 2, nhưng vẫn có thể “xâm phạm quyền của người khác”, nên phải dùng Khoản 4 để quy định “không được xâm phạm quyền của người khác”, hay sao? (Xem Phụ lục I.)

Nếu cho rằng Khoản 4 Điều 15 là cần thiết, thì tại sao không bổ sung thêm vào Điều 4 Hiến pháp 2013 Khoản 4 với nội dung tương tự? Cụ thể như sau:

Việc thực hiện quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội không được xâm phạm lợi ích Quốc gia, Dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.”

Thậm chí, nên viết thêm rằng:

“Nghiêm cấm việc đặt lợi ích của đảng lên trên lợi ích Dân tộc, vì quyền lợi của đảng mà hy sinh quyền lợi Quốc gia.

Thực tế chỉ ra rằng: Hiến định như vậy không thừa, mà còn hết sức cần thiết.

  1. Chứng “Ít chữ”

Phải chăng đã quen “lắm lời” thì hiến định cái gì cũng kỹ lưỡng? Không, trái lại, khi đã tốn “lắm lời” cho những chuyện không đâu, thì chỉ còn lại “ít chữ” cho những điều cần thiết.

Hiến pháp 2013 quy định (tại Điều 25):

“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Vẻn vẹn 33 chữ cho 3 nhóm quyền tự do quan trọng: Tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin; tự do tụ họp và biểu tình; tự do lập hội.

Vốn dĩ, vào thuở sơ khai của trình độ lập hiến, Hiến pháp 1946 (Điều 10) chỉ dành 21 chữ cho 3 nhóm quyền này, dưới hình thức “khoán trắng”, nghĩa là không kèm theo bất kỳ cam kết hay ràng buộc nào cả. Sau đó, Hiến pháp 1959 (Điều 25) tăng lên thành 44 chữ, chủ yếu vì bổ sung thêm cam kết:

“Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó.”

Sang đời thứ ba, Hiến pháp 1980 (Điều 67) sử dụng số chữ kỷ lục là 79, do bổ sung tiếp hai ràng buộc

“… phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân”

“Không ai được lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước và của nhân dân.”

Đến đời thứ tư, Hiến pháp 1992 (Điều 69) rút xuống còn 31 chữ, trong đó bỏ hẳn cam kết “Nhà nước bảo đảm bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó”, và thay điều kiện “phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân” bằng ràng buộc “theo quy định của pháp luật”.

Việc hủy bỏ cam kết “Nhà nước tạo điều kiện vật chất cần thiết để công dân sử dụng các quyền đó”, vốn tồn tại trong Điều 67 Hiến pháp 1980Điều 25 Hiến pháp 1959, không chỉ đơn thuần là khước từ trách nhiệm của nhà cầm quyền, mà còn thể hiện quyết tâm không cho “công dân sử dụng các quyền đó”. Chính vì mưu đồ vi hiến ấy, mà họ đã dựng lên trong Điều 69 Hiến pháp 1992 rào cản “… theo quy định của pháp luật”, rồi cố tình trì hoãn, dứt khoát không chịu ban hành văn bản pháp luật quy định việc thực hiện, để công dân không thể thực thi các quyền tự do. Sau khi nhận ra rào cản ấy không đủ kín về mặt pháp lý, họ đã thay thế nó trong Điều 25 Hiến pháp 2013 bằng bức tường thành kiên cố hơn: “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Tiếc thay, đi lạc nước cờ lập hiến nên lâm vào ngõ cụt, như phân tích trong bài “Hiến pháp 2013 – Sửa nhầm hay đổi thiệt?”.

Dân gian dùng từ “xin đểu” để chỉ kiểu “giả vờ xin, nhưng thực chất là ngang ngược ép buộc người khác phải cho”. Phải chăng, tương tự như vậy, từ “cho đểu” cũng phù hợp với kiểu “giả vờ cho, nhưng thực chất là ngang ngược cản cấm người khác nhận”?

Cũng chính vì ý đồ không cho “công dân sử dụng các quyền đó”, nên mấy quyền tự do được hiến định một cách đơn giản, mang tính chiếu lệ, và chỉ sử dụng ít chữ. Để hiểu hơn bản chất này, ta hãy so sánh với hiến pháp của vài nước khác.

Hiến pháp Mỹ (Tu chính I, bổ sung vào năm 1791) quy định:

“Quốc hội sẽ không ban hành đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, hay hạn chế quyền tự do ngôn luận, hoặc quyền tự do báo chí, hoặc quyền của người dân tụ họp (assemble) một cách hòa bình (peaceably) và kiến nghị Chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình.”

Như vậy, Hiến pháp Mỹ cũng chỉ dùng ít chữ để hiến định các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chítự do tụ họp. Không phải vì các nhà lập hiến Mỹ thiếu chữ, mà vì cho rằng không cần thiết phải viết quá nhiều về những quyền được họ quan niệm là hiển nhiên, hiển nhiên đến mức chỉ còn cần hiến định việc cấm Quốc hội ban hành các đạo luật nhằm hạn chế các quyền đó. Mặc dù “hào phóng” như vậy, nhưng quyền tụ họp không được “khoán trắng” như trong Hiến pháp 1946 hay Hiến pháp 2013 của Việt Nam, mà bị Hiến pháp Mỹ hạn chế trong khuôn khổ “tụ họp một cách hòa bình.

Đòi hỏi “tụ họp một cách hòa bình” cũng xuất hiện cùng với điều kiện “không mang theo vũ khí” trong Điều 8 Hiến pháp Đức, hiến định về quyền tự do tụ họp (bao gồm cả quyền biểu tình):

“(1) Mọi người Đức đều có quyền tụ họp một cách hòa bìnhkhông mang theo vũ khí, mà không cần phải trình báo hay được chuẩn y.

(2) Đối với các cuộc tụ họp ngoài trời, quyền này có thể bị hạn chế bằng luật hoặc trên cơ sở của một luật.”

Bên cạnh đó, Hiến pháp Đức còn dành Điều 5 để quy định về các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tinĐiều 9 để quy định về quyền tự do lập hội (xem Phụ lục II). Như vậy, để thể hiện nội dung của Điều 25 Hiến pháp 2013 (với 33 chữ) về 3 loại quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin; tự do tụ họp và biểu tình; tự do lập hội, Hiến pháp Đức phải sử dụng Điều 5, Điều 8Điều 9, với tổng cộng 215 chữ tiếng Đức và có thể dịch ra 294 chữ tiếng Việt, nghĩa là nhiều gấp gần 9 lần so với Hiến pháp hiện hành của Việt Nam. Đấy là chưa kể Điều 18 (quy định về việc tước bỏ quyền cơ bản nếu lợi dụng chúng để chống lại trật tự dân chủ tự do) và Điều 19 (quy định về nguyên tắc ban hành luật hạn chế quyền cơ bản nếu hiến pháp cho phép hạn chế).

Một ví dụ khác là điều hiến định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Trong khi Hiến pháp Việt Nam 2013 (Điều 22) sử dụng 46 chữ cho mục đích này, thì Hiến pháp Đức (Điều 13) sử dụng 334 chữ tiếng Đức, tương đương khoảng 450 chữ tiếng Việt, tức là nhiều gấp hơn 9 lần so với Hiến pháp 2013.

Hai ví dụ trên cho thấy Hiến pháp 2013 dành rất ít chữ để hiến định quyền con người, quyền công dân. Tại sao?

Phải chăng là để nhà cầm quyền dễ hạn chế hay dễ phủ định các quyền đó?

Hay do không có ý định chấp nhận chúng trên thực tế, nên cũng chẳng cần phải phí chữ cho chúng, đến mức bỏ qua cả cái ràng buộc đã trở thành kinh điển, là quyền tự do hội họp, biểu tình gắn liền với điều kiện là chúng phải diễn ra “một cách hòa bình”?

  1. Chứng “Tuyên giáo”

Chứng “lắm lời” không chỉ thể hiện ở chỗ lặp đi lặp lại một số nội dung, mà cả ở việc nhồi vào Hiến pháp những mệnh đề thuần túy “tuyên giáo”. Cứ như thể Hiến pháp là nơi để các tác giả thể hiện tài viết văn chính trị hay khả năng thuyết giáo.

4.1.

Điều 4 Hiến pháp 2013 viết:

“Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam…”

Vậy “đội tiên phong” là gì và được định nghĩa ở đâu trong hệ thống văn bản pháp luật? Thuật ngữ này chứa thuộc tính pháp lý nào, mà lại lạc vào Hiến pháp? Ngay cả ý nghĩa đời thường của nó cũng đã bị mất tiêu sau khi chiến tranh kết thúc, cái thuở “tiên phong” còn có nghĩa là đi đầu ra mặt trận, gương mẫu xông pha nơi lửa đạn… Còn bây giờ, khi lý tưởng quan trường là leo thật cao và kiếm thật nhiều tiền, với vũ khí là lợi dụng quyền lực, bất chấp pháp luật, thì “tiên phong” trên “mặt trận thi đua… tham nhũng”, hay sao?

4.2.

Khoản 1 Điều 15 Hiến pháp 2013 viết:

“Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.”

Mệnh đề này hay được tua lại trong các bài tuyên giáo. Nó có thể dùng để dạy con nít, giáo dục chúng đừng chỉ nghĩ đến quyền lợi mà quên nghĩa vụ. Nhưng khi “bị lạc” vào Hiến pháp, thì mệnh đề đó trở nên vô nghĩa. Nó hoàn toàn thừa, vì “trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ” của công dân đã được hiến định rõ ràng và đầy đủ tại Khoản 3 của chính Điều 15:

“Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.”

Hơn nữa, trong khuôn khổ một văn bản pháp lý, thì thuật ngữ “không tách rời” chỉ có thể hiểu một cách “trần trụi” theo nghĩa đen, khiến câu văn bóng bẩy ấy trở nên sai về nội dung. Đang ăn, đang ngủ, hay đang làm tình, chẳng nhẽ cũng phải thực hiện đồng thời một “nghĩa vụ công dân” nào đó, để thỏa mãn điều kiện “không tách rời”, hay sao? Đối với trẻ sơ sinh, người tàn tật nặng và cụ già nằm liệt giường, cần được chăm sóc tuyệt đối, thì “quyền” được chăm sóc của họ “không tách rời nghĩa vụ công dân” nào đây?

4.3.

Điều 45 Hiến pháp 2013 viết:

“Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.”

Hiện thân đích thực của “Tổ quốc” ra sao, khi các bên xung đột đều nhân danh “Tổ quốc”, giống như thời đất nước còn chia đôi thành hai miền Nam, Bắc? Bao giờ thì phải hay được “bảo vệ Tổ quốc”, và “bảo vệ” như thế nào? Khi Tổ quốc bị xâm lấn và đồng bào ngư dân bị ngoại bang bắt bớ, cướp bóc ngay trên vùng biển quê hương, thì công dân có nghĩa vụcó quyền “bảo vệ” hay không? Tại sao nhà cầm quyền lại sử dụng “quyền cao quý” để đàn áp những người biểu tình phản đối hành vi bành trướng của ngoại bang, nhằm thực thi “nghĩa vụ thiêng liêng”? Ôi Tổ quốc, chúng con phải bảo vệ Người thế nào đây, khi Tổ quốc của họ khác Tổ quốc của chúng con?

Tại sao không viết gọn, rằng “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ và quyền của công dân”, mà cố nhồi thêm vào đó hai tính từ “thiêng liêng”“cao quý” ? “Thiêng liêng”“cao quý” hay không là cảm nhận của mỗi người. Tình cảm đó bị chi phối bởi hình hài mà Tổ quốc hiện ra trong con mắt của từng số phận. Đối với thế lực núc ních nhờ tham nhũng, thì có lẽ Tổ quốc giống như bò cái thả rông, không mất công nuôi vẫn ngày ngày cho sữa – Yêu yêu quá đi thôi! Còn đối với dân oan lang thang trong vô vọng, thì có lẽ Tổ quốc giống như người mẹ mải theo người tình mà bỏ rơi con cái – Sao mẹ nỡ vô tình làm vậy? Hoàn cảnh khác nhau thì trạng thái tình cảm đương nhiên cũng khác nhau. Không thể đòi hỏi người bị đè đầu cưỡi cổ cũng phải hưng phấn như kẻ đang đè, đang cưỡi. Đừng đòi những phận đời đang chới với trong biển khổ phải dày vò thêm với câu hỏi “thiêng liêng”: “Ta đã làm gì cho Tổ quốc?” Hãy để lương tâm “cao quý” của các đức ông, đức bà thường nhân danh Tổ quốc trả lời câu hỏi: “Tổ quốc đã làm gì cho dân đen?” Và phía lập hiến hãy trả lời câu hỏi: Quốc hội lấy đâu ra cái quyền và cái lý để hiến định cả tình cảm của công dân, buộc mọi người phải coi đòi hỏi “bảo vệ Tổ quốc” theo kiểu nhà cầm quyền ấn định là “thiêng liêng” và “cao quý”?

4.4.

Điều 68 Hiến pháp 2013 viết:

“Nhà nước phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của Nhân dân.”

“Phát huy tinh thần yêu nước” như thế nào? Tổ chức khiêu vũ nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày quân bành trướng Trung Quốc tấn công vào các tỉnh biên giới phía bắc, nhằm ngăn cản buổi lễ tưởng niệm hàng vạn đồng bào và chiến sĩ đã ngã xuống, có phải là cách “Nhà nước phát huy tinh thần yêu nước” hay không? “Chủ nghĩa anh hùng cách mạng” là cái gì và được định nghĩa ở đâu trong hệ thống văn bản pháp luật? Nó khác với “chủ nghĩa anh hùng” (chung chung) hay “chủ nghĩa anh hùng không cách mạng” như thế nào? Cái “chủ nghĩa anh hùng cách mạng” ấy có thực sự là “của Nhân dân” hay không?

4.5.

Những mệnh đề “tuyên giáo” trong Hiến pháp 2013, như mấy ví dụ kể trên, thường có chung đặc điểm là mơ hồ về nội dung, rỗng và vô dụng về pháp lý, không cần thiết và cũng không nên xuất hiện trong một bản hiến pháp đích thực. Đó là kết quả của việc “tuyên giáo hóa” hệ thống giáo dục và đào tạo, khiến một số người đã “tu đủ các lò” có thể “đắc đạo” đến mức, dù đi đâu về đâu cũng không quên bản năng và trách nhiệm thuyết giáo. Kể cả khi tham gia viết Hiến pháp (là văn bản pháp lý lẽ ra chỉ chứa đựng những quy định cơ bản về quyền lợi và trách nhiệm của công dân, về nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức tổ chức của bộ máy nhà nước, và biện pháp kiểm soát nó), thì họ cũng không quên truyền giáo, và nhầm tưởng Hiến pháp cũng là giảng đường để triển khai công tác “tuyên giáo”.

  1. Chứng “Lan man”

Một đặc điểm phổ biến trong các bài “tuyên giáo” là hay “lan man”, nên ôm đồm về nội dungtùy tiện về ngôn ngữ. Đáng tiếc thay, khi các nhà “tuyên giáo” nhúng tay vào Hiến pháp, thì nó cũng bị lây nhiễm căn bệnh ấy. Thành thử, lẽ ra văn bản pháp luật phải được viết một cách mạch lạc, rõ ràng và chính xác, thì Hiến pháp 2013 lại chứa nhiều câu “lan man” kiểu “con cà con kê”, và lắm lúc kết thúc trong vô nghĩa.

5.1.

“Lan man” đến mức rơi vào thế quẩn, như trong Lời nói đầu của Hiến pháp 2013:

Nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân.”

Nếu “Nhân dân… đấu tranh… vì hạnh phúc của Nhân dân”, thì đó chỉ là chuyện thường tình, đấu tranh vì hạnh phúc của bản thân thì có gì đáng nói? Hơn nữa, “Nhân dân” đã “hy sinh… vì hạnh phúc của Nhân dân”, thì còn ai để hưởng “hạnh phúc” nữa đây? (Có lẽ các tác giả muốn gắn từ “hy sinh” với chữ “đầy”, để chỉ “cuộc đấu tranh… đầy… hy sinh”, nhưng với câu viết lan man như thế, người đọc vẫn có quyền hiểu rằng “hy sinh” là động từ gắn trực tiếp với chủ ngữ “Nhân dân”.)

5.2.

“Lan man” đến mức đọc “mệt nghỉ”, như Khoản 3 Điều 5 Hiến pháp 2013:

Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình.”

Và nếu nghỉ giữa chừng, chưa kịp đọc hai chữ “của mình” nấp ở tận cuối câu, thì có thể thu được thông tin ngây ngô, chẳng hạn: “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết…”

5.3.

“Lan man” đến mức quên cả… chủ ngữ, như trong Khoản 2 Điều 35 Hiến pháp 2013:

Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.”

Vâng, nếu không quên mất đang viết về chủ ngữ Ngườiăn lương, thì tại sao lại bỏ công hiến định rằng họ được hưởng lương? Hơn nữa, nếu “người làm công…” không nghiễm nhiên “được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi”, nên vẫn phải đem cái thứ hiển nhiên ấy ra mà hiến định, thì hóa ra đây là chế độ chiếm hữu nô lệ hay sao?

5.4.

“Lan man” đến mức lạc hướng, khiến không chỉ người đọc bị nhầm, mà người viết cũng bị lẫn, như trong Khoản 1 Điều 37 Hiến pháp 2013:

“Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.”

Ở đây, “trẻ em” không còn là một từ đơn, có thể đứng riêng lẻ và được vận dụng một cách độc lập, mà đã là một bộ phận cấu thành, không thể tách rời của từ ghép quyền trẻ em. Thành thử, “vi phạm quyền trẻ em thì có nghĩa, nhưng “hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động… quyền trẻ em thì hoàn toàn vô nghĩa.

5.5.

“Lan man” đến mức “tắc ngôn”, lâm vào “nghẽn ý”, như trong Khoản 1 Điều 37 Hiến pháp 2013:

Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em.”

Trẻ emđược tham gia vào các vấn đề về trẻ em – Nghe mới… âm u làm sao. Với xu hướng “phát triển dân chủ” này, liệu có ngày “thai nhi được tham gia vào các vấn đề về thai nhi” hay không?

Hiến định như vậy thì trẻ em được thêm cái gì? Và nếu không hiến định như vậy thì trẻ em bị mất đi cái gì? Thực tế trả lời ngắn gọn là KHÔNG! Vậy thì hiến định để làm gì?

Cái cao kiến ấy xuất xứ từ đâu? Có người giải thích rằng ý “trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em” được cóp từ “Công ước về Quyền trẻ em”. Nếu quả đó là giáo án, thì e rằng đã túm nhầm phao (xem Phụ lục III).

5.6.

“Lan man” đến mức sa đà vào ngạo mạn, đem cả những “gánh nặng không đâu” ra để “ban phát”, như trong Khoản 2 và Khoản 3 Điều 37 Hiến pháp 2013:

“2. Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.”

“3. Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

“Thanh niên được… đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.”“Người cao tuổi được… phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Phải “được” Hiến pháp (tức là “được” nhà cầm quyền) cho phép, thì “thanh niên”“người cao tuổi” mới “được” gánh vác cái của “trời ơi” ấy hay sao?

5.7.

Vì sao Hiến pháp 2013 lại phạm phải những lỗi như đã trình bày trong phần 5 này? Không thể phủ nhận được sự ôm đồm và hạn chế trình độ của những người liên quan. Nhưng có lẽ còn một nguyên nhân khác là hiệu ứng “đẽo cày giữa đường”. Mỗi người, xuất phát từ vị trí, nhận thức và mối quan tâm của bản thân, đều cố đưa vào Hiến pháp vài ý nào đó. Nhiều người tham gia thì phải dung nạp nhiều ý, có thể không tương thích với nhau. Muốn người khác chấp nhận ý của mình, thì mình cũng phải tôn trọng ý của người khác. Vả lại, khi mỗi người chỉ được phát biểu trong một thời gian ngắn, đấu tranh để thực hiện và bảo vệ ý tưởng của mình chưa chắc đã xong, còn đâu thời gian để bàn sang chuyện của người khác. Thêm vào đó là sự bất lực cá nhân trước tập thể quá đông, cùng với sự lép vế trước “bề trên”. Và cả tâm lý “cha chung không ai khóc”, cộng hưởng với thói quen ỷ lại: “Dưới” thì nghĩ “đã có Trên lo”, còn “Trên” thì đinh ninh “đã có bọn Dưới làm”. Thành thử dễ sinh ra sản phẩm… hổ lốn.

  1. Chứng “Đại ngôn”

Một trong những điểm đặc trưng của Hiến pháp Việt Nam là hay dùng những từ to tát, toàn mỹ, để chỉ những điều phi thực tế, mà nhà cầm quyền chưa hay không bao giờ thực hiện được, hoặc thậm chí cũng chẳng hề có ý định thực hiện.

Để khắc họa chứng “đại ngôn” của Hiến pháp Việt Nam, chỉ cần khảo sát sự vận dụng của từ “bảo đảm”, vốn dĩ chỉ xuất hiện khiêm tốn có 2 lần trong Hiến pháp 1946, nhưng tăng lên 17 lần trong Hiến pháp 1959, nhiều nhất là 35 lần trong Hiến pháp 1980, rồi lại giảm xuống còn 26 lần trong Hiến pháp 1992.

Theo “Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học (do Hoàng Phê chủ biên, Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 1997), từ “bảo đảm” có nghĩa là:

–      Làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được, hoặc có đầy đủ những gì cần thiết.

–      Nói chắc chắnchịu trách nhiệm về lời nói của mình để cho người khác yên lòng.

–      Nhận chịu trách nhiệm làm tốt.

Từ “bảo đảm” xuất hiện 28 lần trong Hiến pháp 2013. Đáng nói là, nhiều thứ được hiến định là “bảo đảm” lại không hề được “bảo đảm”, thậm chí còn bị chính bộ máy chính quyền xâm phạm thô bạo.

6.1.

Điều 34 Hiến pháp 2013 viết:

“Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.”

Đây chính là Điều 35 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được đăng tải để lấy ý kiến nhân dân từ ngày 2/1/2013. Bài “Teo dần quyền con người trong hiến pháp” đã phân tích và kết luận rằng: “Quyền được bảo đảm an sinh xã hội” thuộc loại “quyền hư quyền ảo”, tức là “một thứ quyền vu vơ và hoàn toàn không khả thi”.

Theo Công ước số 102 của Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization), thì 9 lĩnh vực chính của “an sinh xã hội” (social security) là: Chăm sóc về y tế, trợ cấp khi ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp trong trường hợp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, trợ cấp gia đình, trợ cấp thai sản, trợ cấp tàn tật, trợ cấp tiền tuất. Chẳng cần khảo sát xem chất lượng thực hiện đã đạt mức gọi là “được bảo đảm hay chưa, vì có thể khẳng định rằng: Không một thứ nào trong số đó được triển khai ở Việt Nam trên quy mô toàn xã hội. Nếu có phần nào đó được thực hiện, thì chỉ dừng lại ở bộ phận tương đối nhỏ, mang tính “đặc ân”, trước hết dành cho những người được coi là có công với chế độ.

Đôi khi, một số hoạt động mang tính từ thiện cũng được tổ chức cho đối tượng dân thường, nhưng không phải chỉ vì tình thương bao la, mà còn nhằm trang trí cho chế độ. Theo thông tin được đăng tải trên Báo Điện tử ĐCSVN, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: Từ năm 2011- 2013 nguồn lực dành cho hộ nghèo tăng lên khoảng 120 nghìn tỷ đồng/năm. Chỉ riêng “nguồn lực dành cho hộ nghèo” mà đã tương đương với 14,7% tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước (816 nghìn tỷ đồng cho năm 2013), thì không phải là ít. Song tiêu chí đánh giá không thể dừng lại ở chỗ chi bao nhiêu, mà phải là: Chi thế nào? Số tiền đó đi đâu? Có đến tay người nghèo hay không?

Theo bài “Ai giám sát tiền hỗ trợ giảm nghèo?” của Nguyên Khánh, đăng trên báo Đại đoàn kết ngày 29/9/2013, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông đã thừa nhận rằng:

“Bộ máy quản lý các chương trình, dự án giảm nghèo quá đồ sộ. Tỷ lệ chi cho hành chính, sự nghiệp chiếm hơn 63% tổng số tiền giảm nghèo huy động được… Thế nên mới có chuyện tiếng là các nguồn hỗ trợ người nghèo lên tới gần 200 triệu/hộ/năm, nhưng thực tế thì mỗi hộ nghèo chỉ tiếp cận được từ 10 – 15 triệu đồng/năm.”

Qua đó, có thể hình dung ra mục tiêu và hiệu quả của một số chính sách giúp đỡ người nghèo và phục vụ “an sinh xã hội” (ví dụ như xây nhà ở xịn giữa đô thị đắt đỏ để bán cho người nghèo).

Rõ ràng, những hoạt động kiểu ấy không chỉ là lấy tiền ngân sách chi cho người nghèo, mà còn là cách lấy tiền ngân sách nhân danh người nghèo. Kết quả là: Đã tiêu tốn rất nhiều tiền, nhưng “an sinh xã hội” còn cách rất… rất xa cái mức có thể coi là “bảo đảm”.

Hãy lấy việc chăm sóc về y tế làm ví dụ. 4-6 người bệnh phải chung nhau một giường, như được phản ánh trong bài “Một năm viện phí mới: Giường ghép, nỗi khổ chưa chấm dứt” của Lan Anh và Quỳnh Liên, đăng trên báo Tuổi trẻ Online ngày 26/9/2013. Như thế có lẽ vẫn còn may mắn hơn so với những “Bệnh nhân ‘bò từ gầm giường’ ra đón Bộ trưởng Y tế”, như được mô tả trên báo Người đưa tin ngày 15/1/2013. (Xem thêm “Chùm ảnh: Bệnh nhân ‘bò’ ra đón Bộ trưởng Y tế”, với Ảnh 6Ảnh 7 được lấy từ đó.)

 

Ảnh 6: Bệnh nhân ‘lóp ngóp’ dưới gầm giường (Nguồn: Người đưa tin)

 

Ảnh 7: Bệnh nhân và người nhà chen chúc (Nguồn: Người đưa tin)

Nhẫn tâm thay,

“bất chấp hậu quả khôn lường cho bệnh nhân, một phiếu xét nghiệm huyết học ở Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) được khoa Xét nghiệm “nhân bản” để dùng luôn cho 2-5 bệnh nhân… 1.000 kết quả xét nghiệm huyết học được dùng  cho ít nhất 2.000 bệnh nhân (trung bình một kết quả phiếu xét nghiệm được sử dụng cho 2-5 bệnh nhân)… Thí dụ, một kết quả xét  nghiệm huyết học vào hồi 9h3 phút ngày 19.2.2013 được dùng cho 4 bệnh nhân: Nguyễn Thị Nguyên – 70 tuổi, chẩn đoán lao phổi; Nguyễn Trung Nghĩa – 27 tuổi, chẩn đoán áp-xe cạnh hậu môn; Lý Thị Vân – 61 tuổi, chẩn đoán viêm phế quản của người bệnh cao huyết áp đang nằm ở khoa Hồi sức cấp cứu và cháu Lương Kiều Trang – 12 tuổi, chẩn đoán viêm ruột thừa.”

Đấy là điều mà Vương Hà đã thuật lại trong bài đăng trên báo Dân trí ngày 5/8/2013.

Bao chuyện tiêu cực xảy ra hàng ngày, hàng giờ, ở khắp nơi, từ địa phương đến trung ương, nhiều không kể xiết… Thêm vào đó là những vụ vô tình… làm chết người, như tiêm nhầm thuốc gây co bóp tử cung khiến 3 trẻ sơ sinh tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Hướng Hóa… Thử hỏi, tình hình “chăm sóc về y tế” (lĩnh vực số một của “an sinh xã hội”) bi đát như vậy, thì có thể coi là được bảo đảm, tức là được “làm tốt”có đầy đủ những gì cần thiết”, hay không?

Muốn bảo đảm an sinh xã hội” thì phải có đủ tiền của, để chăm sóc chu đáo về y tế cho mọi người; để trợ cấp đáng kể cho người ốm đau, người thất nghiệp, người già, người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; để trợ cấp cho người tàn tật… Và điều đó phải tiến hành trên quy mô toàn xã hội, dành cho cả những người nghèo không có khả năng đóng các loại bảo hiểm. Mấy chục năm nữa, chưa chắc xã hội Việt Nam mon men đến được cái đích ấy. Vậy thì tại sao bây giờ lại đại ngôn mà viết vào Hiến pháp là bảo đảm an sinh xã hội” cho mọi công dân?

Bạn đừng tưởng đó là sơ hở pháp lý, để rồi tận dụng mà kiện chính quyền. Bởi Điều 34 Hiến pháp 2013 đã được viết với kỹ năng chính trị cao cường, nên đem lại dáng dấp oai phong, mà vẫn chẳng tạo ra gánh nặng nào cho Nhà nước. Nó chỉ hiến định công dân có quyền được được bảo đảm…”, nhưng không xác định “ai phải bảo đảm…”, nên nhà cầm quyền vẫn có thể lẩn tránh trách nhiệm. Chẳng hạn, nếu công dân nào đó đòi được trợ cấp…, trong khuôn khổ của cái gọi là “bảo đảm an sinh xã hội”, thì có thể nhận được câu trả lời theo kiểu “Trời sinh voi thì Trời phải sinh cỏ”, rằng ai sinh ra ngươi thì phải “bảo đảm” những quyền lợi ấy cho ngươi. Như vậy, Nhà nước vừa được ca ngợi, vừa vẫn “vô can”.

6.2.

Khoản 3 Điều 55 Hiến pháp 2013 viết:

“Đơn vị tiền tệ quốc gia là Đồng Việt Nam. Nhà nước bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền quốc gia.”

“Bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền quốc gia” – Nghe thật tuyệt đối và to tát, nhưng vấn đề là: Nhà nước có “ổn định” nổi không? Lấy cái gì để đo mức “ổn định”?

Theo thông tin về tỷ giá ngoại tệ trên website của Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), giá mua chuyển khoản ngày 10/2/2009 là 17.483 Đồng/USD, 22.372 Đồng/EUR, và ngày 10/2/2014 là 21.080 Đồng/USD, 28.569 Đồng/EUR. Như vậy, trong vòng 5 năm, giá trị tiền Đồng Việt Nam đã giảm xuống chỉ còn 83% so với USD và chỉ còn 78% so với EUR.

Theo thông tin trên Sài Gòn Giải phóng Online, giá mua vàng SJC ngày 10/2/2009 là 18.610.000 Đồng/lượngngày 10/2/2014 là 35.420.000 Đồng/lượng. Như vậy, trong vòng 5 năm, giá trị tiền Đồng Việt Nam đã giảm xuống chỉ còn 53% so với vàng SJC.

Giá trị Đồng Việt Nam giảm nhiều như vậy, mà Quốc hội lại thông qua Hiến pháp viết rằng “Nhà nước bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền quốc gia”, thế thì có quá đại ngôn hay không?

6.3.

Khoản 2 Điều 61 Hiến pháp 2014 viết:

Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí…”

Nhà nước bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc có nghĩa là phải tạo điều kiện để mọi người đều có khả năng hoàn thành chương trình “giáo dục tiểu học”. “Nhà nước không thu học phí” là góp phần thực hiện mục tiêu ấy, nhưng đó mới chỉ là một phần tương đối nhỏ. Để có thể đi học, trẻ em phải được ăn no, mặc ấm, phải có sách vở, giấy bút… Dù xã hội giàu đến đâu, thì vẫn có những bố mẹ không đủ khả năng thỏa mãn những nhu cầu ấy của con cái. Trong trường hợp đó, chính Nhà nước phải trợ cấp phần thiếu hụt, để trẻ em có điều kiện sinh sống tối thiểu mà đi học tiểu học. Liệu Quốc hội đã nghĩ đến trách nhiệm này hay chưa? Liệu Nhà nước có định “bảo đảm” chu cấp nuôi hàng triệu trẻ em ở độ tuổi giáo dục tiểu học hay không? Và có khả năng kinh tế để triển khai dự định ấy hay không? Hay chỉ đại ngôn cho sướng, cho oai?

6.4.

Điều 96 Hiến pháp 2013 quy định Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây”:

“3. … thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân;”

“6. Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;”

Theo giải nghĩa trong “Từ điển tiếng Việt” về từ “bảo đảm” (như đã trích ở trên), thì Điều 96 đòi hỏi Chính phủ phải chắc chắn giữ gìn được tính mạng, tài sản của Nhân dân”chắc chắn giữ gìn được trật tự, an toàn xã hội”.

Trên thực tế, “tính mạng, tài sản của Nhân dân”“trật tự, an toàn xã hội” được Chính phủ “bảo đảm” như thế nào? Hãy nghe Phương Bích tâm sự:

Báo chí đưa tin nạn trộm chó hoành hành khắp các miền quê. Người dân bảo vệ chó của mình thì bị trộm đánh trả. Thậm chí chỉ vì bảo vệ chó mà chủ thiệt mạng. Kết quả là người dân hợp lực nhau lại, đánh chết kẻ trộm chó trong cơn cuồng nộ.”

“Chuyện nợ nần trong làm ăn, người ta không mấy khi nhờ cậy đến pháp luật giải quyết, vì họ biết thừa không có hiệu quả. Thế mới sinh ra các nhóm đòi nợ xã hội đen đỏ tím vàng… Và lúc đó thì pháp luật lại ra tay trị kẻ đi đòi nợ…”

Tôi rất muốn hỏi các quý vị người nhà nước, dân chúng tôi phải làm gì khi pháp luật không có tác dụng bảo vệ quyền lợi và tính mạng của mình?”

Một trong những chuyện đau lòng mới xảy ra là vụ đứt cáp cầu treo nối bản Chu Va 8 với Chu Va 6 ở xã Sơn Bình (Tam Đường, Lai Châu) vào sáng 24/2/2014, khiến hơn 40 người rơi xuống suối, 8 người chết và 33 người khác bị thương. Chẳng nhẽ đó cũng là kết quả “bảo đảm” của Chính phủ hay sao?

Thực ra, không một Chính phủ nào trên Thế giới này có thể “bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân” và “bảo đảm trật tự, an toàn xã hội”! Hùng mạnh như Chính phủ Mỹ mà cũng đành bất lực… Không “bảo đảm” nổi tính mạng của Tổng thống, thì làm sao có thể “bảo đảm” được tính mạng của người dân? Không “bảo đảm” nổi sự an toàn của tòa tháp đôi World Trade Center, biểu tượng tự hào sừng sững giữa trung tâm thành phố New York, cùng với tính mạng của hàng nghìn làm việc trong đó, thì làm sao có thể “bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân” “bảo đảm trật tự, an toàn xã hội” ở những nơi hẻo lánh xa xôi?

Dù cố gắng đến đâu, thì vẫn buộc phải chấp nhận thực tế: Luôn có những người bị thiệt mạng (vì tai nạn hoặc vì bị hãm hại). Luôn có những tài sản của Nhân dân bị hủy hoại (vì thiên tai, hỏa hoạn… hoặc vì bị phá hoại). Và luôn tồn tại những sự cố về trật tự, an toàn xã hội.

Nếu viết “Chính phủ có nhiệm vụ… bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân, … bảo vệ trật tự, an toàn xã hội”, thì còn hợp lý và khả thi. Đằng này, thay vì dùng từ “bảo vệ”, Quốc hội lại dõng dạc hiến định là “bảo đảm”, vậy thì có quá đại ngôn hay không?

Lỗi tương tự cũng xuất hiện trong Điều 67 Hiến pháp 2013:

“Nhà nước xây dựng Công an nhân dân… làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.”

Một trong những ví dụ chỉ ra “Công an nhân dân… bảo đảm trật tự, an toàn xã hội thế nào được mô tả trong bài “Vết rạn sau vụ giết bạn chấn động” của Đàm Đệ.

Còn nhiều thứ “bảo đảm” khác, sẽ được đề cập tiếp trong phần 7Phụ lục IV.

6.5.

Đại ngôn là tập quán phổ biến ở mọi chính trường trên Thế giới. Nhưng đại ngôn tràn lan cả trong hiến pháp, thì chỉ có thể là đặc sản của nhà nước mà thế lực cầm quyền xa lạ với trách nhiệm. Nếu quan niệm rằng “nói phét không mất tiền”, nghĩa là không phải chịu trách nhiệm về những điều mình nói, thì tội gì mà không nói cho oai?

Đại ngôn bị vung vãi dễ dãi trong Hiến pháp khi thế lực cầm quyền chỉ muốn tô vẽ để tự ngợi ca, mà không hề có ý định thi hành trên thực tế. Tệ nạn ấy không chỉ bắt nguồn từ tập quán hứa bừa, mà còn bám rễ trong truyền thống mạo công. Làm một kể mười, thậm chí không làm cũng điềm nhiên nhận công. Cái chứng bệnh ấy lây lan khắp nơi, càng lên cao thì bệnh càng trầm trọng. Hãy xem những bia đá được chưng ra nơi nơi, từ công viên đến đền chùa và các loại di tích, để kể công vị này ngài nọ đã trồng cây, cái cây mà nhiều người cùng trồng cùng tưới, nhưng công lao lại chỉ được gán cho đúng một người – cái người đóng góp ít công sức nhất. Tệ hại hơn, có lẽ để tương xứng với cái bia đá to đoành, hay vì sợ cây non không kịp lớn trước khi vị nọ “giải nghệ hoàn dân”, nên người ta bứng cả những cây to đã tồn tại lâu năm, để diễn trò tái trồng mầm… già.

Quyền trong tay thì cứ việc ra tay, nhưng đừng quá chủ quan cho rằng đại ngôn luôn vô hại. Về lý mà nói, một khi đã hiến định là Nhà nước hay Chính phủ “bảo đảm” thứ gì đó, thì người dân có quyền kiện những người đứng đầu Nhà nước hay Chính phủ khi thứ ấy không được “bảo đảm”. Nếu bịt tai phớt lờ hay trả thù người khiếu kiện thì lại bị dư luận lên án là chà đạp “nhà nước pháp quyền”. Đại ngôn có sướng đến mức đáng để chuốc lấy “hậu quả không đâu” ấy hay không?

  1. Chứng “Bất chấp”

Khi “đại ngôn” thì ít nhiều đã “bất chấp”. Nhưng trong phần này, ta chỉ đề cập đến một số điều hiến định thuộc loại rất bất chấp thực tế.

7.1.

Hai khoản đầu của Điều 2 Hiến pháp 2013 là:

“1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.”

“2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.”

Nhà nước này có phải là “nhà nước pháp quyền”, “của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” hay không? Nước này có phải là “do Nhân dân làm chủ” “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” hay không? Thông qua thực tế, nhà cầm quyền đã liên tục đưa ra câu trả lời phủ định. Ở đây, chỉ cần đề cập một ví dụ: Việc cương quyết không chấp nhận để Nhân dân phúc quyết Hiến pháp đã chứng tỏ, rằng Nhà nước này không phải “của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”! Và cái gọi là “Nhà nước… do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” chỉ là chuyện hư cấu bất chấp thực tế mà thôi.

Không phải hiến pháp nước nào cũng được đem ra phúc quyết toàn dân. Khi không có ai đòi đem Hiến pháp ra phúc quyết, thì cũng chẳng nhất thiết phải phúc quyết. Khi bộ máy cầm quyền thừa sức ngụy tạo ra kết quả bỏ phiếu theo ý muốn của họ, thì cũng chẳng nên kỳ vọng vào giá trị khách quan của việc phúc quyết. Nhưng nếu một lực lượng công dân đòi hỏi phải đem Hiến pháp ra phúc quyết toàn dân, thì không ai có quyền phủ quyết đòi hỏi đó. Bởi về lý mà nói, dù có quyền cao, chức trọng đến đâu trong bộ máy cầm quyền, thì bất cứ ai cũng chỉ là công dân bình đẳng với mọi công dân.

Giả sử các đại biểu Quốc hội được Nhân dân bầu ra một cách thực sự dân chủ (tiếc rằng thực tế không phải như vậy), thì Nhân dân cũng chỉ trao cho họ quyền đại diện về những điều mà họ đã thể hiện và tuyên bố công khai trước toàn thể cử tri, từ trước khi họ được bầu, và cử tri đã dựa vào đó để bầu họ. Nếu trước khi đắc cử tuyên bố sẽ ủng hộ “phương án A”, thì sau đó không thể nhân danh đại biểu của Nhân dân để phản đối “phương án A”. Nếu trước khi bỏ phiếu, cử tri không được biết gì hơn về các ứng cử viên ngoài mấy dòng lý lịch trích ngang vô hồn, thì người đắc cử không thể nghiễm nhiên cho rằng mình đã được cử tri ủy thác quyết định bất cứ việc gì. Không thể quan niệm rằng Nhân dân đã trao cho đại biểu Quốc hội quyền quyết định mọi vấn đề, như thể trao cho họ tập séc khống, muốn ghi gì và ghi bao nhiêu vào đó cũng được.

Chưa bao giờ Nhân dân ủy thác cho Quốc hội phủ định quyền phúc quyết của Nhân dân. Vì vậy, nếu muốn phản đối việc phúc quyết Hiến pháp, thì đại biểu Quốc hội phải tổ chức lấy biểu quyết cử tri mà mình đại diện, xem đa số cử tri có ủng hộ dự định đó hay không. Chẳng hề xin ý kiến cử tri, mà Quốc hội vẫn ngang nhiên bác bỏ đòi hỏi phúc quyết Hiến pháp của một lực lượng công dân, thì đó là bằng chứng cho thấy: Quốc hội đã bất chấp thực tế khi khẳng định trong Hiến pháp rằng Nhà nước này là “của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”, “do Nhân dân làm chủ” và “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”.

7.2.

Điều 4 Hiến pháp 2013 viết:

“1. Đảng Cộng sản Việt Nam… đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc…

  1. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.
  2. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

Như đã phân tích trong bài Uẩn khúc trong Điều 4 Hiến pháp, tất cả các nội dung được trích ở trên đều thuộc dạng “công chứng bất chấp hiện trạng của nguyên bản”. Thay vì viết rõ đó là những đòi hỏi mà ĐCSVN phải chấp nhận và phải thực hiện, thì họ lại cố tình bỏ đi mấy chữ “phải”, biến các đòi hỏi pháp lý thành những mệnh đề khẳng định, như thể ĐCSVN đã và đang đạt được những điều mà trên thực tế không hề đạt.

Vốn dĩ, Điều 12 Hiến pháp 1992 quy định rõ ràng rằng:

Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật…”

Nay nội dung trên được “hóa thân” tại Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp 2013 như sau:

“Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật…”

Vậy là trách nhiệm hiến định phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật” của “các cơ quan Nhà nước”“đơn vị vũ trang nhân dân” không còn nữa. Thay vào đó, chỉ còn hiến định là “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật”, tức không hề có từ phải, hay tương tự, để thể hiện trách nhiệm hiến định. Nghĩa là, học theo tấm gương xấu của Điều 4, Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp 2013 cũng trở thành dạng “công chứng bất chấp hiện trạng của nguyên bản”, như thể “Nhà nước đang được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật”, bất chấp thực tế mà người người đều rõ.

7.3.

Điều 3 Hiến pháp 2013 viết:

“Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân…”

“Quyền làm chủ của Nhân dân” là gì? Cái này mờ ảo như trời cao, nên thôi, không bàn ở đây. Còn “quyền con người, quyền công dân” thì cụ thể hơn, thiết thân hơn, nên buộc phải đặt ra câu hỏi: “Nhà nước… bảo đảm quyền con người, quyền công dân” như thế nào?

Như ta đều biết, quyền con người, quyền công dân thường xuyên bị bộ máy cầm quyền xâm phạm, ví dụ như trường hợp “Bốn công an dùng nhục hình, xát ớt bột vào hạ bộ một thanh niên”. Để tránh bị lên án, khi ra tay chỉ lớp quan chức dưới cùng mới xuất đầu lộ diện. Kín kẽ hơn, họ huy động cả đám “quần chúng bức xúc” hay “côn đồ tự phát” để “ném đá dấu tay”. Thậm chí, cho cả sĩ quan công an giả dạng dân thường, như trường hợp công an giả làm thợ cưa đá dưới chân tượng Lý Thái Tổ vào sáng 19/1/2014, để ngăn cản một số công dân dâng hương hoa, nhằm tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh, nhân kỷ niệm 40 năm ngày Hoàng Sa bị mất vào tay Trung Quốc. Nhưng những màn kịch ấy không thể ngụy trang, che dấu được trách nhiệm của các cấp lãnh đạo. Ai cũng hiểu rằng: Nếu lãnh đạo cấp trên không đồng tình, không đứng sau những trò hề ấy, thì họ đã chấn chỉnh, ra lệnh cho cấp dưới chấm dứt ngay những hành động vi hiến, phi pháp, đàn áp người dân thực thi các quyền hiến định.

Điều khiến lãnh đạo tầng trên cùng, từ Bộ trưởng trở lên, không thể phủ nhận trách nhiệm, là chính họ ký tên ban hành các văn bản pháp quy vi hiến và phi pháp để phủ định quyền con người, quyền công dân, như đã đề cập trong bài “Lực cản Nhà nước pháp quyền”. Qua đó ta thấy rõ, Điều 3 Hiến pháp 2013 bất chấp thực tế đến mức nào. Thiết tưởng cũng chẳng cần bàn thêm, nhưng tiện đây, xin bổ sung thêm một ví dụ tương đối mới.

Theo thông tin trên trang Bauxite Việt Nam vào ngày 24/2/2014, Công an Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh đã phát đến từng hộ dân “Phiếu Tố giác Tội phạm” (xem Ảnh 8). Trong đó, “Kích động, nói xấu chế độ”tội số một, “Vận động khiếu kiện tập thể”tội đứng thứ hai, trên cả tội “cướp của”. Đây là một bằng chứng hùng hồn về việc bộ máy cầm quyền vi phạm quyền con người, quyền công dân.

 

Ảnh 8: Phiếu Tố giác Tội phạm do Công an phát cho các hộ dân (Nguồn: Bauxite Việt Nam

Lạ thay cái tội “nói xấu chế độ”! Không ai có thể phủ định thực tế, là chế độ này không thiếu biểu hiện xấu. Xấu đến mức Chủ tịch nước Trương Tấn San phải gọi một số đồng chí là “bầy sâu”. Và Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thi Doan cũng thừa nhận: “Người ta ăn của dân không từ cái gì”. Nếu ai đó nói về những cái xấu ấy của chế độ, thì cũng chỉ là phản ánh cái sự thật mà muôn người đều biết, trong khuôn khổ tự do ngôn luận, được hiến định tại Điều 25 Hiến pháp 2013. Tại sao lại quy kết người “nói xấu chế độ đúng sự thật”“tội phạm”, rồi ra tay trừng phạt? Đó là “công lý xã hội chủ nghĩa” hay sao?

Lẽ ra, chỉ nên coi những người “bịa đặt về chế độ”“tội phạm”. Song khi đó, phải kết tội tất cả những ai “nói không thành có”, kể cả những vị thường bịa đặt những chuyện tốt không có thật để gán cho chế độ, cái hành vi thường được coi là “ca ngợi chế độ”. Tội bịa đặt để “ca ngợi chế độ” rất đáng bị trừng phạt. Bởi nó làm hại người dân, khiến họ ấm ức, phải chịu đựng lâu hơn những nỗi khổ bị thuyết minh là hạnh phúc. Mặt khác, nó làm hại chính bản thân chế độ, vì thôi miên và đánh lừa bộ máy cầm quyền: Đang mang trong mình những khối u ác tính, mà lại bị lừa (và tự lừa) là vẫn khỏe mạnh, nên chủ quan, không chịu điều trị kịp thời, đợi đến khi di căn khắp nơi, thì… vô phương cứu chữa.

Đặc biệt, trong “Phiếu Tố giác Tội phạm”, “Vận động khiếu kiện tập thể” bị coi là “tội” thuộc phạm trù “An ninh chính trị”. Trên thực tế, “khiếu kiện tập thể” thường bắt nguồn từ lý do kinh tế, không vì mục tiêu chính trị. Tước quyền sử dụng đất của bao nông dân quanh năm “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, mà bồi thường không thỏa đáng, thì đương nhiên các nạn nhân phải cùng nhau bảo vệ tài sản của mình. Và nếu tự vệ không nổi, thì phải cùng nhau khiếu kiện, gọi là “khiếu kiện tập thể”, để đòi lại công bằng. Hành động hợp tình, hợp lý như vậy, mà lại bị chính quyền cản cấm và đàn áp, thì dù ngu ngơ đến đâu cũng có thể đoán ra vai trò giật dây của thế lực tham nhũng. Cho nên, nhiều khi “vận động khiếu kiện tập thể” cũng là “vận động tập thể chống tham nhũng”. Coi “vận động tập thể chống tham nhũng”“tội” đe dọa “an ninh chính trị”, tức là “tội chống chế độ”, thì chẳng khác nào khẳng định rằng “tham nhũng là bản chất của chế độ này”, nên “chống tham nhũng là chống chế độ”. Hay đó chỉ là hành vi xuyên tạc của thế lực cầm quyền, “nhân danh bảo vệ chế độ để bảo vệ tham nhũng”?

Như đã chỉ ra trong bài “Lực cản Nhà nước pháp quyền”, Điều 74 Hiến pháp 1992 hiến định “quyền khiếu nại” không hạn chế; Luật khiếu nại, tố cáo số 09/1998/QH10 chấp nhận đích danh việc “nhiều người khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung” “cử đại diện để trình bày”, nghĩa là chấp nhận những vụ khiếu nại của nhiều người cùng đứng tên. Cho nên, việc Chính phủ ban hành Nghị định số 136/2006/NĐ-CP và Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư số 04/2010/TT-TTCP, trong đó không chấp nhận “đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người”, là hành vi vi phạm thô bạo Hiến pháp và luật. Điều 30 Hiến pháp 2013 tiếp tục hiến định “quyền khiếu nại” không hạn chế. Thêm vào đó, Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật. Vì nghị định và thông tư không phải là luật, nên tính vi hiến của Nghị định số 136/2006/NĐ-CPThông tư số 04/2010/TT-TTCP càng trở nên rõ ràng hơn. Như vậy, không có bất kỳ văn bản pháp lý hợp hiến nào cho phép nhà cầm quyền khước từ “khiếu kiện tập thể”.

Việc vận động khiếu kiện tập thể” thuộc quyền công dân, trong khuôn khổ tự do hội họp, lập hội, được hiến định tại Điều 25 Hiến pháp 2013. Thế thì tại sao công an lại coi hành động ấy là tội, thậm chí là trọng tội?

“Phiếu Tố giác Tội phạm” có vi hiến, phi pháp hay không? Điều đó đã quá rõ, nhưng các tác giả khoác áo công an hoàn toàn không quan tâm. Họ chỉ viết ra những tư duy sai trái đã ngấm sâu vào tiềm thức và hóa thành bản năng. Đó mới là điều đáng lo ngại.

Độc tài có nghĩa là phi dân chủ. Đã phi dân chủ thì thường vi phạm quyền con người, quyền công dân. Cho nên, nếu nói bộ máy độc tài bảo đảm quyền con người, quyền công dân”, thì quả là hoang đường, bất chấp thực tế.

7.4.

Khoản 2 Điều 35 Hiến pháp 2013 viết:

“Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn…”

Để hiểu “điều kiện làm việc công bằng” như thế nào, hãy đọc bài của Hữu Công đăng trên VnExpress ngày 27/8/2013:

“Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị chi lương cả năm 2012 cho Giám đốc là 2,6 tỷ đồng (hơn 200 triệu đồng mỗi tháng), Chủ tịch Hội đồng thành viên 1,6 tỷ đồng, Kế toán trưởng 1,67 tỷ đồng, Phó giám đốc 969 triệu đồng. Trong khi đó, lương bình quân người lao động mùa vụ tại công ty này là 5,4 triệu đồng mỗi tháng.”

Ai là người phải trả giá cho mức lương “công bằng” của các vị Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Kế toán trưởng, Phó giám đốc? Hiển nhiên, những người lao động “thấp cổ bé họng” thuộc vào số đó:

“Công ty Thoát nước đô thị bị kết luận “vi phạm quy định của Bộ luật Lao động” khi ký hợp đồng mùa vụ với thời hạn dưới 3 tháng đối với 163 người lao động thường xuyên và ký hợp động có thời hạn 3 năm đối với 355 trường hợp đủ điều kiện ký hợp đồng không xác định thời hạn.”

Thật là “công bằng” hết chỗ nói!

Để đánh giá “điều kiện làm việc… an toàn” đến mức nào, hãy nhớ lại vụ sập cầu Cần Thơ vào sáng ngày 26/7/2007, khiến hơn 50 người bị chết và gần 200 người bị thương. Một năm sau tai nạn khủng khiếp đó, ngày 2/7/2008 Ủy ban Nhà nước Điều tra sự cố sập hai nhịp cầu dẫn cầu Cần Thơ đã công bố Báo cáo tóm tắt về kết quả điều tra, rằng

“việc xảy ra lún lệch trong phạm vi hẹp của một đài móng trụ tạm, nguyên nhân chính khởi nguồn gây ra sự mất an toàn kết cấu trong trường hợp này, có thể xem là tình huống rủi ro, khó lường trước trong thiết kế thông thường.”

Tình huống rủi ro, khó lường trước” có nghĩa là “lỗi tại Trời”. Không phải do thiết kế sai. Không phải do thi công sai. Không phải do bớt xén nguyên liệu. Vậy là hòa cả làng. Chỉ các nạn nhân là có lỗi, do xuất hiện không “đúng nơi, đúng lúc”, nên đành phải “chết… đúng quy trình”. Một công trình phức tạp như thế, mà

Trong số gần 200 nạn nhân đó hầu hết là những nông dân, người lao động phổ thông làm công nhật tại những chợ lao động quanh tỉnh Vĩnh Long và Cần Thơ, có cả những người bị nạn “oan” khi mượn thẻ lao động của công nhân để đi làm chưa một ngày qua đào tạo kỹ thuật cơ bản…”

Sử dụng cả “nông dân mặc áo công nhân”, “chưa một ngày qua đào tạo kỹ thuật cơ bản”, để xây cầu “siêu cấp”, thì không bị sập mới là chuyện lạ.

Nếu ai cho rằng đó chỉ là chuyện của quá khứ xa xôi, thì nên xem thêm bài tổng hợp “Những sự cố xây dựng nghiêm trọng năm 2012” của Đỗ Tuyết trên báo Giáo dục Việt Nam (đăng ngày 24/12/2012), để ôn lại vụ sập giàn giáo tại Khu đô thị mới Mỗ Lao ở Hà Nội vào ngày 21/2/2012 (khiến nhiều công nhân rơi từ tầng 7 cao ốc – 6 người thương nặng, 1 người chết”); vụ sập giàn giáo tại công trường xây dựng nhà Nam Đô Complex ở Hà Nội vào ngày 5/11/2012 (khiến hai công nhân rơi từ tầng 18″ và tử vong)… Trong bài đăng trên báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh (ngày 26/2/2014), Nguyễn Dân viết: “Năm 2013, toàn quốc đã xảy ra 6.695 vụ tai nạn lao động, làm 627 người chết, hơn 6.000 người bị thương, gây thiệt hại về vật chất lên tới hơn 70 tỉ đồng.”

Hiển nhiên, trong một nền kinh tế thị trường, được cộng hưởng bởi tham nhũng hoành hành, thì không có cái gọi là điều kiện làm việc công bằng”. Cũng hiển nhiên không kém, trong mọi chế độ, tai nạn lao động là điều khó tránh khỏi một cách tuyệt đối. Vậy thì tại sao Quốc hội lại bất chấp thực tế mà hiến định rằng “Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn”?

7.5.

Khoản 5 Điều 103 Hiến pháp 2013 viết:

“Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.”

Ngay cả với chế độ này, thì “tranh tụng trong xét xử” cũng không phải khái niệm quá xa lạ. Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, ban hành ngày 2/1/2002, đã xác định:

Việc phán quyết của toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn quy định.”

Nhưng nghị quyết nào cũng tỏ ra vô dụng, nguyên tắc “tranh tụng trong xét xử” hầu như không được tôn trọng trên thực tế. Để minh họa, chỉ cần nhắc đến trường hợp của ông Nguyễn Thanh Chấn, trú tại xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, người còn may mắn được minh oan sau 10 năm chấp hành án phạt chung thân về tội “giết người”. Nguyên nhân dẫn đến án oan sai đã được Nguyễn Trường thuật lại trên báo Tiền phong ngày 7/11/2013:

“Luật sư Nguyễn Đức Biền, người được chỉ định bào chữa cho ông Nguyễn Thanh Chấn 10 năm trước, từng chỉ ra 5 điểm thiếu sót trong quá trình tố tụng. Tuy nhiên, các ý kiến của ông không được xem xét thỏa đáng…”

Và ông Biền đã khẳng định:

“Tôi cho rằng, đây là sai lầm nghiêm trọng trong quá trình tố tụng, nhưng đáng tiếc Hội đồng xét xử không hề để ý gì đến các lập luận của luật sư cũng như sự phản cung của bị cáo tại phiên tòa. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn tới kết luận một cách phi lý của Hội đồng xét xử, khẳng định ông Chấn giết người một cách oan ức.”

Đây không phải là trường hợp cá biệt, mà là một ví dụ điển hình. Khi phán quyết theo “bản án bỏ túi” đã trở thành thông lệ, thì hiển nhiên quan tòa không chấp nhận “tranh tụng trong xét xử”. Vậy nên, khẳng định trong Hiến pháp rằng “nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm là hoàn toàn bất chấp thực tế.

7.6.

Điều 19 Hiến pháp 2013 quy định:

Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

Vốn dĩ, trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được đăng tải để lấy ý kiến nhân dân từ ngày 2/1/2013, thì điều này chỉ chứa đúng 5 chữ:

Điều 21 Mọi người có quyền sống.”

Bài “Teo dần quyền con người trong Hiến pháp” đã chỉ ra rằng: Đó là một mệnh đề vừa vô nghĩa, vừa giả tạo, nếu nhà cầm quyền vẫn có ý định duy trì án tử hình, bởi vì tử hình bất kỳ ai cũng là vi phạm “quyền sống” của người ấy.

Phải chăng nội dung “nghe rất kêu” ấy được chép từ Điều 3 của The Universal Declaration of Human Rights (“Tuyên bố chung về Quyền con người”, thường được dịch ra tiếng Việt là “Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền”), được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10/12/1948? Có điều, “Tuyên bố” hay “Tuyên ngôn” không nhất thiết có giá trị pháp lý, tức là không bắt buộc mọi quốc gia đều phải thực hiện, nên một số nước đã ký tán thành vẫn tiếp tục duy trì án tử hình. Còn nếu mệnh đề “Mọi người có quyền sống” đã được ghi vào Hiến pháp của nước nào (ví dụ như trong Khoản 2 Điều 2 của Hiến pháp Đức), thì Nhà nước đó không thể duy trì án tử hình.

Lý lẽ ủng hộ việc bãi bỏ án tử hình không chỉ xuất phát từ lý do tín ngưỡng hay nhân đạo, mà còn vì trên thực tế không hiếm những bản án oan sai. Nếu còn sống thì còn có cơ hội được minh oan, nhưng nếu xử tử rồi mới phát hiện oan sai, thì sửa sai bằng cách nào? Theo thông tin của tổ chức Amnesty International (Ân xá Quốc tế), tính đến năm 2012 có khoảng 2/3 các nước trên Thế giới đã xóa bỏ án tử hình ra khỏi luật, hoặc xóa bỏ án tử hình trên thực tế (98 nước xóa bỏ án tử hình trong luật đối với mọi tội, 7 nước xóa bỏ án tử hình trong luật cho các tội thông thường, 35 nước xóa bỏ án tử hình trên thực tế).

Nếu thuộc vào số 1/3 các nước trên Thế giới vẫn duy trì án tử hình, thì có thể coi quy định về “Quyền sống” trong European Convention on Human Rights (Công ước châu Âu về Nhân quyền) là một hình mẫu đáng tham khảo:

Điều 2 Quyền sống

  1. Quyền sống của mọi người được bảo vệ bằng luật. Không được cố ý tước mạng sống của bất kỳ ai, trừ trường hợp thi hành án tử hình, do tòa tuyên án đối với tội danh mà luật có quy định án tử hình.
  2. Việc tước mạng sống không bị coi là vi phạm điều này, nếu nó bị gây ra bởi sử dụng vũ lực không vượt quá mức tuyệt đối cần thiết, nhằm:

(a) bảo vệ ai đó trước bạo lực phi pháp;

(b) tiến hành bắt giữ đúng luật, hay ngăn cản người bị giam giữ đúng luật bỏ trốn;

(c) dẹp tắt một cách đúng luật một cuộc nổi loạn hay nổi dậy.”

Quy định này không hề khẳng định “Mọi người có quyền sống”, mà chỉ có mệnh đề “Quyền sống của mọi người được bảo vệ bằng luật”. Đáng lưu ý là: “Bảo vệ” chứ không phải là “bảo đảm”!

Lẽ ra, sau khi được góp ý, thì đơn giản nhất là loại bỏ mệnh đề “Mọi người có quyền sống” ra khỏi bản Dự thảo. Song có thể vì quá sĩ diện, họ vẫn cố bảo lưu nó đến cùng, rồi bổ sung hai mệnh đề “Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ” “Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật” để “chữa cháy”. Nhưng càng chữa càng cháy, càng sửa thì càng sai…

Nội dung và ý nghĩa của mệnh đề Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ” là gì? Khi tuyên bố như thế thì pháp luật sẽ có thêm quy định hay thủ thuật gì khác, so với trường hợp tính mạng con người không được pháp luật bảo hộ”? Những đặc điểm nhận dạng nào có thể giúp ta phân biệt loại “pháp luật bảo hộ” với loại “pháp luật không bảo hộ tính mạng con người”? Với những điều khoản “bảo hộ” bổ sung thì tính mạng con người có an toàn hơn hay không? Câu trả lời sẽ cho thấy “nồng độ pháp lý” của mệnh đề … được pháp luật bảo hộ” chỉ xấp xỉ… 0%. Và đó cũng là đặc điểm điển hình của nhiều điều khoản “ưu việt” trong Hiến pháp Việt Nam.

Có lẽ “sứ mạng” của mệnh đề “Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật” chỉ là “đánh tiếng”, rằng tuy tuyên bố “Mọi người có quyền sống”, nhưng thực ra vẫn tiếp tục duy trì án tử hình. Với lối “nói lấy được”, bất chấp nội dung câu chữ, Điều 19 Hiến pháp 2013 trở thành “siêu vi hiến”, bởi vì nó mâu thuẫn với chính nó.

Trớ trêu thay, hàng ngày trên toàn quốc có bao người “bị tước đoạt tính mạng”, do cố ý giết người để cướp của hay vì ân oán, do ngộ sát hay tai nạn giao thôngNhà nước, với tất cả các thủ thuật pháp luật và bộ máy vũ trang khổng lồ, không thể “bảo đảm” các nạn nhân tránh được cái chết. Ngược lại, một số người dân còn bị chính công an hãm hại.

Hãy xem bài “Khởi tố 4 công an xã đánh chết người tại trụ sở” đăng trên Phụ nữ Online ngày 4/9/2012Ảnh 9 để thấy được “hiệu quả làm việc” vào ngày 30/8/2012 của công an (ở huyện Đông Anh, Thủ đô Hà Nội) trên thi thể của ông Nguyễn Mậu Thuận.

 

 

Ảnh 9: “Hiệu quả làm việc” của công an (Nguồn: Phụ nữ Online)

 

Hãy xem bài “Chiếc dùi cui quật vào đâu?” trên báo Lao động ngày 28/3/2014, bình luận về “những lời khai rất khủng khiếp” của “5 công an dùng nhục hình đánh chết… nạn nhân Ngô Thanh Kiều” (vào ngày 13/5/2012 tại Thành phố Tuy Hòa).

Ngày 13/2/2014, lại “Thêm một người chết sau khi làm việc với công an”, như Tuổi trẻ Online đã tường thuật (xem Ảnh 10). Đó là chưa kể những vụ bị coi là “tự tử” ngay khi đang “làm việc” với công an, ví dụ như Huỳnh Nhất Trung (20 tuổi, ở Bình Định) “treo cổ tự tử chết trong nhà tạm giữ công an huyện Vân Canh” vào tối 11/3/2014; Bùi Thị Hương (42 tuổi, ở Bình Phước) “chết trong tư thế treo cổ bằng áo gió trên cửa phòng tạm giữ hành chính” vào ngày 17/3/2014…

Đó chỉ là mấy ví dụ đại diện cho bao cái chết oan uổng, được tường thuật công khai trên báo chí chính thống. Vậy mà họ vẫn ngang nhiên khẳng định trong Điều 19 Hiến pháp 2013 rằng “Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.” Quả là bất chấp thực tế đến tột cùng, tới mức khó có thể tìm được một từ thích hợp mà vẫn còn lịch sự để đánh giá. Chẳng nhẽ họ dự định sẽ ban hành luật để hợp pháp hóa, biến tất cả những oan hồn thành diện “bị tước đoạt tính mạng phù hợp với luật hay sao?

 

 

Ảnh 10: Thân thể tử thi sau khi “làm việc” với công an (Nguồn: Tuổi trẻ Online)

7.7.

 

“Bất chấp” là tính cách khá phổ biến trong giới cầm quyền. Song không phải mọi thể hiện “bất chấp” trong Hiến pháp đều bắt nguồn từ tính cách ấy.

 

Hãy xem lại mệnh đề Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật” trong Điều 19 Hiến pháp 2013. Hai chữ “trái luật” cho thấy câu này thực ra là một ràng buộc, đòi hỏi đối với phía Nhà nước, bởi chẳng có luật nào cho phép dân thường “tước đoạt tính mạng” của người khác. Như vậy, theo thông lệ lập hiến có thể viết rằng: “Không ai bị Nhà nước tước đoạt tính mạng trái luật” – tức là viết như một cam kết của Nhà nước. Song trên thực tế thì Nhà nước không thực hiện được cam kết này. Nên phải viết một cách chính xác là: Nhà nước không được tước đoạt tính mạng của bất cứ ai một cách trái luật” – tức là viết như một đòi hỏi hiến định đối với Nhà nước. Nhưng có lẽ họ cho rằng viết như vậy sẽ ảnh hưởng đến sĩ diện của Nhà nước, hoặc đã rắp tâm sẽ lẩn tránh trách nhiệm, nên dở chiêu “mập mờ”, xóa tên của chủ thể “tước đoạt tính mạng”. Bị mất đối tượng đích thực là “Nhà nước”, nội dung hiến định trở nên lệch lạc, không còn là cam kết hay đòi hỏi, mà trở thành mệnh đề khẳng định một trạng thái hoàn toàn trái với thực tế. Chứng “mập mờ” gây ra chứng “bất chấp” là vậy.

Chứng “mập mờ” là một căn bệnh cố hữu trong Hiến pháp Việt Nam. Cũng vì sĩ diện hay lẩn tránh trách nhiệm, nên cố tình bỏ đi một số chữ phải (hay tương tự), khiến các đòi hỏi, ràng buộc hiến định trở thành những mệnh đề “công chứng bất chấp hiện trạng của nguyên bản”, như đã phân tích trong bài “Uẩn khúc trong Điều 4 Hiến pháp”. Chỉ cần thành tâm thêm chữ phải vào một số nơi cần thiết, thì khắc phục được ngay trạng thái “khẳng định bất chấp thực tế” của một số điều khoản liên quan. Ví dụ:

“Đảng Cộng sản Việt Nam phải gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.”

“Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”

“Nhà nước phải được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật…”

“Nhà nước phải bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; phải công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân…”

“Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử phải được bảo đảm.”

Tuy nhiên, thêm chữ “phải” vẫn chưa đủ để chứng “bất chấp” biến khỏi vòng Hiến pháp. Nó chỉ thay vai, đổi chỗ mà thôi: Nếu không thể hiện trong Hiến pháp một số nội dung dưới dạng bất chấp thực tế, thì trên thực tế lại bất chấp Hiến pháp. Có lẽ, do không thể tránh khỏi “bất chấp”, và “bất chấp” khi lập hiến an toàn hơn “bất chấp” khi thi hành Hiến pháp, nên “mập mờ” trong Hiến pháp vẫn hơn. Ấy là nguyên do khiến chứng “bất chấp” cũng có thể gây ra chứng “mập mờ”.

Nếu bất chấp cái Hiến pháp do thế hệ tiền nhiệm để lại thì có thể thông cảm phần nào, vì không phải mọi quy định trong cái Hiến pháp đã trở nên lỗi thời đều phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Nhưng nếu đem Hiến pháp ra sửa đổi mà vẫn duy trì hay bổ sung thêm những nội dung mà thế lực đương quyền đã, đang và sẽ không muốn, hay không thể thực hiện, thì đó là hành vi hiến định bất chấp thực tế. Chủ động hiến định bất chấp thực tế và sau đấy lại chủ động bất chấp Hiến pháp – đó là thái độ “bất chấp” không thể chấp nhận được!

  1. Chứng “Vu vơ”

Để mô tả căn bệnh này, ta chỉ cần dựa vào danh từ “chủ nghĩa xã hội” và tính từ “xã hội chủ nghĩa” trong Hiến pháp Việt Nam. Ban đầu, chúng không hề tồn tại trong Hiến pháp 1946. Sang Hiến pháp 1959, mỗi từ này xuất hiện đúng 6 lần. Nhiều nhất là trong Hiến pháp 1980, với 23 lần chủ nghĩa xã hội” và 86 lần “xã hội chủ nghĩa”. Sau khi Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu bị sụp đổ, Hiến pháp 1992 chỉ còn chứa 3 từ chủ nghĩa xã hội” và 43 từ “xã hội chủ nghĩa”. Sự biến thiên này cũng tương ứng với quá trình thăng trầm của một giấc mơ…

8.1.

Hiến pháp 2013 giữ nguyên 3 danh từ chủ nghĩa xã hội”, tại những vị trí tương tự như ở Hiến pháp 1992, trong đó có đoạn thứ ba của Lời nói đầu:

“Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”

Thử hỏi, “Cương lĩnh…” của ai? Của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hay của Đảng Lao động Triều Tiên? Tại sao lại dấu tên chủ nhân của “Cương lĩnh…”? Phải chăng các nhà lập hiến hiểu ra, rằng không đảng nào có quyền lạm dụng Hiến pháp để áp đặt cả Dân tộc? Hay tránh nhắc tên, để khỏi gây phản cảm?

Nếu “Cương lĩnh…” của ĐCSVN, thì “Cương lĩnh…” nào? Là “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của ĐCSVN thông qua ngày 27/6/1991? Hay là cái “Cương lĩnh…” do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI chỉnh sửa, và hóa trang bằng mỹ từ Bổ sung, phát triển năm 2011″? Phải chăng, không thể nói rõ bản “Cương lĩnh…” nào, vì biết trước sẽ còn phải tẩy xóa, chỉnh sửa nhiều lần nữa? Lấy đâu ra cái quyền để bắt cả Dân tộc phải răm rắp làm những điều mà bản thân họ cũng không dám tin là đúng?

Hiến định “Cương lĩnh…” một cách vu vơ như vậy phỏng có ích gì?

8.2.

Hiến pháp 2013 chứa 39 tính từ “xã hội chủ nghĩa”, trong đó 33 lần thuộc về tên nước “Cộng hòa từ xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Gán nó cho tên nước có hợp lý hay không? Điều này đã được đề cập trong bài “Quốc hiệu nào hội tụ lòng dân?” nên không cần nhắc lại ở đây nữa. 6 lần xuất hiện còn lại có thể chia thành hai nhóm.

Nhóm thứ nhất bao gồm:

“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.” (Điều 2)

Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.” (Điều 51)

“Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” là gì? Trong “Nhà nước pháp quyền”, không cá nhân và tổ chức nào có quyền đứng trên hay đứng ngoài Hiến pháp và luật, mọi quyền lực nhà nước đều bị ràng buộc và giới hạn bởi Hiến pháp và luật. Còn ở Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực của ĐCSVN mới là cao nhất, không bị khống chế bởi bất cứ điều khoản cụ thể nào trong Hiến pháp và luật. Hiến pháp chỉ “thể chế hóa Cương lĩnh…” của ĐCSVN, và luật phải tuân theo Hiến pháp, nên về thực chất lãnh đạo ĐCSVN mới đóng vai trò quyết định và còn đứng cao hơn Hiến pháp và luật. Chẳng nhẽ đó là đặc trưng của “pháp quyền xã hội chủ nghĩa” hay sao?

“Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là gì? “Xã hội chủ nghĩa” mù mờ bao nhiêu, thì “định hướng xã hội chủ nghĩa” luẩn quẩn bấy nhiêu. Càng tung hô “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, thì càng tỏ ra chẳng có định hướng nào cả.

Phải chăng hai khái niệm trên cũng tương tự như phạm trù “dân chủ xã hội chủ nghĩa”? Thường thì chế độ “phi dân chủ” hay được khẳng định là “dân chủ xã hội chủ nghĩa”, tức là:

“Dân chủ xã hội chủ nghĩa = Phi dân chủ”.

Nếu như vậy thì cái đuôi “xã hội chủ nghĩa” được gắn sau từ “dân chủ” có ý nghĩa như chữ “phi” được gắn trước từ “dân chủ” (để phủ định). Áp dụng quy tắc ghép từ này, ta thu được:

“Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa = “Nhà nước phi pháp quyền”,

“Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa = “Kinh tế thị trường phi định hướng”.

Bạn thấy kết quả suy luận này có phù hợp với thực tế hay không?

Nhóm thứ hai bao gồm:

“Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân.” (Điều 64)

“Lực lượng vũ trang nhân dân… có nhiệm vụ… bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa…” (Điều 65)

“Tòa án nhân dân có nhiệm vụ… bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa…” (Điều 102)

“Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ… bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa…” (Điều 107)

Nếu áp dụng quy tắc ghép từ ở trên, thì “Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” có thể phiên dịch thành “Tổ quốc phi Việt Nam”. Nghe có vẻ bất thường, nhưng nếu liên hệ với lối tư duy “truyền thống”, coi lý tưởng và quyền lợi của giai cấp vô sản quốc tế cao hơn lợi ích của Tổ quốc Việt Nam, thì kết quả phiên dịch có phù hợp hay không?

Hãy bỏ qua ý phụ vừa rồi, để tập trung vào ý chính, mà chúng ta muốn trao đổi về nhóm thứ hai. Đó là: Có hay không cái gọi là “Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”“chế độ xã hội chủ nghĩa”?

Khi xuất hiện trong cụm từ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, thì từ “xã hội chủ nghĩa” đóng vai trò tên gọi, được hiến định trong Hiến pháp. Nó chỉ để trang trí, không nhất thiết phải tương thích với thực trạng. Cũng tương tự như việc đặt tên “Cao” cho người lùn, tên “Mạnh” cho người yếu, tên “Tài” cho người thiểu năng… Dù không phù hợp với trạng thái, tính cách, thì người ấy vẫn tồn tại với tên gọi đó, không ai có thể phủ định.

Nhưng khi xuất hiện trong hai cụm từ “Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”“chế độ xã hội chủ nghĩa” thì “xã hội chủ nghĩa” không hề đóng vai trò tên gọi (được hiến định hay luật định), mà chỉ đơn thuần là một tính từ, phản ánh tính chất, đặc điểm thực tại của “Tổ quốc”“chế độ”.

Vậy “Tổ quốc”“chế độ” này có phải là “xã hội chủ nghĩa” hay không? Nếu trước năm 2013 mà trả lời phủ định, thì có lẽ phải hứng chịu những đợt sóng thịnh nộ từ phía các “chiến binh cầm bút” của ĐCSVN. Nhưng may thay, trong buổi thảo luận của Quốc hội về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp vào sáng 23/10/2013, Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng đã thẳng thắn khẳng định cái điều mà bao người vẫn nghĩ, nhưng thường tránh nói ra:

“Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng chủ nghĩa xã hội còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.

Xin cảm ơn! Vậy là cả ngài cũng đã thừa nhận, rằng hiện tại và nhiều chục năm nữa, không thể coi “Tổ quốc” và “chế độ” này là “xã hội chủ nghĩa”. Nói cách khác, thực tế không tồn tại cái gọi là “Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” và “chế độ xã hội chủ nghĩa” trên đất nước Việt Nam!

Hóa ra, Hiến pháp 2013 quy định

“Bảo vệ Tổ quốc không tồn tại là sự nghiệp của toàn dân”

“Lực lượng vũ trang nhân dân, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ chế độ không tồn tại.”

Tại sao Quốc hội lại hiến định loại nhiệm vụ “vu vơ” đến như vậy?

*

*     *

Vẫn còn rất nhiều điều đáng bàn, song bài viết đã dài, và bằng ấy nội dung cũng đã đủ để cùng với hai bài “Hiến pháp 2013 – Sửa nhầm hay đổi thiệt?”“Hiến pháp vi hiến” khắc họa chất lượng tầm bản nháp của cái văn bản mà 486 đại biểu Quốc hội khóa XIII đã nhất trí tán thành chọn làm Hiến pháp.

Tại sao lại bất chấp mọi khuyên can, thông qua bằng được một bản dự thảo Hiến pháp với chất lượng như thế?

Hiến pháp ấy có xứng đáng với truyền thống ngàn năm văn hiến của Dân tộc, với trí tuệ của hơn 90 triệu khối óc, với tầm tư duy của thời đại hay không?

Nhân dân ta có đáng phải chấp nhận một bản Hiến pháp như vậy hay không?

Câu hỏi chất chồng câu hỏi, băn khoăn quấn rối băn khoăn… Song buồn thay, những người đáng phải giải đáp lại cứ làm thinh.

* * * * * * * * * *

Phụ lục I

Điều 15 Hiến pháp 2013 là biến tướng của Điều 16 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (được đăng tải để lấy ý kiến nhân dân từ ngày 2/1/2013), viết rằng:

“Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.”

Như đã phân tích trong bài Teo dần quyền con người trong Hiến pháp, đó là thủ đoạn lợi dụng… từ “lợi dụng” để biến những hoạt động chính đáng và hợp pháp của công dân thành tội lỗi, nhằm hạn chế trên lý thuyết và phủ định trên thực tế quyền con người, quyền công dân. Để tránh bị phê phán như vậy, họ đã bỏ bớt từ “lợi dụng” trong mệnh đề

 

Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm…”

và thay nó bằng

Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm…”

Phụ lục II

Về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, Hiến pháp Đức quy định:

Điều 5

(1) Mọi người có quyền tự do phát biểu và phổ biến quan điểm của mình bằng lời nói, chữ viết và hình ảnh, và tự do tìm hiểu thông tin từ các nguồn có thể truy cập phổ thông. Tự do báo chí và tự do thông tin được đảm bảo. Không được kiểm duyệt.

(2) Những quyền này bị hạn chế bởi các quy định trong các luật phổ quát, bởi các quy định của Luật bảo vệ thanh thiếu niên, và bởi quyền được bảo vệ danh dự cá nhân.

(3) Nghệ thuật và khoa học, nghiên cứu và giáo dục là tự do. Quyền tự do giáo dục không miễn trừ trách nhiệm trung thành với Hiến pháp.”

Về quyền tự do lập hội, Hiến pháp Đức quy định:

Điều 9

(1) Mọi người Đức có quyền lập hiệp hội và đoàn thể.

(2) Cấm các hội đoàn mà mục đích và hoạt động của chúng trái với Bộ luật hình sự, hoặc chống lại trật tự hiến định hay sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.

(3) Quyền thành lập hội đoàn nhằm bảo vệ và thúc đẩy điều kiện lao động và kinh tế được bảo đảm cho mỗi người và mọi ngành nghề. Những thỏa thuận nhằm hạn chế hay cản trở quyền này đều không có hiệu lực, các biện pháp nhằm vào chúng đều là phi pháp. Các biện pháp theo Điều 12a, Điều 35 Khoản 2 và 3, Điều 87a Khoản 4 và Điều 91 không được chống lại các hoạt động đình công nhằm bảo vệ và thúc đẩy điều kiện lao động và kinh tế của các hội đoàn được đề cập tại Khoản 1.”

Phụ lục III

“Convention on the Rights of the Child”, thường được dịch ra tiếng Việt là “Công ước về Quyền trẻ em”, chỉ có điều sau đây là có vẻ gần nhất với nội dung “trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em”:

Article 12

  1. States Parties shall assure to the child who is capable of forming his or her own views the right to express those views freely in all matters affecting the child, the views of the child being given due weight in accordance with the age and maturity of the child.
  2. For this purpose, the child shall in particular be provided the opportunity to be heard in any judicial and administrative proceedings affecting the child, either directly, or through a representative or an appropriate body, in a manner consistent with the procedural rules of national law.”

Trong văn bản tiếng Việt tại website của tổ chức UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc), điều này được dịch như sau:

Điều 12

  1. Các quốc gia thành viên phải đảm bảo cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về tất cả các vấn đề có ảnh hưởng đến trẻ em và những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách phù hợp với tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em.
  2. Vì mục đích đó, trẻ em phải được đặc biệt tạo cơ hội nói lên ý kiến của mình trong bất kỳ quá trình tố tụng tư pháp hoặc hành chính nào có ảnh hưởng đến trẻ em, trực tiếp hoặc thông qua một người đại diện hay một cơ quan thích hợp, theo cách thức phù hợp với những quy định mang tính thủ tục của pháp luật quốc gia.

Có lẽ ý “trẻ em được… phát biểu… quan điểm… về tất cả các vấn đề ảnh hưởng đến trẻ em” trong đoạn dịch trên đã hóa thân thành cụm “trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em” trong Khoản 1 Điều 37 Hiến pháp 2013. Trước khi lý giải nguyên do hình thành, xin lưu ý ba khía cạnh mà người đọc có thể hiểu lầm qua bản dịch tiếng Việt của UNICEF.

Thứ nhất, từ “trẻ em” bóng bẩy có thể khiến người đọc hiểu lầm rằng nó dành cho cả “giới trẻ em”, giống như từ “thanh niên” dành cho cả “giới thanh niên” và từ “người cao tuổi” dành cho cả “cộng đồng những người cao tuổi”. Thực ra, “the child” (số ít) chỉ là dành riêng cho cá nhân từng “đứa trẻ” cụ thể.

Thứ hai, người đọc có thể hiểu lầm, rằng Điều 12 đòi hỏi “các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em” hai thứ: Một là “có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình”; hai là “được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về mọi vấn đề tác động đến trẻ em”. Vì hiểu như thế, nên trong văn bản tiếng Việt tại website của Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật về Quyền con người và Quyền công dân (thuộc Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh), người ta đã dùng thêm dấu phẩy để phân tách hai thứ đó:

“Các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về mọi vấn đề tác động đến trẻ em…”

Nhưng không phải như vậy! Điều 12 chỉ đòi hỏi “các quốc gia thành viên phải bảo đảm” một thứ thôi, đó là “cho trẻ em… được quyền tự do phát biểu những quan điểm…”, và “quyền tự do phát biểu” đó chỉ cần được bảo đảm cho loại “trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình” mà thôi.

Thứ ba, cụm từ “mọi vấn đề tác động đến trẻ em” dễ khiến người đọc hiểu lầm là “mọi vấn đề tác động đến” cả giới “trẻ em” nói chung, trong khi “all matters affecting the child” chỉ có nghĩa là “tất cả các vấn đề ảnh hưởng đến đứa trẻ”, tức là ” ảnh hưởng đến” chính bản thân cá nhân “đứa trẻ” (đang được đề cập).

Thực ra, Điều 12 của “Công ước về quyền trẻ em” chỉ quy định về trách nhiệm phải quan tâm đến nguyện vọng của đứa trẻ khi quyết định những chuyện liên quan đến bản thân nó, chứ không phải là quan điểm của trẻ em về những vấn đề chung, liên quan đến cộng đồng trẻ em. Để tránh hiểu lầm, nên dịch Điều 12 của “Convention on the Rights of the Child” một cách “trần trụi” như sau:

“1. Các quốc gia thành viên phải đảm bảo cho những đứa trẻ nào có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng được quyền tự do phát biểu quan điểm đó về mọi chuyện ảnh hưởng đến bản thân, và ý kiến của đứa trẻ phải được coi trọng thỏa đáng, tương ứng với độ tuổi và mức độ trưởng thành của nó.

  1. Đặc biệt, vì mục đích đó, đứa trẻ phải được tạo cơ hội nói lên ý kiến của mình trong bất kỳ quá trình tố tụng tư pháp hoặc hành chính nào có ảnh hưởng đến , trực tiếp hoặc thông qua một người đại diện hay một cơ quan thích hợp, theo cách thức phù hợp với những quy định mang tính thủ tục của pháp luật quốc gia.

Sở dĩ ta dành thời gian để bàn kỹ về đoạn dịch trên, là để tìm hiểu cái lô-gíc hình thành của một loại “chân lý” sai lạc lưu truyền ở Việt Nam. Chúng vốn xuất hiện trong văn bản ngoại ngữ nào đó, khi du nhập vào Việt Nam, được người dịch chọn những từ hoa mỹ để chuyển ngữ một cách “hào phóng”, thay cho cách thể hiện chính xác nhưng bị coi là thiếu văn vẻ. Ví dụ, có thể dịch “the child” thành “đứa trẻ”, như vậy vẫn giữ nguyên được trạng thái số ít. Nhưng có lẽ người dịch e rằng như vậy hơi thô thiển, nên đã dịch nó một cách văn vẻ thành “trẻ em”. Hậu quả là: Người đọc dễ hiểu lầm sang số nhiều, không chỉ là một “đứa trẻ” cụ thể, mà có thể là nhiều “đứa trẻ” chung chung, thậm chí là cả cộng đồng các “đứa trẻ”, tức là cả giới “trẻ em”.

Tương tự như vậy, nếu dịch “all matters” thành “mọi chuyện” hay “mọi thứ” thì có vẻ mộc mạc quá, nên chọn cách chuyển ngữ là “các vấn đề”. Khi đã gọi là “các vấn đề”, chứ không còn là “các chuyện nhỏ”, nếu viết rằng “phát biểu quan điểm về” chúng thì chưa đủ phong độ chính trị, nên chọn cụm từ “tham gia vào”. Với tập quán tư duy văn vẻ theo định hướng chính trị như vậy, mệnh đề

“the child… the right to express those views in all matters affecting the child”

không được dịch thành

“đứa trẻ… được quyền phát biểu quan điểm đó về mọi chuyện ảnh hưởng đến bản thân.”

Mà nó được dịch thành

“Trẻ em… được tham gia vào các vấn đề về trẻ em.”

Phải chăng đó là cách tư duy đã đẻ ra cái cao kiến được hiến định tại Khoản 1 Điều 37 Hiến pháp 2013?

Phụ lục IV

Ngoài những trường hợp đã được đề cập trong hai phần 67, các tác giả của Hiến pháp 2013 còn “lạm phát” ra nhiều thứ “bảo đảm” khác.

Có những thứ không hề được “bảo đảm” trên thực tế. Chẳng hạn:

“Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.” (Khoản 1 Điều 21)

“Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm.” (Khoản 7 Điều 103)

“Chính quyền địa phương… bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương…” (Khoản 1 Điều 112)

Có những thứ “bảo đảm” quá chung chung, không thể định lượng, hay xác định trạng thái, để xem đã “bảo đảm” hay chưa. Ví dụ:

Nhà nước… bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ…” (Khoản 2 Điều 62)

“Nhà nước… bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân…; bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sỹ, công nhân, viên chức…” (Điều 68)

“Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ… hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội.” (Khoản 5 Điều 74)

“Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động của đại biểu Quốc hội.” (Khoản 3 Điều 82)

Có những thứ “bảo đảm” mơ hồ:

“Ngân sách nhà nước… bảo đảm nhiệm vụ chi của quốc gia.” (Khoản 2 Điều 55)

Mọi chi tiêu của quốc gia đều được tính vào ngân sách nhà nước, vậy chẳng nhẽ “ngân sách nhà nước… bảo đảm” những thứ được tính vào ngân sách, hay sao? Còn nếu quan niệm bảo đảm nhiệm vụ chi của quốc gia”thỏa mãn nhu cầu chi của quốc gia”, thì mức độ “đại ngôn” còn tệ hại hơn nữa.

“Tòa án nhân dân tối cao… bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.” (Khoản 3 Điều 104)

Áp dụng thống nhất pháp luật” có nghĩa là gì? Vì tòa án áp dụng sai pháp luật là chuyện không hiếm, nên “Tòa án nhân dân tối cao bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật” một cách sai trái hay sao?

Có những thứ “bảo đảm” không kèm theo trách nhiệm, như:

“Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ… góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.” (Khoản 3 Điều 107)

Nghĩa là chỉ cần “góp phần bảo đảm” thôi, còn có “bảo đảm” được hay không thì còn phụ thuộc vào các đối tác và các yếu tố khác. Hay:

“Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.” (Khoản 1 Điều 26)

“Quốc hội có những nhiệm vụ… Quyết định… các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia.” (Khoản 13 Điều 70)

Có nhiệm vụ quyết định các biện pháp, chính sách nhằm “bảo đảm…” không có nghĩa là phải “bảo đảm…”. Trong chế độ mà đường lối luôn được coi là đúng, mọi sai lầm đều thuộc khâu thực hiện, thì bộ máy hoạch định chính sách chẳng phải chịu trách nhiệm nào cả.

Có những thứ “bảo đảm” vô thưởng vô phạt, chẳng kéo theo hệ quả cụ thể nào cả:

“Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, … bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.” (Điều 52)

Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ… bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia. (Khoản 2 Điều 98)

Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.” (Khoản 6 Điều 103)

Và có cả thứ “bảo đảm” không phải… “bảo đảm”, mà là được “bảo đảm”:

Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó.” (Khoản 3 Điều 112)

Tức là “chính quyền địa phương” không phải “bảo đảm” điều gì, mà ngược lại, chỉ cần “thực hiện một số nhiệm vụ… với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó”.

Đặc biệt, Khoản 1 Điều 14 quy định rằng:

“Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân… được… bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.”

Nếu chỉ đọc qua, thì dễ tưởng rằng nội dung này trùng lặp với cái được “bảo đảm”Điều 3 Hiến pháp 2013. Song đây không phải là cam kết “bảo đảm”, mà là một thủ thuật để hạn chế quyền con người, quyền công dân, như đã phân tích trong bài “Hiến pháp vi hiến”. Bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật không phải là “bảo đảm” theo nghĩa thông thường, như mọi người vẫn hiểu, mà có nghĩa là chỉ “bảo đảm” ở mức độ cụ thể theo quy định trong Hiến pháp và pháp luật mà thôi.

Ngày 10/9/2014

Bản gốc được lưu trữ tại trang

http://hpsc.iwr.uni-heidelberg.de/hxphu/index.php?page=differentwritings

(với định dạng HTMPDF)

Tuyển CTV dịch thuật

Gia Sư Văn Thông cần tuyển cộng tác viên Dịch thuật

Giới thiệu:

Gia Sư Văn Thông là Câu lạc bộ tập hợp các sinh viên trường Đại học Bách khoa Tp.HCM có cùng tâm huyết và hoài bão khơi dậy và phát triển khả năng TỰ HỌC cho mỗi Học sinh phổ thông, phát huy thế mạnh của mình để tạo thu nhập trang trải cuộc sống sinh viên.

Mô tả công việc:

– Dịch tài liệu tiếng việt sang tiếng anh chuyên ngành kinh tế quản trị kinh doanh và ngược lại

– Đảm bảo thời gian đúng kế hoạch đặt ra

Kỹ năng yêu cầu:

– Đã tốt nghiệp/đang theo học chương trình đại học khối ngành kinh tế quản trị kinh doanh; hoặc đã/đang làm việc tại các vị trí tương ứng với chuyên ngành muốn dịch thuật.

– Có khả năng dịch tối thiểu 20 trang/tuần.

– Thành thạo sử dụng các phần mềm văn phòng word, excel

– Thái độ làm việc nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, trung thực; có ý chí cầu tiến, ham học hỏi.

– Ưu tiên các bạn sinh viên khối ngành kinh tế quản trị kinh doanh, toán thống kê

Phúc lợi:

– Lương thoả thuận

– Được đào tạo kiến thức về chuyên môn và kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc

– Thời gian làm việc tự do, tại nhà hoặc văn phòng CLB Gia Sư Văn Thông

Thông tin liên hệ:

** Ứng viên quan tâm vui lòng nộp hồ sơ tại văn phòng Câu lạc bộ hoặc qua email theo thông tin liên hệ bên dưới hoặc nộp hồ sơ online tại đây

Liên hệ: Mr Thông

Điện thoại: 0937.503.268

Email: info@giasuvanthong.com

Giới thiệu phần mềm SPSS

Năm 1968 tại Đại học Stanford nhà nghiên cứu xã hội học Norman H. Nie và hai nghiên cứu sinh tiến sĩ C. Hadlai (Tex) Hull, Dale H. Ben phát triển một hệ thống phần mềm dựa trên ý tưởng của việc sử dụng số liệu thống kê để chuyển dữ liệu thô thành thông tin cần thiết cho việc ra quyết định dành cho nhà quản lý. Hệ thống phần mềm này được gọi là phần mềm SPSS viết tắc của Statistical Package for the Social Sciences

Nie, Hull và Bent phát triển phần mềm SPSS vì họ cần phải nhanh chóng phân tích một khối lượng dữ liệu khoa học xã hội thu thập được thông qua các phương pháp khác nhau trong các nghiên cứu của mình. Như vậy dự án phần mềm SPSS được thực hiện khi đó Nie đóng vai trò trường nhóm đưa ra mục tiêu và thiết lập các yêu cầu phân tích, còn Bent có chuyên môn phân tích và thiết kế cấu trúc hệ thống tập tin trong SPSS và Hull đã viết các chương trình máy tính. Công việc ban đầu của dự án phần mềm SPSS đã được thực hiện tại Đại học Stanford với ý định phần mềm này sẽ chỉ được sử dụng trong các trường đại học. Trong những năm 1970 với các tiện ích trong phân tích thống kê nhu cầu sử dụng phần mềm SPSS được mở rộng, và khi đó phần mềm SPSS được xem như là “cuốn sách có ảnh hưởng nhất ngành xã hội học”. Do nhu cầu và phát triển phổ biến của nó, Công ty SPSS Inc được thành lập vào năm 1975 nhằm thương mại hoá phần mềm này. Giữa những năm 1980 SPSS chạy trên những máy tính lớn.

Với những tiến bộ của máy tính cá nhân vào đầu năm 1980, SPSS/PC được giới thiệu vào năm 1984 nó như là các phần mềm thống kê đầu tiên cho máy tính mà làm việc trên nền tảng MS-DOS. Tương tự như vậy, SPSS là sản phẩm thống kê đầu tiên cho hệ điều hành Microsoft Windows (phiên bản 3.1) đưa ra vào năm 1992.

Kể từ đó SPSS đã được cập nhật thường xuyên để phù hợp và khai thác các tính năng tiên tiến của hệ điều hành mới, và để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng giữa người sử dụng. Tháng 07 năm 2009 phần mềm SPSS do SPSS Inc sở hữu được IBM mua lại, do vậy các phiên bản sau này của SPSS có tên là IBM SPSS Statistics

Người dùng phần mềm SPSS

Ban đầu, hầu hết người dùng của phần mềm SPSS là các nhà nghiên cứu, những người làm việc tại các trường đại học lớn với các máy tính máy tính lớn. Vì giá rất cao, và việc làm của hệ thống an ninh cảm ứng và giao diện người dùng khó khăn của nó, không có nhiều người hay tổ chức sử dụng SPSS. Phần mềm này không phổ biến trong các nhà nghiên cứu cho đến khi phiên bản SPSS trên máy tính cá nhân được đưa vào sử dụng rộng rãi.

Sau khi phiên bản Windows đã được đưa ra thị trường, người dùng phần mềm SPSS tăng lên nhanh chóng bởi vì tính hữu ích của nó trong việc lưu trữ và xử lý dữ liệu. Các phiên bản mới của phần mềm SPSS sau này có thể xử lý nhiều bộ dữ liệu với một số lượng gần như không giới hạn cỡ mẫu và số biến. Nó cho phép đọc dữ liệu từ nhiều định dạng như Portable(*.por), Excel(*.xls, *.xlsx, *.xlsm) Lotus(*.w) Sylk(*.slk) dBase(*.dbf) SAS(*.sas7bdat, *.sd7, *.sd2, *.ssd01, *.ssd04, *.xpt) Sata(*.dat) Text(*.txt, *.dat, *.csv), và xuất các kết quả phân tích sang Microsoft Excel và các định dạng văn bản khác nhau.

SPSS là một chương trình được sử dụng rộng rãi trong ngành khoa học xã hội, quản trị kinh doanh. Nó cũng được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu thị trường, các nhà nghiên cứu y tế, công ty khảo sát, chính phủ, các nhà nghiên cứu giáo dục, các tổ chức tiếp thị vv. Các tính năng chính của phần mềm SPSS như sau:

Nhập dữ liệu xuất kết quả: Ngoài việc nhập dữ liệu và xuất kết quả trực tiếp trên phần mềm, SPSS cho phép nhập dữ liệu và xuất kết quả phân tích sang các định dạng tập tin khác, chẳng hạn như Portable, Excel, dBase, SQL, TXT, Lotus, SAS, Sylk, truy cập và cho phép lấy mẫu, phân loại, xếp hạng, thiết lập, sáp nhập, và tập hợp dữ liệu.

Thống kê và tổng kết cơ bản: Tần số, tần suất, thống kê mô tả, lập bảng thống kê, thống kê tỷ lệ, vẽ đồ thị.

Kiểm tra ý nghĩa: Mean, T-Test, ANOVA, Tương quan, các kiểm định phi tham số.

Thống kê suy diễn: Hồi quy tuyến tính và phi tuyến tính, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích phân biệt số.

Ngô Thông

Hướng dẫn sử dụng SPSS – Mã hoá lại biến

Hướng dẫn sử dụng SPSS – Cách hiên thị giá trị trong đồ thị SPSS

Hướng dẫn sử dụng SPSS – Mã hoá lại biến Recoding Varibles

Mã hóa lại biến – Recoding variables là công cụ hữu ích trong SPSS để bạn biên tập dữ liệu, khi bạn muốn thay đổi mã số cho các lựa chọn của một biến hoặc khi bạn có quá nhiều lựa chọn của một biến và cần giảm số biểu hiện không cần thiết trong phân tích. Mã hóa lại biến cho phép bạn thay đổi các mã số hiện hữu gán cho các giá trị biến. Không có chuyện đúng hay sai trong việc mã hóa lại các biến. Tuy nhiên, việc mã hoá lại các biến thường được thực hiện bởi hai lý do:

1. Để thuận tiện cho việc tính toán thống kê. Ví dụ chúng ta có biến hỏi về thu nhập của bạn trong khoản nào? câu trả lời có 4 lựa chọn: 1. Dưới 5 triệu; 2. Từ 5 đến dưới 10 triệu; 3. Từ 10 đến dưới 15 triệu; 4. Từ 15 triệu trở lên. Một yêu cầu phân tích với đối tượng trả lời có thu nhập 10 triệu trở lên, khi đó bạn phải mã hoá lại biến thu nhập bằng cách gom chung biểu hiện thứ 3 và thu nhập từ 10 đến dưới 15 triệu và biểu hiện thứ 4 là từ 15 triệu trở lên thành nhóm chung là 5. Từ 10 triệu trở lên.

2. Để kết hợp lại các lựa chọn của một biến khi số lượng các câu trả lời trong một biến quá nhỏ để phân tích thống kê. Ví dụ bạn đang phân tích độ tuổi người trả lời, thay vì độ tuổi người trả lời dao động từ 20 đến 60 tuổi như vậy chúng ta có 40 lựa chọn, bạn có thể mã hoá lại biến này thành 4 nhóm tuổi như (20 – 25); (26 – 35); (36 – 45); (46 – 60). Việc mã hoá lại biến tuổi này làm cho biến tuổi từ biến liên tục định lượng thành một biến định tính nó sẽ hữu ích trong một số trường hợp phân tích nhất định.

Để thực sự thực hiện các recode, bấm vào “Transform” menu ở trên cùng của cửa sổ soạn thảo dữ liệu, chọn “Recode into Different Variables”. Hầu hết việc mã hoá lại biến đều chọn Recode into Different Variables chứ không chọn “Recode into Same Variable” vì khi chọn Recode into Same Variable thị biến mới sinh ra đè lên biến củ làm cho các giá trị gốc mất đi Recoding Xuất hiện cửa sổ “Recode into Different Variables”, Bạn có thể chọn các biến từ danh sách bên trái và chèn chúng vào các hộp “Numeric Variable →  Output Variable“. Để làm điều này bằng cách bạn chọn biến và sau đó nhấp vào nút mũi tên: Recoding varble Bây giờ gõ nhãn tên biến mới trong  hộp“Output Variable” “Name” và “Label”. Tuỳ vào mục đích nhà nghiên cứu đặt các tên biến khác nhau, một cách phổ biến dễ nhớ là thêm “x” hoặc “z” vào cuối của biến ban đầu (ví dụ, Agex). Một khi bạn đã thêm tên và nhãn hiệu, nhấp vào Change. Phần cuối cùng này rất quan trọng vì bạn không thể mã hóa lại biến cho đến khi bạn chọn “Change“.

Mã hoá biếnĐể nhập các giá trị cũ và mới mà bạn dự định mã lại như ví dụ ở trên, nhấn “Old and New Values” Bạn sẽ nhận được cửa sổ sau:

Recoding 4

Sử dụng danh sách thủ công trước đây chúng ta thực hiện, chuyển đổi các giá trị cũ vào giá trị mới. Giá trị cũ được nhập vào từ hộp Old Values, giá trị mới được nhập vào hộp New Values. Nhấp vào “Add” sau khi bạn nhập các giá trị cũ và mới cho mỗi biến để bổ sung vào danh sách “Old → New”. Như bạn có thể thấy các biến từ 20 đến 25 họ đã được mã hóa lại là “1” Giá trị 26 đến 35 đã được tái mã hóa như “2” việc này cũng có thể được thực hiện bằng cách chọn nút “Range” bên phải để nhập khoản giá trị.

Khi bạn hoàn tất, nhấp “continue” điều này sẽ đưa bạn quay lại cửa sổ mã hoá lại biến, nơi bạn có thể bấm “OK” để hoàn thành thao tác ở cửa sổ Recode into Different Variables

Bạn sẽ chưa hoàn toàn kết thúc việc mã hoá lại biến. Bạn nên quay trở lại cửa sổ Data Editor, Variable View.  Ở dưới cùng của danh sách biến của bạn, bạn sẽ tìm thấy biến mới sinh ra được tái mã hóa của bạn. Để thuận tiện việc theo dõi bạn nên kéo biến mới được mã hoá đến gần với biến gốc. Bạn cũng nên chỉnh sửa các Nhãn Giá trị để phản ánh các giá trị mới được tái mã hóa tránh trường hợp khi phân tích xuất kết quả chúng ta quên những giá trị của biến được mã hoá:

Recoding 5

Nhấn “OK” và bạn đã hoàn tất.

Biên soạn: Ngô Thông

Hướng dẫn sử dụng SPSS 20.0

Cách hiển thị giá trị trên biểu đồ khi chạy biểu đồ tần số, tần suất trong SPSS

 

Cách hiển thị giá trị trên đồ thị trong SPSS

Cách hiển thị giá trị trên biểu đồ khi chạy biểu đồ tần số, tần suất trong SPSS:

Analyze/Descriptive Statistics/Frequencies xuất hiện cửa sổ Frequencies

Frequencies

Bạn chọn biến cần chạy cho vào ô Variable, sau đó chọn statistics để yêu cầu xuất các thông số thống kê liên quan (Phương sai, độ lệch chuẩn, min, max…).

Tiếp đên chọn Charts để vẽ đồ thị, trong cửa sổ charts này bạn chọn loại biểu đồ ở phần Chart Type và giá trị cho biểu đồ là tần số hay tần suất ở phần Chart Values

Okie để SPSS xuất các yêu cầu vừa thực hiện của bạn,

 

SPSSTuy nhiên kết quả vẫn chưa như ý của bạn nghĩa là chưa có giá trị trên chart, bây giờ bạn làm theo hướng dẫn sau:

Bạn click double chuột trái vào chart khi đó xuất hiện cửa sổ Chart Editor.

SPSS

Ở cửa sổ này bạn sẽ thực hiện các thao tác edit biểu đồ của mình như màu sắc, biểu đồ dạng 3D, đưa số liệu hiển thị tlên biểu đồ, chú thích cho biểu đồ… Để đưa số liệu hiển thị trên biểu đồ thì bạn rê chuột vào biểu tượng biểu đồ hình cột (Như vùng khoanh đỏ hình vẽ) ở thanh trình đơn khi đó sẽ có dòng chữ Show data labels và click chọn icon này.

Như vậy biểu đồ của bạn sẽ xuất hiện giá trị, bạn có thể kéo các giá trị này lên đầu hoặc ở giữa cho tương thích với đồ thị

Chúc các bạn thành công

Hướng dẫn sử dụng SPSS 20.0

Tuyển Sinh viên dạy kèm môn Toán, Lý lớp 7

Gia Sư Văn Thông cần tuyển Sinh viên dạy kèm môn Toán Lý lớp 7

Icon_120x90

Thời gian: 1,5h/buổi tối thứ 3, 5, 7 hoặc 2,4,6 gia sư sắp xếp với gia đình

Địa điểm: Chợ bà điểm

Gói dịch vụ: Dịch vụ cao cấp

Mức lương: đây là gói dịch vụ cao cấp nên lương thoả thuận với gia sư

Hoa hồng: 0%

Yêu cầu: Sinh viên bách khoa giỏi khối A, có kinh nghiệm dạy thêm là một lợi thế.

Liên hệ: Gia Sư Văn Thông

Điện thoại: 0937.503.268

Email: info@giasuvanthong.com

Website: http://giasuvanthong.com

Tình trạng: Chưa giao

Tuyển sinh viên dạy kèm môn toán 12

Tuyển sinh viên làm thêm

Gia Sư Văn Thông cần tuyển sinh viên làm thêm – Thu thập xử lý dữ liệu

 

Giới thiệu:

Gia Sư Văn Thông là Câu lạc bộ tập hợp các sinh viên trường Đại học Bách khoa Tp.HCM có cùng tâm huyết và hoài bão khơi dậy và phát triển khả năng TỰ HỌC cho mỗi Học sinh phổ thông, phát huy thế mạnh của mình để tạo thu nhập trang trải cuộc sống sinh viên.

Mô tả công việc:

– Lập kế hoạch, tổ chức thu thập dữ liệu theo yêu cầu đối tượng của khách hàng

– Mã hoá và nhập liệu vào máy tính

– Làm sạch dữ liệu với Excel, SPSS,…

– Thự hiện phân tích data theo hướng dẫn của Gia Sư Văn Thông

– Chi tiết về công việc sẽ được trao đổi cụ thể hơn trong lúc phỏng vấn

Kỹ năng yêu cầu:

– Có kiến thức về thống kê, xử lý dữ liệu

– Biết sử dụng các phần mềm xử lý dữ liệu như Excel, SPSS, Minitab, STATA, EVIEW, R…

– Thái độ làm việc nghiêm túc, học hỏi cầu thị

– Ưu tiên các bạn sinh viên khối ngành kinh tế quản trị kinh doanh, toán thống kê

Phúc lợi:

– Lương thoả thuận

– Được đào tạo kiến thức về chuyên môn và kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc

– Thời gian làm việc tự do, tại nhà hoặc văn phòng CLB Gia Sư Văn Thông

Thông tin liên hệ:

** Ứng viên quan tâm vui lòng nộp hồ sơ tại văn phòng Câu lạc bộ hoặc qua email theo thông tin liên hệ bên dưới hoặc nộp hồ sơ online tại đây

Liên hệ: Mr Thông

Điện thoại: 0937.503.268

Email: ngothong1988@gmail.com