Một cách để đo lường chất lượng dịch vụ

Ngày nay hai từ dịch vụ được nhắc hằng ngày trong mỗi chúng ta, các hoạt động gần gũi như như đi siêu thị mua bó rau hay vào quán ăn một tô phở bước ra ngoài mà khách hàng cảm thấy không được như ý thì nhất định sẽ nói dịch vụ không tốt. Dịch vụ là một khái niệm phổ biến hiện hữu hằng ngày trong mỗi chúng ta, dịch vụ được hiểu như là những hành vi, quá trình, cách thức thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho khách hàng làm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của họ. Trong một doanh nghiệp dịch vụ là những hoạt động hay lợi ích mà doanh nghiệp có thể cống hiến cho khách hàng nhằm thiết lập, củng cố và mở rộng những quan hệ và hợp tác lâu dài với khách hàng. Thông thường khi sử dụng dịch vụ của một cá nhân người ta ít coi đó là dịch vụ hơn là của tổ chức hoặc của cá nhân đã có thương hiệu. Ví dụ cũng là mua một bó rau nhưng khi mua ở chợ nếu bó rau đó không như ý hay thậm chí người bán không phục vụ khách hàng chu đáo thì người tiêu dùng nói là bà bán rau này dỡ lấy rau không ngon phản ứng mạnh hơn nữa thì lần sau mua ở chỗ khác. Nhưng nếu cũng mua bó rau đó trong siêu thị thì chắc hẳn khi không hài lòng một điều gì trong quá trình mua cũng như chất lượng sản phẩm thì người tiêu dùng sẽ nói dịch vụ của siêu thị này không phục vụ khách hàng một cách chu đáo, trường hợp hoàn toàn không hài lòng với dịch vụ thì khách hàng có những phản ứng mạnh hơn so với khi mua ngoài chợ kiểu như đi nói với người này rằng dịch ở đơn vị này không tốt đừng nên sử dụng nữa hoặc post một status lên facebook đại loại như vậy.

Do luong CLDV

Khi nghiên cứu về dịch vụ người ta thấy rằng dịch vụ là một sản phẩm đặc biệt, có nhiều đặc tính khác với các loại hàng hoá khác như tính vô hình, tính không đồng nhất, tính không thể tách rời và tính không thể lưu trữ. Chính những đặc điểm này làm cho dịch vụ trở nên khó định lượng và không thể nhận dạng bằng mắt thường được.

Tính vô hình

Khi vào siêu thị mua bó rau, những hoạt động chủ yếu của khách hàng bao gồm gửi xe, giữ đồ nếu có, đến gian hàng chọn rau, lấy rau cho vào khay, nhìn xem những mặt hàng khác đang trưng bày tại siêu thị và ra tính tiền. Như vậy khác với mua ở chợ mua rau ở siêu thị khách hàng nhìn vào dịch vụ của siêu thị suy diễn từ địa điểm, con người, trang thiết bị, thông tin để khách hàng theo dõi, các banrol hướng dẫn, giá cả, chất lượng bó rau và nhiều thứ khác khách hàng bắt gặp ngay lúc đi mua sắm tại siêu thị. Với đặc điểm của dịch vụ là vô hình như vậy nên công ty, tổ chức cảm thấy khó khăn trong việc nhận thức như thế nào về dịch vụ và một tiêu chuẩn nào đó để đánh giá chất lượng dịch vụ từ đó phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

Tính không đồng nhất

Theo nhiều lý thuyết về dịch vụ thì đặc tính này còn gọi là tính khác biệt của dịch vụ. Theo đó, việc thực hiện dịch vụ thường khác nhau tùy thuộc vào cách thức phục vụ, nhà cung cấp dịch vụ, người phục vụ, thời gian thực hiện, lĩnh vực phục vụ, đối tượng phục vụ và địa điểm phục vụ. Cũng là hệ thống siêu thị Coop Mart nhưng dịch vụ ở chi nhánh này sẽ khác chi nhánh khác có thể do địa điểm phục vụ, nhân viên phục vụ khách hàng hay mặt hàng tại thời điểm mua… Việc đòi hỏi chất lượng đồng nhất từ đội ngũ nhân viên sẽ rất khó đảm bảo, tất cả các tổ chức hay cá nhân mở ra một dịch vụ nào đó phục vụ khách hàng đều mong muốn phục vụ tốt nhất để khách hàng hoàn toàn hài lòng nhất nhưng những gì công ty dự định phục vụ thì có thể hoàn toàn khác với những gì mà người tiêu dùng nhận được khi sử dụng dịch vụ.

Tính không thể tách rời

Tính không tách rời của dịch vụ thể hiện ở việc khó phân chia dịch vụ thành hai giai đoạn rạch ròi là giai đoạn sản xuất và giai đoạn sử dụng. Dịch vụ thường được tạo ra và sử dụng đồng thời. Điều này không đúng đối với hàng hoá vật chất được sản xuất ra nhập kho, phân phối thông qua nhiều nấc trung gian mua bán, rồi sau đó mới được tiêu dùng. Đối với sản phẩm hàng hoá, khách hàng chỉ sử dụng sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng, còn đối với dịch vụ, khách hàng đồng hành trong suốt hoặc một phần của quá trình tạo ra dịch vụ. Đối với những dịch vụ có hàm lượng lao động cao, ví dụ như chất lượng xảy ra trong quá trình chuyển giao dịch vụ thì chất lượng dịch vụ thể hiện trong quá trình tương tác giữa khách hàng và nhân viên của công ty cung cấp dịch vụ (Svensson, 2002). Đối với những dịch vụ đòi hỏi phải có sự tham gia ý kiến của người tiêu dùng như dịch vụ hớt tóc, khám chữa bệnh thì công ty dịch vụ ít thực hiện việc kiểm soát, quản lý về chất lượng vì người tiêu dùng ảnh hưởng đến quá trình này. Trong những trường hợp như vậy, ý kiến của khách hàng như mô tả kiểu tóc của mình muốn hoặc bệnh nhân mô tả các triệu chứng cho các bác sĩ, sự tham gia ý kiến của khách hàng trở nên quan trọng đối với chất lượng của hoạt động dịch vụ.

Tính không lưu giữ được

Dịch vụ không thể lưu giữ, lưu kho rồi đem bán như hàng hoá khác. Tính không lưu giữ được của dịch vụ sẽ không thành vấn đề khi mà nhu cầu ổn định. Khi nhu cầu thay đổi, các công ty dịch vụ sẽ gặp khó khăn. Ví dụ như công ty vận tải xe buýt liên hiệp Sài Gòn phải có nhiều phương tiện hơn gấp bội so với số lượng cần thiết theo nhu cầu bình thường trong suốt cả ngày để đảm bảo phục vụ cho nhu cầu vào những giờ cao điểm. Chính vì vậy, dịch vụ là sản phẩm được sử dụng khi tạo thành và kết thúc ngay sau đó.

CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ

Chất lượng dịch vụ là một khái niệm gây nhiều chú ý và tranh cải trong các tài liệu nghiên cứu bởi vì các nhà nghiên cứu gặp nhiều khó khăn trong việc định nghĩa và đo lường chất lượng dịch vụ mà không hề có sự thống nhất nào (Wisniewski, 2001)

Chất lượng dịch vụ được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu và môi trường nghiên cứu. Chất lượng dịch vụ là mức độ mà một dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng (Lewis & Mitchell, 1990; Asubonteng & ctg, 1996; Wisniewski & Donnelly, 1996). Edvardsson, Thomsson & Ovretveit (1994) cho rằng chất lượng dịch vụ là dịch vụ đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng và làm thoả mãn nhu cầu của họ. Theo Parasuraman & ctg (1985, 1988), chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi của khách hàng và nhận thức của họ khi đã sử dụng qua dịch vụ.

Trong một thời gian dài, nhiều nhà nghiên cứu đã cố gắng định nghĩa và đo lường chất lượng dịch vụ. Lấy ví dụ, Lehtinen & Lehtinen (1982) cho là chất lượng dịch vụ phải được đánh giá trên hai khía cạnh, (1) quá trình cung cấp dịch vụ và (2) kết quả của dịch vụ. Gronroos (1984) cũng đề nghị hai lĩnh vực của chất lượng dịch vụ, đó là (1) chất lượng kỹ thuật và (2) chất lượng chức năng. Parasuraman & ctg (1985) đưa ra mô hình năm khoảng cách và năm thành phần chất lượng dịch vụ, gọi tắt là SERVQUAL

Mô hình năm khoảng cách chất lượng dịch vụ

Một trong những đặc điểm cơ bản của chất lượng dịch vụ là khó đo lường, khó xác định được tiêu chuẩn chất lượng, nó phụ thuộc vào yếu tố con người là chủ yếu. Chất lượng dịch vụ trước hết là chất lượng con người. Sản phẩm dịch vụ là vô hình, chất lượng được xác định bởi khách hàng, chứ không phải do người cung ứng. Khách hàng đánh giá chất lượng một dịch vụ được cung ứng thông qua việc đánh giá nhân viên phục vụ của công ty và qua cảm giác chủ quan của mình.

Đối với sản phẩm dịch vụ nói chung và dịch vụ của cửa hàng tiện lợi nói riêng, chúng ta có thể đo lường chất lượng dịch vụ bởi những đặc điểm riêng biệt của sản phẩm dựa vào mô hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman & ctg (1985, 1988) (hình 1).

Mô hình đưa ra 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ:

–  Khoảng cách 1: Xuất hiện khi có sự khác biệt giữa kỳ vọng của khách hàng về chất lượng dịch vụ và nhà quản trị cảm nhận về kỳ vọng này của khách hàng. Điểm cơ bản của sự khác biệt này là do công ty dịch vụ không hiểu biết hết những đặc điểm nào tạo nên chất lượng của dịch vụ mình cũng như cách thức chuyển giao chúng cho khách hàng để thỏa mãn nhu cầu của họ.

–  Khoảng cách 2: Xuất hiện khi công ty dịch vụ gặp khó khăn trong việc chuyển đổi nhận thức của mình về kỳ vọng của khách hàng thành những đặc tính dịch vụ. Nguyên nhân chính của vấn đề này là khả năng chuyên môn của đội ngũ nhân viên dịch vụ.

Mo hinh 5 khoan cach

Hình 1: Mô hình các khoảng cách trong chất lượng dịch vụ

Nguồn: Parasuraman & ctg (1985: 44)

–  Khoảng cách 3: Xuất hiện khi nhân viên dịch vụ không chuyển giao dịch vụ cho khách hàng theo những tiêu chí đã được xác định. Trong dịch vụ, các nhân viên có liên hệ trực tiếp với khách hàng và đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo ra chất lượng. Tuy nhiên, không phải lúc nào và tất cả nhân viên đều có thể hoàn thành nhiệm vụ theo các tiêu chí đề ra.

–  Khoảng cách 4: Phương tiện quảng cáo và thông tin cũng tác động vào kỳ vọng của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Những hứa hẹn trong các chương trình quảng cáo, khuyến mãi có thể làm gia tăng kỳ vọng của khách hàng nhưng cũng sẽ làm giảm chất lượng mà khách hàng cảm nhận được khi chúng không được thực hiện theo đúng những gì đã hứa hẹn.

–  Khoảng cách 5: Xuất hiện khi có sự khác biệt giữa chất lượng kỳ vọng bởi khách hàng và chất lượng mà họ cảm nhận được. Chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào khoảng cách thứ năm này, một khi khách hàng nhận thấy không có sự khác biệt giữa chất lượng họ kỳ vọng và chất lượng họ cảm nhận được khi tiêu dùng một dịch vụ thì chất lượng của dịch vụ được xem là hoàn hảo.

Parasuraman cho rằng chất lượng dịch vụ là hàm số của khoảng cách thứ 5. Khoảng cách thứ 5 này phụ thuộc vào các khoảng cách trước đó, nghĩa là các khoảng cách 1, 2, 3, 4. Vì thế để rút ngắn khoảng cách thứ 5  hay làm tăng chất lượng dịch vụ, nhà quản trị dịch vụ phải nỗ lực rút ngắn các khoảng cách này.

Mô hình chất lượng dịch vụ theo các nhà nghiên cứu này có thể được biểu diễn như sau:

CLDV = F((KC_5 = f (KC_1, KC_2, KC_3, KC_4))

Trong đó, CLDV là chất lượng dịch vụ và KC_1, KC_2, KC_3, KC_4, KC_5 là các khoảng cách chất lượng 1, 2, 3, 4, 5

Thành phần chất lượng dịch vụ

Mô hình chất lượng dịch vụ của Prasuraman & ctg (1985) cho ta bức tranh tổng thể về chất lượng dịch vụ. Parasuraman & ctg (1985) cho rằng, bất kỳ dịch vụ nào, chất lượng dịch vụ cảm nhận bởi khách hàng có thể mô hình thành 10 thành phần, đó là:

  1. Tin cậy (reliability): nói lên khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn ngay từ lần đầu tiên
  2. Đáp ứng (responsiveness): nói lên sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên phục vụ cung cấp dịch vụ cho khách hàng
  3. Năng lực phục vụ (competence): nói lên trình độ chuyên môn để thực hiện dịch vụ. Khả năng phục vụ biểu hiện khi nhân viên tiếp xúc với khách hàng, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ, khả năng nghiên cứu để nắm bắt thông tin liên quan cần thiết cho việc phục vụ khách hàng
  4. Tiếp cận (access): liên quan đến việc tạo mọi điều kiện dễ dàng cho khách hàng trong việc tiếp cận dịch vụ như rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng, địa điểm phục vụ và giờ mở cửa thuận lợi cho khách hàng
  5. Lịch sự (courtesy): nói lên tính cách phục vụ niềm nở tôn trọng và thân thiện với khách hàng
  6. Thông tin (communication): liên quan đến việc giao tiếp, thông đạt cho khách hàng bằng ngôn ngữ mà họ hiểu biết dễ dàng và lắng nghe những vấn đề liên quan đến họ như giải thích dịch vụ, chi phí, giải quyết khiếu nại thắc mắc
  7. Tín nhiệm (credibility): nói lên khả năng tạo lòng tin cho khách hàng, làm cho khách hàng tin cậy vào công ty. Khả năng này thể hiện qua tên tuổi của công ty, nhân cách của nhân viên phục vụ giao tiếp trực tiếp với khách hàng
  8. An toàn (security): liên quan đến khả năng đảm bảo sự an toàn cho khách hàng, thể hiện qua sự an toàn về vật chất, tài chính cũng như bảo mật thông tin
  9. Hiểu biết khách hàng (understading/knowing the customer): thể hiện qua khả năng hiểu biết nhu cầu của khách hàng thông qua việc tìm hiểu những đòi hỏi của khách hàng, quan tâm đến cá nhân họ và nhận dạng được khách hàng thường xuyên
  10. Phương tiện hữu hình (tangibles): thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên phục vụ, các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ

Mô hình mười thành phần chất lượng dịch vụ nêu trên có ưu điểm là bao quát hầu hết mọi khía cạnh của dịch vụ. Tuy nhiên, mô hình này có nhược điểm là phức tạp trong việc đo lường. Hơn nữa mô hình này mang tính lý thuyết, có thể sẽ có nhiều thành phần của mô hình chất lượng dịch vụ không đạt được giá trị phân biệt. Chính vì vậy các nhà nghiên cứu này đã nhiều lần kiểm định mô hình này và đi đến kết luận là đưa ra thang đo SERVQUAL gồm năm thành phần cơ bản đó là:

  1. Tin cậy (reliability): thể hiện qua khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn ngay từ lần đầu tiên
  2. Đáp ứng (resposiveness): thể hiện qua sự mong muốn, sẵn sàng của nhân viên phục vụ cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng
  3. Năng lực phục vụ (assurance): thể hiện qua trình độ chuyên môn và cung cách phục vụ lịch sự, niềm nở với khách hàng
  4. Đồng cảm (empathy): thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến từng cá nhân, khách hàng
  5. Phương tiện hữu hình (tangibles): thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên, các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ

Thang đo SERVQUAL đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng cho nhiều loại hình dịch vụ cũng như nhiều thị trường khác nhau. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của nhân tố sẽ thay đổi tùy theo loại hình dịch vụ và thị trường.

Parasuraman đã xây dựng thang đo SERVQUAL để đánh giá chất lượng dịch vụ gồm 22 biến thuộc 5 thành phần nêu trên để đo lường chất lượng kỳ vọng và dịch vụ cảm nhận của khách hàng như sau:

Sự tin tưởng (reliability)

  • Khi công ty xyz hứa làm điều gì đó vào thời gian nào đó thì họ sẽ làm.
  • Khi bạn gặp trở ngại, công ty xyz chứng tỏ mối quan tân thực sự muốn giải quyết trở ngại đó.
  • Công ty xyz thực hiện dịch vụ đúng ngay từ lần đầu.
  • Công ty xyz cung cấp dịch vụ đúng như thời gian họ đã hứa.
  • Công ty xyz lưu ý để không xảy ra một sai xót nào.

Sự phản hồi (responsiness)

  • Nhân viên công ty xyz cho bạn biết khi nào thực hiện dịch vụ.
  • Nhân viên công ty xyz nhanh chóng thực hiện dịch vụ cho bạn.
  • Nhân viên công ty xyz luôn sẵn sàng giúp bạn.
  • Nhân viên công ty xyz không bao giờ qúa bận đến nỗi không đáp ứng yêu cầu của bạn.

Sự đảm bảo (assurance)

  • Cách cư xử của nhân viên xyz gây niềm tin cho bạn.
  • Bạn cảm thấy an tòan trong khi giao dịch với công ty xyz.
  • Nhân viên công ty xyz luôn niềm nở với bạn.
  • Nhân viên công ty xyz có đủ hiểu biết để trả lời câu hỏi của bạn.

Sự cảm thông (empathy)

  • Công ty xyz luôn đặc biệt chú ý đến bạn.
  • Công ty xyz có nhân viên biết quan tâm đến bạn.
  • Công ty xyz lấy lợi ích của bạn là điều tâm niệm của họ.
  • Nhân viên công ty xyz hiểu rõ những nhu cầu của bạn.
  • Côngty xyz làm việc vào những giờ thuận tiện.

Sự hữu hình (tangibility)

  • Công ty xyz có trang thiết bị rất hiện đại.
  • Các cơ sở vật chất của công ty xyz trông rất bắt mắt.
  • Nhân viên công ty xyz ăn mặc rất tươm tất.
  • Các sách ảnh giới thiệu của công ty xyz có liên quan đến dịch vụ trông rất đẹp.

Mỗi khi nhắc tới việc đo lường chất lượng dịch vụ người ta đều nhắc đến thang đo SERVQUAL kinh điển này của Parasuraman, thang đo SERVQUAL không chỉ được sử dụng để nghiên cứu trong lĩnh vực marketing mà còn được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác như đo lường dịch vụ chăm sóc sức khoẻ (Babakus & Mangold, 1992, Bebko & Garg, 1995), đo lường dịch vụ ngân hàng và dịch vụ giặt khô (Cronin & Taylor, 1992), dịch vụ bán lẻ (Teas, 1993) (trích từ Asubonteng & ctg, 1996), dịch vụ tín dụng (Hồ Tấn Đạt, 2004), dịch vụ siêu thị (Nguyễn Thị Mai Trang & Nguyễn Đình Thọ, 2003),chất lượng đào tạo Đại học tại Đại học An Giang (Nguyễn Thành Long, 2006), v.v…

Như vậy với bộ tiêu chí kinh điển này từ đó chúng ta có thể xây dựng cho đơn vị kinh doanh của mình một bộ tiêu chí để đo lường chất lượng dịch vụ của đơn vị bằng cách đưa ra bảng câu hỏi để khảo sát ý kiến khách hàng. Các tiêu chí này thông thường đưa ra hỏi khách hàng và khách hàng trả lời bằng cách thể hiện mức độ đồng ý của mình trước những phát biểu đó. Trong lý thuyết về dịch vụ thì cách trả lời này được gọi là đánh giá bằng thang đo likert 5 điểm với 1: Hoàn toàn không đồng ý 2: Không đồng ý; 3: Bình thường; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý với những phát biểu cho các tiêu chí ở trên.

Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê

Bài 1: Khai báo biến và nhập liệu trên SPSS

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Anh

A Parasuraman, Valarie A Zeithaml, Leonard L. Berry. (1988). A Multiple-Item Scale for Measuring Consumer Perceptions of Service Quality. Journal of Retailing, , 12 – 40.

A Parasuraman, Valarie A Zeithaml, Leonard L. Berry. (1993). More on Improving Service Quality. Journal of Retailing , 140 – 147.

Tiếng Việt

Bùi Nguyên Hùng, Nguyễn Thúy Quỳnh Loan. (2004). Quản lý Chất lượng. NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM.

Kotler,P & Amstrong, G. (2004). Những nguyên lý tiếp thị (tập 2). NXB Thống kê.

Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang. (2009). Nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Thống Kê.

Cách viết một bài báo khoa học – Phần 3

Cách viết một bài báo khoa học – Phần 1

Cách viết một bài báo khoa học – Phần 2

Có lẽ phần quan trọng nhất của một bài báo khoa học là phần phương pháp. Kinh nghiệm làm biên tập của tôi cho thấy tập san tôi tham gia phụ trách trong ban biên tập (tập san Journal of Bone and Mineral Research) từ chối khoảng 75% những bài báo gửi đến; trong số bài báo bị từ chối, gần 70% là do khiếm khuyết trong phần phương pháp. Tôi đã thấy và đọc rất nhiều bài báo gửi đến cho tập san mà kết quả rất thú vị, nhưng đành phải từ chối vì phần phương pháp được mô tả quá sơ sài, hay mô tả một cách xem thường người đọc.

Có thể tác giả không có ý xem thường ai, nhưng vì cách viết và trình bày chưa đạt chuẩn mực nên gây ra ấn tượng đó. Trong phần 3 này, tôi sẽ chỉ các bạn viết phần phương pháp một cách chuẩn mực và chắc chắn sẽ không bị ai phê bình là … viết dở. 🙂

Phương pháp (Methods)

Phần phương pháp nghiên cứu có lẽ là phần quan trọng nhất trong một bài báo khoa học. Khoảng 70% bài báo khoa học bị từ chối chỉ vì phương pháp nghiên cứu không thích hợp hay sai lầm. Nhiều người đọc có thói quen đọc phương pháp trước, rồi sau đó họ đọc các phần khác. Nếu họ thấy phương pháp nghiên cứu có chất lượng, họ sẽ đọc tiếp; nếu không, họ sẽ bỏ qua một bên! Do đó, đây là phần mà tác giả cần phải đầu tư nhiều thì giờ để viết cho “đạt”.

Trong phần phương pháp, tác giả phải trả lời cho được câu hỏi: “tác giả đã làm gì” (Whatdid you do?) Để trả lời câu hỏi này, tác giả phải cung cấp thông tin về thiết kế nghiên cứu, bệnh nhân (hay đối tượng nghiên cứu), phương pháp đo lường, độ tin cậy và chính xác của đo lường, phương pháp phân tích dữ liệu. Do đó, phần phương pháp nghiên cứu có thể có những tiêu đề nhỏ như sau:

Thiết kế nghiên cứu (studydesign). Phát biểu ngằn gọn về mô hình nghiên cứu. Đây là câu văn đơn giản, nhưng nói lên giá trị khoa học của công trình nghiên cứu. Ví dụ: “The study was designed as a cross- sectional investigation, in which 210 women aged between 50 and 85 were randomly sampled by the cluster sampling scheme.”

Đối tượng tham gia (Participants). Thông tin về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu đóng vai trò quan trọng để người đọc có thể đánh giá khả năng khái quát hóa của công trình nghiên cứu. Khi mô tả đặc điểm đối tượng nghiên cứu, tiêu chuẩn tuyển chọn và tiêu chuẩn loại. Đôi khi tác giả cần phải các biến số quan trọng như độ tuổi, giới tính, sắc tộc, trình độ học vấn, tình trạng sức khỏe. Ví dụ: “All women requesting an IUCD (intrauterine contraceptive device) at the Family Welfare Clinic, Kenyatta National Hospital, who were menstruating regularly and who were between 20 and 44 years of age, were candidates for inclusion in the study. They were not admitted to the study if any of the following criteria were present: (1) a history of ectopic pregnancy, (2) pregnancy within the past 42 days, (3) leiomyomata of the uterus, (4) active PID (pelvic inflammatory disease), (5) a cervical or endometrial malignancy, (6) a known hypersensitivity to tetracyclines, (7) use of any antibiotics within the past 14 days or long-acting injectable penicillin, (8) an impaired response to infection, or (9) residence outside the city of Nairobi, insufficient address for follow-up, or unwillingness to return for follow-up.”

Địa điểm và bối cảnh nghiên cứu (setting). Cần phải cung cấp thông tin về địa điểm mà công trình nghiên cứu được thực hiện, hay nơi mà dữ liệu được thu thập, bởi vì địa điểm có thể ảnh hưởng đến tính hợp lí ngoại tại của kết quả nghiên cứu. Chẳng hạn như khi chúng tôi làm nghiên cứu về vitamin D, chúng tôi phải cung cấp thông tin về thành phố mà mình thực hiện công trình nghiên cứu. Ví dụ: “The study was designed as a cross-sectional investigation, in which the setting was Ho Chi Minh City (formerly Saigon). The City is located at 10°45’N, 106°40’E in the southeastern region of Vietnam. The City is in the tropic and close to the sea; therefore it has a tropical climate, with an average humidity of 75%. There are only two distinct seasons: the rainy season, with an average rainfall of about 1,800 millimetres annually (about 150 rainy days per year), usually begins in May and ends in late November; the dry season lasts from December to April. The average temperature is 28°C (82°F), the highest temperature sometimes reaches 39°C (102°F) around noon in late April, while the lowest may fall below 16°C (61°F) in the early mornings of late December.”

Qui trình nghiên cứu (Procedures). Trong phần này, tác giả phải tóm lược từng bước nghiên cứu, kể cả những chỉ dẫn cho đối tượng nghiên cứu như thế nào. Việc phân nhóm trong nghiên cứu, chi tiết về can thiệp hay điều trị (nếu có). Nếu công trình có liên quan đến ngẫu nhiên hóa, tác giả cần phải mô tả cụ thể qui trình ngẫu nhiên hóa (randomization) như thế nào, kĩ thuật gì đã được sử dụng để đảm bảo các nhóm cân đối,

v.v…

Ví dụ: Patients with psoriatic arthritis were randomized to receive placebo or etanercept (Enbrel) at a dose of 25 mg twice weekly by subcutaneous administration for 12 weeks … Etanercept was supplied as a sterile, lyophilized powder in vials containing 25 mg etanercept, 40 mg mannitol, 10 mg sucrose, and 1-2 mg tromethamine per vial. Placebo was identically supplied and formulated except that it contained no etanercept. Each vial was reconstituted with 1 mL bacteriostatic water for injection.

Ngoài ra, tác giả phải mô tả cẩn thận kĩ thuật đo lường được sử dụng trong nghiên cứu, như tên của máy, model gì, software phiên bản nào, và nơi sản xuất. Cần phải mô tả điều kiện (nhiệt độ, ánh sáng) trong khi đo lường, cũng như các hệ số về độ tin cậy và độ chính xác của kĩ thuật đo lường.

Ví dụ: Blood pressure (diastolic phase 5) while patient was sitting and had rested for at least five minutes was measured by a trained nurse with a Copal UA-251 or a Takeda UA-751 electronic ausculatory blood pressure reading machine (Andrew Stephens, Brighouse, West Yorkshire) or with a Hawksley random zero sphygmomanometer (Hawksley, Lancing, Sussex) in patients with atrial fibrillation. The first reading was discarded and the mean of the next three consecutive readings with a coefficient of variation below 15% was used in the study, with additional readings if required.

Định nghĩa chỉ tiêu lâm sàng (measurements of endpoints). Một công trình nghiên cứu lâm sàng phải có một endpoint hay outcome, mà tôi tạm dịch là “chỉ tiêu lâm sàng”, là cái làm thước đo của một thuật can thiệp. Do đó, tác giả cẩn phải định nghĩa rõ ràng chỉ tiêu lâm sàng của công trình nghiên cứu là gì, và nhất là phương pháp đo lường (như vừa đề cập) ra sao. Thông thường, một nghiên cứu có 2 chỉ tiêu lâm sàng mà tiếng Anh gọi là “primary endpoint” (chỉ tiêu chính) và “secondary endpoint” (chỉ tiêu phụ).

Ví dụ: The primary endpoint with respect to efficacy in psoriasis was the proportion of patients achieving a 75% improvement in psoriasis activity from baseline to 12 weeks as measured by the PASI (psoriasis area and severity index). Additional analyses were done on the percentage change in PASI scores and improvements in target psoriasis lesions.

Nên nhớ rằng ở phần này tác giả chỉ mô tả những biến có liên quan đến bài báo, chứ không phải mô tả tất cả những biến đã được thu thập trong công trình nghiên cứu. Chẳng hạn như nếu bài báo chỉ nói về mật độ xương, thì tác giả không cần phải nói đến gãy xương (vì hai biến này rất khác nhau). Nguyên tắc là: chỉ mô tả những gì có liên quan đến phần kết quả.

Cỡ mẫu (Sample Size). Cỡ mẫu là một yếu tố rất quan trọng trong một nghiên cứu lâm sàng. Thông thường, các nghiên cứu randomized controlled trial (RCT) phải có một câu văn mô tả cách tính cỡ mẫu. Không phải là công thức tính (như tôi thấy nhiều bài báo ở Việt Nam), mà là những giả định đằng sau cách tính. Điều này quan trọng, vì qua giả định, người đọc có thể đánh giá khả năng mà công trình nghiên cứu có thể giải quyết câu hỏi đặt ra trong phần dẫn nhập.

Ví dụ: We consider that the incidence of symptomatic deep venous thrombosis or pulmonary embolism or death would be 4% in the placebo group and 1.5% in the ardeparin sodium group. Based on 0.9 power to detect a significant difference (p 0.05, two-sided), 976 patients were required for each study group. To compensate for nonevaluable patients, we planned to enroll 1000 patients in each group.

Ngẫu nhiên hóa (Randomization). Trong các công trình nghiên cứu lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (randomized controlled trial hay RCT), bệnh nhân thường được phân nhóm một cách ngẫu nhiên. Có nhiều cách phân nhóm bằng máy tính và thuật toán, cho nên tác giả có trách nhiệm phải mô tả rõ phương pháp phân nhóm để người đọc có thế đánh giá chất lượng của nghiên cứu. Nếu cách phân nhóm có hiệu quả thì kết quả thường cho thấy các nhóm rất tương đương về các đặc tính lâm sàng. Một ví dụ về cách mô tả phương pháp phân nhóm có thể thấy trong đoạn văn sau đây: “Women had an equal probability of assignment to the groups. The randomization code was developed using a computer random number generator to select random permuted blocks. The block lengths were 4, 8, and 10 varied randomly.”

Mật hóa (còn gọi là Blinding). Trong các công trình RCT, có khi cả bác sĩ điều trị và bệnh nhân đều không biết bệnh nhân mình (hay mình) nằm trong nhóm nào của nghiên cứu. Đây là một biện pháp nhằm tăng tính khách quan khi đánh giá hiệu quả của can thiệp. Cũng như ngẫu nhiên hóa có thể thực hiện bằng nhiều thuật toán, cách mật hóa cũng có thể thực hiện bằng nhiều “thủ thuật”. Cách mô tả thủ thuật đó có thể tìm thấy trong đoạn văn sau đây:: “All study personnel and participants were blinded to treatment assignment for the duration of the study. Only the study statisticians and the data monitoring committee saw unblinded data but none had any contact with study participants.”

Phân tích dữ liệu (DataAnalysis). Thiết kế và phân tích các nghiên cứu lâm sàng đều cần đến các phương pháp thống kê. Do đó, phần này tuy là phần cuối trong phần phương pháp của bài báo khoa học, nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng. Tôi từng phục vụ trong ban biên tập và thấy rất nhiều bài báo và công trình nghiên cứu rất tốt nhưng vì phân tích sai nên đành phải từ chối. Con số bài báo bị từ chối vì phân tích sai có khi lên đến 50% (như với tập san JAMA chẳng hạn). Do đó, trong phần phân tích, tác giả phải phát biểu cho được biến phụ thuộc (hay endpoints hoặc outcome) là gì, biến độc lập (hay risk factors hoặc covariates) là gì, và định nghĩa rõ ràng các biến này được xử lí ra sao. Nếu số liệu đã qua hoán chuyển thì tác giả phải giải thích tại sao. Vì có nhiều phương pháp phân tích số liệu và kiểm định giả thuyết, nên tác giả còn phải giải thích tại sao đã chọn phương pháp A mà không là phương pháp B. Đôi khi tác giả cũng phải nói ra đã dùng software nào cho phân tích. (Nhớ đừng “khoe” software phân tích mà cơ quan hay cá nhân đã “tậu” một cách bất hợp pháp!)

Ví dụ về cách viết đoạn văn này như sau: “All data analysis was carried out according to a pre-established analysis plan. Proportions were compared by using Chi-squared tests with continuity correction or Fisher’s exact test when appropriate. Multivariate analyses were conducted with logistic regression. The durations of episodes and signs of disease were compared by using proportional hazards regression. Mean serum retinol concentrations were compared by t-test and analysis of covariance … Two-sided significance tests were used throughout. The analysis was performed with the SAS system (SAS Institute, Inc, Cary, NC, USA.”

Nói chung, phần Phương pháp thường dài gấp 2 hay 3 lần phần Dẫn nhập. Sẽ không có vấn đề gì nếu tác giả mô tả phần Phương pháp một cách chi tiết, vì nếu tập san thấy không cần thiết thì họ sẽ cắt bỏ hay đưa vào phần phụ chú (appendix). Nhưng sẽ là vấn đề nếu tác giả cố tình mô tả phần Phương pháp một cách mù mờ và vắn tắt, bởi vì người duyệt bài sẽ nghĩ tác giả hoặc là muốn dấu diếm vấn đề hoặc là thiếu thành thật! Xin nhắc lại rằng gần 70% bài báo khoa học bị từ chối là do phương pháp không đúng hay mô tả không đầy đủ. Vì thế, tác giả cần phải hết sức thận trọng trong phần mô tả Phương pháp nghiên cứu, làm sao nói cho được là “what did you do” (bạn đã làm gì trong nghiên cứu này).

Trong các phần kế tiếp, tôi sẽ chỉ cách viết phần kết quả và mô tả các dữ liệu. Thể theo yêu cầu của nhiều bạn đọc, tôi cũng sẽ cố gắng chỉ ra những chữ, câu văn, những đoạn văn quen thuộc trong cách viết một bài báo khoa học. Tôi nghĩ những chữ, câu văn và đoạn văn đặc thù này sẽ rất có ích cho các bạn đang muốn hay trong quá trình “phải có danh gì với núi sông” (tức là công bố cho được một vài bài báo khoa học để lưu danh cùng hậu thế :-)).

Nguyễn Văn Tuấn

Cách viết một bài báo khoa học – Phần 2

Cách viết một bài báo khoa học – Phần 1

Cách viết một bài báo khoa học – Phần 2

GS Nguyễn Văn Tuấn

Tuần qua tôi đã bàn về cách đặt tựa đề bài báo và các viết một abstract; tuần này, tôi sẽ chỉ cách viết phần dẫn nhập (introduction hay background). Phần dẫn nhập là phần tương đối quan trọng, vì nó nói lên kiến thức của tác giả đến đâu trong chuyên ngành. Người kinh nghiệm chỉ cần đọc qua phần dẫn nhập có thể đánh giá sơ qua về khả năng của tác giả đến đâu, có cập nhật hóa kiến thức như thế nào, và kĩ năng viết lách ra sao (chỉ nhìn qua cách dùng thuật ngữ là có thể đoán được).

Do đó, tác giả cần phải nhân cơ hội viết phần dẫn nhập để thuyết phục người đọc và chứng minh cho họ thấy rằng mình cũng “biết câu chuyện”. Tôi sẽ lấy vài ví dụ để minh họa cho phần này, và để giữ khách quan, tôi sẽ không nêu tên tác giả.

Dẫn nhập (introduction)

Trong phần này, tác giả cẩn phải trả lời câu hỏi “Tạisaolàm nghiên cứu này?” (Why did you do this study?) Phần dẫn nhập phải cung cấp những thông tin sau đây: (a) định nghĩa vấn đề; (b) những gì đã được làm để giải quyết vấn đề; (c) tóm lược những kết quả trước đã được công bố trong y văn; (d) và mục đích của nghiên cứu này là gì.

Đối với các tập san y khoa lớn và tổng quát (như New England Journal of Medicine, JAMA, Annals of Internal Medicine, v.v…) thì định nghĩa vấn đề rất quan trọng, bởi vì độc giả khác ngành có thể nắm được vấn đề và biết được tác giả đứng trên góc độ nào. Chẳng hạn như một nghiên cứu về gene và loãng xương, thì đoạn đầu tiên có thể nên (a) định nghĩa loãng xương là gì (vì nhiều người vẫn chưa rành), (b) tầm quan trọng của loãng xương ra sao (câu này để nhấn mạnh đây là vấn đề lớn, và vì lớn nên phải công bố trên các tập san lớn!) Chẳng hạn như, tác giả có thể viết “Osteoporosis is a disease characterized by low bone mass and deteriorated bone architecture which ultimately lead to increased susceptibility of fragility fracture.” Câu kế tiếp sẽ nói tầm quan trọng của gãy xương như thế nào, như tăng nguy cơ tử vong, tái gãy xương, giảm chất lượng cuộc sống,

v.v… Nhưng đối với các tập san chuyên ngành loãng xương và nội tiết, thì câu định nghĩa trên có khi … khôi hài. Khôi hài là vì đại đa số độc giả các tập san đó đều biết loãng xương là gì, và họ sẽ thấy khó chịu nếu tác giả “lên lớp” họ về một định nghĩa sơ đẳng! Thông thường, những tác giả viết câu định nghĩa trong các tập san chuyên ngành là nghiên cứu sinh, chứ chuyên gia cấp cao hơn không ai viết như thế.

Trong phần dẫn nhập, tác giả cần phải nêu cho được tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu. Để nêu tầm quan trọng, tác giả có thể trình bày những thông tin như tần số của bệnh (prevalence) trong cộng đồng, hệ quả của bệnh đến nguy cơ tử vong, tăng nguy cơ mắc các bệnh khác (biến chứng), ảnh hưởng của bệnh đến nền kinh tế nước nhà, giảm chất lượng cuộc sống. Chẳng hạn như câu “In postmenopausal women, one in three women will sustain a fragility fracture during their remaining lifetime” là một cách nêu lên qui mô của vấn đề gãy xương; nhưng để nêu hệ quả thì có thể viết một câu khác như “Fragility fracture is associated with increased risk of pre-mature mortality” (câu này nhấn mạnh “pre-mature mortality”, tức là chết sớm!) nên sẽ gây chú ý.

Trong phần điểm qua y văn, tác giả cần phải trình bày những thông tin cơ bản để cho người đọc nắm được vấn đề, ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề, và hiểu mục tiêu của công trình nghiên cứu. Chỉ nên trình bày những thông tin có liên quan trực tiếp đến vấn đề, chứ không nên điểm qua những thông tin gián tiếp.

Phần lớn những ý tưởng trong phần dẫn nhập xuất phát từ y văn, tức những công trình đã công bố trước đây. Khi điểm qua y văn, nên giới hạn trong những nghiên cứu đã công bố trong vòng 5 năm trở lại đây, tránh những nghiên cứu đã trên 20 năm hay tránh những thông tin trong sách giáo khoa vì có thể những thông tin như thế không còn hợp thời nữa. Tuy trình bày thông tin quá khứ, nhưng phải là những câu chữ của chính tác giả, chứ không phải trích dẫn quá nhiều hay lặp lại câu chữ của người đi trước. Tất cả những thông tin trong phần dẫn nhập phải ăn khớp với tài liệu tham khảo. Tác giả nên có những tài liệu tham khảo đó, chứ không nên trích dẫn theo những những bài báo trong y văn (secondary citation).

Cách viết

Về mặt cấu trúc, phần dẫn nhập bao gồm một số đoạn văn không cần tiêu đề (heading). Tuy nhiên, để viết tốt phần dẫn nhập, kinh nghiệm của tôi cho thấy cần phải chú ý đến một số điểm căn bản sau đây:

(a) Khôngnênviết quá dài. Viết quá dài rất dễ làm cho người đọc sao lãng vấn đề chính, và có khi làm mất thì giờ người đọc phải đọc những thông tin không cần thiết.

(b) Khôngnênđiểmqua y văn theo kiểu viết sử. Phần lớn những người đọc bài báo là đồng nghiệp chúng ta, cho nên họ đã có một số kiến thức cơ bản. Do đó, tác giả không cần phải điểm qua y văn từ thời Hippocrate hay Khổng Tử, cũng không cần phải “lên lớp” [hay khoe với] người đọc về những khái niệm cơ bản mà người làm trong ngành phải biết. Một điều quan trọng là những thông tin trình bày trong phần dẫn nhập phải có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

(c) Phần dẫn nhập phải phát biểu mục đích nghiên cứu. Đoạn văn cuối của phần dẫn nhập là nơi để tác giả, sau khi điểm qua vấn đề và y văn, phát biểu mục đích của công trình nghiên cứu. Cố gắng duy trì nguyên tắc “từ tổng quan đến cụ thể”, tức là trong phần phát biểu vấn đề thì câu văn mang tính chung chung, nhưng phần mục đích thì phải cụ thể. Trong nhiều trường hợp, trước phần mục đích, tác giả nên phát biểu giả thuyết nghiên cứu. Chẳng hạn như “We hypothesize that blah blah blah”, rồi một câu kế tiếp “This study was designed to test the hypothesis by addressing the following specific aims: blah blah blah”.

(d) Vềvănphạm, phần dẫn nhập nên viết bằng thì quá khứ, nhất là khi mô tả những kết quả trong quá khứ. Tuy nhiên, khi đề cập đến những thông tin mang tính cổ điển mà được cộng đồng chuyên ngành chấp nhận, tác giả có thể dùng thì hiện tại.

Một số ví dụ

Trong bài báo sau đây (link bài báo được tác giả trích dẫn không tồn tại nên tôi không đăng được ở đây- NT) , tác giả viết phần dẫn nhập một cách ngắn gọn, chỉ 1 đoạn văn, nhưng cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để bạn đọc biết vấn đề.

Fragility fracture is a serious public health problem, because it is prevalent in the elderly and is associated with increased risk of mortality [1]. Measurement of bone mineral density predicts subsequent risk of fractures among the elderly [2-4]. However, bone mineral density in later decades of life is a dynamic function of peak bone mass achieved during growth and its subsequent age-related rate of loss [5]. It has been estimated that over a lifetime, a typical woman loses about half of her trabecular bone and one third of her

cortical bone [6], although some women experience greater loss than others.

It is not clear whether the rate of bone loss is an independent risk factor for osteoporotic fractures. We hypothesized that patients with excessive bone loss are at increased risk of fracture. The present study was designed to test the hypothesis by assessing the contribution of bone loss to the risk of osteoporotic fractures in elderly women

Câu đầu (Fragility fracture is a serious public health problem, because it is prevalent in the elderly and is associated with increased risk of mortality) tác giả định nghĩa vấn đề và cố gắng thuyết phục rằng gãy xương là vấn đề nghiêm trọng vì làm tăng nguy cơ tử vong.

Trong câu thứ hai (Measurement of bone mineral density predicts subsequent risk of fractures among the elderly) tác giả cho biết mật độ xương là một yếu tố tiên lượng gãy xương.

Hai câu kế tiếp (However, bone mineral density in later decades of life is a dynamic function of peak bone mass achieved during growth and its subsequent age-related rate of loss. It has been estimated that over a lifetime, a typical woman loses about half of her trabecular bone and one third of her cortical bone [4], although some women experience greater loss than others) tác giả cho biết mật độ xương thay đổi thay độ tuổi, và tùy thuộc vào hai thông số: mật độ xương tối đa trong thời “xuân thì”, và tỉ lệ mất xương sau thời kì mãn kinh.

Câu kế tiếp tác giả cung cấp thông tin cụ thể hơn, cho biết một phụ nữ trung bình mất khoảng 50% xương xốp và 1/3 xương đặc, và tỉ lệ mất xương dao động lớn giữa các phụ nữ. Câu văn thứ tư (It is not clear whether the rate of bone loss is an independent risk factor for osteoporotic fractures) cho chúng ta biết khoảng trống trong y văn: đó là chưa ai biết tỉ lệ mất xương có liên quan gì đến gãy xương hay không.

Sau khi đặt vấn đề, tác giả phát biểu giả thuyết nghiên cứu (We hypothesized that patients with excessive bone loss are at increased risk of fracture), và mục đích nghiên cứu (The present study was designed to assess the contribution of bone loss to the risk of osteoporotic fractures in elderly women.)

Đây là một dẫn nhập có thể nói là rất logic, vì ý tưởng nối kết nhau. Câu văn đầu cho đến câu văn cuối là một vòng tròn khép kín. Có lẽ cái hay của tác giả là chỉ tóm gọn phần dẫn nhập trong một đoạn văn duy nhất với 114 từ! Viết dẫn nhập ngắn gọn và súc tích như thế đòi hỏi kinh nghiệm chuyên môn tốt và cách dùng chữ một cách chiến lược.

Nhưng nếu chúng ta xem xét phần dẫn nhập sau đây:

It is well recognised that nonsocomial infection is associated with an increase in morbidity and mortality

together with a significant economic cost [1]. Patients in Intensive Care units develops nonsocomial infections more frequently than other hospitalised patients [2].

This is a result of severity of illness, multiple exposure to invasive procedures and multiple therapies [3]. Patients in surgical and orthopaedic wards are also at a high risk of developing nonsocomial infections.

These patients are exposed to various invasive procedures (including surgical wounds) which may be similar to those in ICU. Because of the expected differences in the nature of risk factors, patients’ illnesses in the therapeutic and infection control measures in the above wards, it was necessary to conduct a study to assess the nonsocomial infection rates.

Cách viết này không tệ, nhưng khó có thể xem là tốt. Câu văn đầu tiên (It is well recognised that nonsocomial infection is associated with an increase in morbidity and mortality together with a significant economic cost [1]) tác giả cho biết vấn đề quan trọng vì liên quan đến tử vong và tốn kém. Những câu văn sau, tác giả cố gắng giải thích vấn đề nhiễm trùng ở bệnh nhân cấp cứu và bệnh nhân qua phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, mà họ nghĩ rằng có cùng nguy cơ. Tuy nhiên, tác giả không cho biết vấn đề là gì, đã có ai nghiên cứu gì, và khoảng trống của tri thức là gì. Ấy thế mà đến câu văn kế tiếp, tác giả giải thích lí do cho nghiên cứu! (Because of the expected differences in the nature of risk factors, patients’ illnesses in the therapeutic and infection control measures in the above wards, it was necessary to conduct a study to assess the nonsocomial infection rates). Thật ra, mục đích nghiên cứu cũng chưa rõ ràng, vì tác giả không phát biểu giả thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu là gì. Sau khi đọc xong phần dẫn nhập, có lẽ người đọc không biết ý nghĩa và tầm quan trọng của nghiên cứu này ra sao. Thật vậy, tác giả chưa thuyết phục độc giả tại sao họ đã thực hiện công trình nghiên cứu! Nên tránh cách viết như thế này.

Đoạn văn dưới đây cũng là phần dẫn nhập của một bài báo trên một tập san toán ở Việt Nam. Bài báo này thật ra không phải là một công trình nghiên cứu toán, mà là một bài viết về lịch sử phát triển bộ môn toán có tên là “complex analysis” (chưa biết dịch sang tiếng Việt là gì) ở Việt Nam.

In the development of contemporary mathematics in Vietnam complex analysis occupies a special place. In this note we give a brief survey of the development of complex analysis in Vietnam. We describe how complex analysis in Vietnam developed under very special conditions: the anti-French resistance, the struggle for the reunification of the country, the American war, the economic crisis, and the change toward a market economy.

Đứng trên quan điểm viết báo khoa học, phần dẫn nhập này chưa đạt. Tạm bỏ qua những sai sót về tiếng Anh và văn phạm tiếng Anh (khá hiển nhiên), có thể thấy rằng các câu văn không mang tính nối tiếp và khúc chiếc. Trong câu văn đầu, tác giả không nêu vấn đề là gì, mà đi thẳng vào vị trí đặc biệt của complex analysis ở Việt Nam. Nhưng câu thứ hai thì không thấy tac giả nói “đặc biệt” như thế nào; thay vào đó, tác

giả giới thiệu nội dung bài viết! Đến câu thứ 3 thì chúng ta mới biết “đặc biệt” là gì (là phát triển trong bối cảnh chiến tranh). Nói cách khác, phần dẫn nhập này chưa đạt, vì chưa nói lên được vấn đề, chưa trả lời câu hỏi tại sao phải có bài báo này. Cách trình bày ý tưởng cũng chưa mạch lạc. Nên tránh cách viết này.

Có người nghĩ rằng chỉ cần viết ngắn gọn, nhưng đối với “văn chương khoa học” thì tôi nghĩ quan điểm đó không đúng. Viết phần dẫn nhập quá ngắn làm cho người đọc cảm nhận rằng tác giả thiếu suy nghĩ sâu, thiếu ý tưởng, hay thiếu thông tin (nên chẳng biết viết/nói gì thêm). Viết dài quá thì độc giả lại nghĩ tác giả có lẽ

do thiếu ý tưởng nên cố tình kéo dài câu chuyện! Do đó, cách viết dẫn nhập tốt nhất là vừa đủ, không qúa dài và cũng không quá ngắn. Theo kinh nghiệm của tôi, phần dẫn nhập của một bài báo y khoa chỉ nên giới hạn trong vòng 1 trang A4. Điều quan trọng nhất là sau khi đọc xong phần dẫn nhập, người đọc biết được tầm quan trọng của nghiên cứu, và tại sao tác giả làm nghiên cứu. Được như thế thì có thể xem như tác giả đã “đạt” được một mục tiêu của mình: đó là làm cho người đọc phải đọc phần kế tiếp (phần Phương pháp).

Những người bạn mãi mãi

Miễn là chúng ta còn kí ức thì ngày hôm qua vẫn còn tồn tại. Miễn là chúng ta còn hy vọng thì ngày mai vẫn chờ đợi. Miễn là chúng ta có tình bạn thì không ngày nào là lãng phí.

Tình yêu như chơi đàn dương cầm, lúc đầu bạn phải học thuộc lòng và thể hiện từ con tim.

Có một vài điều mà chúng ta không bao giờ muốn buông ra.
Có những người mà chúng ta không bao giờ muốn để lại phía sau
Nhưng hãy nhớ rằng điều đó không phải là sự tận cùng của thế giới.

Những sự hối tiếc lớn nhất trong cuộc sống của chúng ta là những cuộc mạo hiểm mà chúng ta không dám thực hiện. Nếu bạn nghĩ tới điều gì đó sẽ khiến cho mình hạnh phúc, hãy theo đuổi nó. Đừng quên bạn chỉ sống một lần mà thôi!

Sự tan vỡ của con tim sẽ tồn tại lâu như bạn muốn nó tồn tại và cắt sâu vào cõi lòng như bạn cho phép nó cắt. Vấn đề là không phải làm thế nào để sống sót mà chính là chúng ta học được gì từ những chuyện xảy ra.

Một tình yêu thật sự không có một kết thúc có hậu bởi tình yêu thật sự không bao giờ kết thúc.

Nhiều người sẽ bước vào và bước ra cuộc đời bạn nhưng chỉ có những người bạn thực sự mới thực sự để lại dấu chân trong tim bạn.

Một tình ỵêu thật sự không bao giờ đánh mất sự hy vọng, luôn tin nơi những lời hứa của tình yêu. Bất kể thời gian bao lâu và quãng đường bao xa.

Một người bạn bình thường sẽ nói: “Hello”.
Một người bạn thân sẽ thêm câu: “Bạn khỏe không?”
Nhưng một người bạn thực sự sẽ hỏi thêm câu: “Mình có thể giúp gì không?”.

Rất nhiều người muốn đi chung trên chiếc xe Mercedes với bạn, nhưng những gì bạn cần là ai đó sẽ cùng đi xe buýt với bạn khi chiếc Mercedes ấy không còn nữa.

Khi sự đau khổ đến chúng ta không có quyền hỏi rằng: “Tại sao chuyện này xảy đến với tôi ?”. Trừ khi chúng ta cũng hỏi câu hỏi đó ở mỗi khoảnh khắc hạnh phúc mà chúng ta có.

Công thức của tình bạn: “Một muỗng của sự chia sẻ, hai muỗng của sự quan tâm, một muỗng cho sự tha thứ, trộn tất cả những thứ này lại với nhau … sẽ tạo nên những người bạn mãi mãi”.

Ai đó không yêu bạn theo đúng cách mà bạn mong muốn, không có nghĩa người đó không yêu bạn với tấc cả những gì người đó có.

Để khám phá những đại dương mới bạn phải rời mắt khỏi bờ biển.

Những người bạn giống như những ngôi sao, không phảỉ lúc nào cũng nhìn thấy chúng, nhưng bạn biết rằng chúng ở đó.

Khi tôi nhìn lại quá khứ của mình, tôi nhớ đến những giọt nước mắt mà tôi đã khóc, những câu chuyện vui mà tôi đã cười. Những điều tôi có được và những điều tôi đã đánh mất. Nhưng có một điều mà tôi không bao giờ hối tiếc, đó là ngày bạn trở thành bạn tôi!

Sưu tầm

Tuyển sinh viên làm thêm

Gia Sư Văn Thông cần tuyển sinh viên làm thêm – Thu thập xử lý dữ liệu

 

Giới thiệu:

Gia Sư Văn Thông là Câu lạc bộ tập hợp các sinh viên trường Đại học Bách khoa Tp.HCM có cùng tâm huyết và hoài bão khơi dậy và phát triển khả năng TỰ HỌC cho mỗi Học sinh phổ thông, phát huy thế mạnh của mình để tạo thu nhập trang trải cuộc sống sinh viên.

Mô tả công việc:

– Lập kế hoạch, tổ chức thu thập dữ liệu theo yêu cầu đối tượng của khách hàng

– Mã hoá và nhập liệu vào máy tính

– Làm sạch dữ liệu với Excel, SPSS,…

– Thự hiện phân tích data theo hướng dẫn của Gia Sư Văn Thông

– Chi tiết về công việc sẽ được trao đổi cụ thể hơn trong lúc phỏng vấn

Kỹ năng yêu cầu:

– Có kiến thức về thống kê, xử lý dữ liệu

– Biết sử dụng các phần mềm xử lý dữ liệu như Excel, SPSS, Minitab, STATA, EVIEW, R…

– Thái độ làm việc nghiêm túc, học hỏi cầu thị

– Ưu tiên các bạn sinh viên khối ngành kinh tế quản trị kinh doanh, toán thống kê

Phúc lợi:

– Lương thoả thuận

– Được đào tạo kiến thức về chuyên môn và kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc

– Thời gian làm việc tự do, tại nhà hoặc văn phòng CLB Gia Sư Văn Thông

Thông tin liên hệ:

** Ứng viên quan tâm vui lòng nộp hồ sơ tại văn phòng Câu lạc bộ hoặc qua email theo thông tin liên hệ bên dưới hoặc nộp hồ sơ online tại đây

Liên hệ: Mr Thông

Điện thoại: 0937.503.268

Email: ngothong1988@gmail.com

 

Những sai lầm phổ biến trong phân tích thống kê Phần 3

Tiếp tục bài trước về những sai sót trong phân tích dữ liệu. Bài này tập trung vào những sai sót về diễn giải trị số P và vấn đề kiểm định giả thuyết.

Những sai lầm phổ biến trong phân tích thống kê phần 2

Những sai lầm phổ biến trong phân tích thống kê phần 1

Tài liệu đọc thêm về ý nghĩa trị số P ( P-value): CHUONG 7 KIEM DINH GIA THUYE THONG KE Y NGHIA TRI SO P VALUE

Sai sót 6: Chỉ báo cáo kết quả qua trị số P

Một bài báo y khoa viết như sau: “The effect of the drug on lowering diastolic blood pressure was statistically significant (P<0.05).” Ở đây, trị số P có thể là 0.049; tức có ý nghĩa thống kê (vì thấp hơn 0.05), nhưng rất gần với 0.05 mà có thể diễn giải như là môt trị số P bằng [chẳng hạn như] 0.051, tức không có ý nghĩa thống kê! Ngoài ra, , chúng ta không biết ảnh hưởng của thuốc trong việc hạ huyết áp là bao nhiêu, tức là chúng ta không biết ảnh hưởng của thuốc có ý nghĩa lâm sàng hay không.

Một nghiên cứu khác viết “The mean diastolic blood pressure of the treatment group dropped from 110 to 92 mm Hg (P=0.02).” Cách trình bày này tốt hơn cách trình bày trên, nhưng vẫn chưa đầy đủ. Giá trị trước và sau điều trị được báo cáo rõ ràng, nhưng không nói đến độ khác biệt. Thật ra, thuốc giảm huyết áp 18 mm Hg, và có ý nghĩa thống kê (P = 0.02), nhưng tác giả không cho chúng ta biết khoảng tin cậy 95% của độ khác biệt trước và sau điều trị.

Một cách viết tốt hơn nữa là “The drug lowered diastolic blood pressure by a mean of 18 mm Hg, from 110 to 92 mm Hg (95% CI = 2 to 34 mm Hg; P=0.02).” Ở đây, tác giả cho chúng ta biết ba thông tin quan trọng: huyết áp trước và sau điều trị; mức độ ảnh hưởng và khoảng tin cậy 95%; và trị số P. Khoảng tin cậy 95% có thể diễn giải nôm na rằng nếu thuốc được thử nghiệm trên 100 mẫu tương tự như nghiên cứu đang báo cáo,

thì tính trung bình huyết áp giảm từ 2 đến 34 mm Hg trong 95 mẫu. Chúng ta biết rằng một giảm huyết áp A chỉ 2 mm Hg chẳng có ý nghĩa lâm sàng, nhưng giảm đến 34 mm Hg thì quả có ý nghĩa lâm sàng. Do đó, mặc dù huyết áp giảm trung bình là có ý nghĩa thống kê, mức độ khác biết có thể không phải lúc nào cũng có ý nghĩa lâm sàng; nói cách khác, kết quả nghiên cứu gần như khó kết luận. Để có kết luận dứt khoát, có lẽ chúng ta cần thêm bệnh nhân sao cho tất cả khoảng tin cậy 95% đều có ý nghĩa lâm sàng.

Sai sót 7: Không kiểm định giả thiết trong phân tích

Bất cứ mô hình phân tích thống kê nào cũng đựa vào một số giả định (assumptions). Chẳng hạn như kiểm định t (t test) giả định rằng biến số phải tuân theo luật phân phối chuẩn, phương sai của hai nhóm so sánh phải tương đương nhau, các giá trị trong biến số phải độc lập với nhau, v.v. Tương tự, trong mô hình hồi qui tuyến tính, ngoài những giả định như kiểm định t, còn có giả định mối liên hệ giữa hai biến phụ thuộc và độc lập phải tuân theo hàm số tuyến tính. Trong phân tích sống sót (survival analysis), giả định proportionality cũng rất quan trọng, và nếu giả định này không đúng thì kết quả cũng có thể sai. Nếu biến số không đáp ứng các giả thiết này, thì kết quả phân tích có khi không hợp lí, thậm chí sai. Vì thế, việc kiểm định giả thiết trong phân tích rất quan trọng.

Một cách viết về giả định đã được kiểm tra có thể “The proportionality assumption was tested by evaluating the log minus log plot”, hoặc nếu dùng phương pháp khác thì “We tested the proportionality assumption by examining the odds of becoming pregnant in each discrete month when no contraception was used. Although the magnitude of the association was slightly less in the first month of follow-up compared with later months, we found that higher PBDE concentration was associated with decreased fecundability in every month.” (K Harley et al, Environ Health Perspect. 2010 August; 118(8): A330–A331).

Sai sót 8: Diển giải kết quả không có ý nghĩa thống kê như là một nghiên cứu negative.

Giả sử một nhà nghiên cứu so sánh huyết áp giữa hai nhóm, và kết quả không có ý nghĩa thống kê (statistically insignificant, P > 0.05). Nhà nghiên cứu phải quyết định sự không khác biệt đó có nghĩa là hai nhóm giống nhau (tương đương nhau), hay số liệu chưa đầy đủ để đi đến một kết luận chắc chắn hơn. Cần nói rằng một kết quả không có ý nghĩa thống kê không có nghĩa là hai nhóm giống nhau, mà chỉ có nghĩa là không thể bác bỏ giả thuyết vô hiệu. Giả thuyết vô hiệu (null hypothesis) là giả thuyết hai nhóm bằng nhau.

Nhiều nghiên cứu báo cáo kết quả không có ý nghĩa thống kê thường có power thấp, và do đó, không thể cung cấp câu trả lời dứt khoát. Nhà nghiên cứu có thể không “chứng minh” hai nhóm khác nhau, nhưng nhà nghiên cứu cũng không thể bác bỏ giả thuyết rằng hai nhóm có thể khác nhau. Người ta có câu Absence of proof is not proof of absence hay Absence of evidence is not evidence of absence (không có bằng chứng không có nghĩa là bằng chứng không có). Những nghiên cứu có power đầy đủ, một kết quả không có ý nghĩa thống kê có thể xem là một kết quả âm tính – negative (tức hai nhóm thật sự không khác nhau).

Tuyển Sinh viên dạy kèm môn Toán 12

Gia Sư Văn Thông cần tuyển Sinh viên dạy kèm môn Toán lớp 12

Icon_120x90

Thời gian: 1,5h/buổi tối thứ 3, 5, 7

Địa điểm: đường Quang Trung, Quận Gò Vấp

Mức lương: 1.300.000VNĐ/tháng.

Yêu cầu: Sinh viên bách khoa giỏi khối A, có kinh nghiệm dạy thêm LTĐT là một lợi thế.

Liên hệ: Gia Sư Văn Thông

Điện thoại: 0937.503.268

Email: info@giasuvanthong.com

Website: http://giasuvanthong.com

Tình trạng: Đã giao

Phần mềm Minitab full win 7, XP

MiniTAB là phần mền máy tính giúp người dùng hiểu thêm về thống kê và tiết kiệm thời gian tính toán. Phần mềm này ban đầu được thiết kế để phục vụ việc giảng dạy môn thống kê, sau đó đã được phát hiện thành công cụ phân tích và trình bày dữ liệu rất hữu hiệu.

Với chương trình này bạn có thể giải những bài toán từ đơn giản nhất chỉ yêu cầu các tham số thống kê, tới các bài toán phức tạp hơn như việc xác định ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến các tính trạng bằng các phương pháp phân tích hồi qui, phưong sai. Các bạn cũng có thể xây dựng cho mình các thí nghiệm hữu hiệu…. Minaitab cũng cho chúng ta hàng loại cách vẽ đồ thị mang tính phân tích khoa học…

Xin gửi tới bạn đọc hướng dẫn thực hành những nội dung cơ bản của phần mềm Minitab, GiaSuVanThong_HuongDanMinitab

Phiên bản Minitab 16 full windown 7 tải về tại đây

Phiên bản Minitab 15 windown XP – MiniTab v15.1.0.0 English tải về tại đây

Lưu ý các bạn khi tải phần mềm, vì mình up lên google driver nên các bạn vào link trên gửi yêu cầu và mình xác nhận share thì các bạn mới tải được nhé

Những sai lầm phổ biến trong phân tích thống kê Phần 2

Tiếp tục bài trước về những sai sót trong phân tích dữ liệu. Bài này tập trung vào những sai sót về sự chia nhóm tùy tiện, sử dụng sai độ lệch chuẩn và sai số chuẩn.

Sai sót 3: Phân chia biến liên tục thành nhiều nhóm mà không giải thích lí do

Thỉnh thoảng, để đơn giản hóa các phân tích thống kê, nhà nghiên cứu có thể chia các biến liên tục thành nhiều nhóm. Chẳng hạn như body mass index có thể chia thành 4 nhóm: béo phì, quá cân, bình thường, và thiếu cân. Nhưng cũng có nhiều trường hợp nhà nghiên cứu chia nhóm một cách tùy tiện, hoàn toàn không theo một qui ước lâm sàng nào cả, như chia độ tuổi thành nhiều nhóm theo 5 tuổi (0-4, 5-9, 10-14, v.v.), lại có khi chia thành nhóm theo 10 tuổi (0-9, 10-19, 20-29, v.v.). Phân chia một biến liên tục thành một biến không liên tục qua phân nhóm như vừa đề cập là một cách làm … phi khoa học. Như đề cập trên, biến liên tục là biến có giá trị chính xác cao nhất so với các biến định cấp và định danh. Một khi một biến liên tục bị cắt thành nhiều đoạn, thì điều đó cũng có nghĩa là làm giảm độ chính xác của biến số. Vì độ chính xác suy giảm, nên power của phân tích cũng giảm theo. Đã có rất nhiều nghiên cứu lí thuyết và thực hành cho thấy những phân nhóm như thế là phản khoa học, và có khi cho ra những kết quả rất khó diễn giải, nếu không muốn nói là sai.

Sai sót 4: Dùng trung bình và độ lệch chuẩn (SD) để mô tả một biến liên tục không tuân theo luật phân phối chuẩn

Không như các biến định danh và định cấp vốn có thể mô tả bằng tần số (frequency) hoặc tỉ lệ (proportion) cho mỗi nhóm, các biến số liên tục có thể mô tả bằng một biểu đồ phân phối. Đối với các biến tuân theo luật phân phối chuẩn (normal distribution), có hai thông số chính là số trung bình và độ lệch chuẩn. Theo định nghĩa của luật phân phối chuẩn, khoảng 67% các giá trị của nằm trong khoảng ±1 SD của số trung bình; khoảng 95% giá trị nằm trong khoảng ± 2 SD.

Tuy nhiên, nếu một biến không tuân theo luật phân phối chuẩn, thì số trung bình và độ lệch chuẩn sẽ không có ý nghĩa gì đáng kể. Đối với các biến không tuân theo luật phân phối chuẩn, các suy luận về 67% và 95% không còn đúng nữa. Trong trường hợp này, chúng ta nên dùng số trung vị (median) và số interquartile range để mô tả dữ liệu.

Phần lớn số liệu lâm sàng và sinh hóa không tuân theo luật phân phối chuẩn. Do đó, số trung vị và interquartile range nên được sử dụng thường xuyên hơn. Một cách tính nhẩm đáng tin cậy là nếu SD cao hơn phân nửa số trung bình (và số âm là số không khả dĩ về mặt sinh học) thì dữ liệu có lẽ không tuân theo luật phân phối chuẩn.

Sai sót 5: Dùng số trung bình và sai số chuẩn (standard error – SE) như là các chỉ số thống kê mô tả

Số trung bình và độ lệch chuẩn (SD) là những chỉ số thống kê mô tả một mẫu nghiên cứu (study sample) với điều kiện biến số tuân theo luật phân phối chuẩn. Sai số chuẩn (standard error hay SE) là một chỉ số đo lường độ chính xác (precision) của một đặc điểm quần thể (population). Xin nhắc lại, SD áp dụng một mẫu nghiên cứu, SE áp dụng cho đặc điểm của một quần thể. SD phản ảnh độ dao động hay khác biệt giữa các cá nhân trong một mẫu nghiên cứu, còn SE phản ảnh độ dao động về một chỉ số như số trung bình giữa các mẫu tưởng tượng (vâng! tưởng tượng).

SE có thể ước tính từ SD bằng cách lấy SD chia cho căn số bậc hai của số cỡ mẫu. Do đó, SE lúc nào cũng thấp hơn SD. Nhiều nhà nghiên cứu không hiểu ý nghĩa của SE nên dùng nó như là một đo lường thay cho SD, và làm cho biến số có độ dao động thấp hơn so với thực tế. Một số nhà nghiên cứu sai lầm vì không hiểu (tức sai lầm có thể thông cảm), nhưng có những nhà nghiên cứu cao bồi cố tình lừa gạt người đọc bằng cách dùng SE thay cho SD và không nói rõ. Nói chung, nên dùng SD (chứ không phải SE) để mô tả một biến số.

Nguyễn Văn Tuấn

Còn tiếp …

Những sai lầm phổ biến trong phân tích thống kê phần 1

Những sai lầm phổ biến trong phân tích thống kê phần 3

Những sai lầm phổ biến trong phân tích thống kê phần 1

Nhằm kế thừa kinh nghiệm của những người đi trước để hạn chế những sai sót đồng thời rút ngắn thời gian tìm hiểu và thực hành xử lý dữ liệu thống kê, hôm nay mình xin giới thiệu một loạt bài về những sai lầm phổ biến trong phân tích thống kê của thầy Nguyễn Văn Tuấn. Những ví dụ trong bài của Thầy đưa ra rất gần gủi và dể hiểu, hy vọng qua những loạt bài này giúp chúng ta dể hình dung hơn về các con số thống kê, hạn chế những sai sót khi vận dụng thực hành.

NT

Những sai lầm phổ biến trong phân tích thống kê phần 1

Phân tích thống kê là một phần không thể thiếu được trong các nghiên cứu y khoa, nhất là nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ học. Thống kê đã được ứng dụng trong y học từ những năm trong thập niên 1930s, nhưng thật ra từ thế kỉ 19 người ta cũng đã nghĩ đến việc sử dụng các thuật phân tích thống kê trong thử nghiệm lâm sàng. Mặc dù đã trải qua hơn 1 thế kỉ ứng dụng, nhưng cho đến ngày nay vẫn còn rất nhiều sai sót về phân tích thống kê trong các công trình nghiên cứu y học. Một số sai sót không ảnh hưởng gì đến kết luận của nghiên cứu, nhưng nhiều sai sót mang tính hệ thống thì có khi làm cho công trình nghiên cứu có một ý nghĩa hoàn toàn khác với kết luận của tác giả.

Để khắc phục tình trạng sai sót về phân tích thống kê trong nghiên cứu y học, nhiều nhóm trên thế giới đã xuất bản những “phác đồ”, những hướng dẫn trong cách phân tích và trình bày kết quả phân tích dữ liệu. Đây là một nỗ lực trong thực hành y học thực chứng, bởi vì y học thực chứng dựa vào những công trình nghiên cứu có chất lượng và chứng cứ phải chính xác. Trong bối cảnh nghiên cứu y học ở Việt Nam, y học thực chứng vẫn còn trong giai đoạn đầu, và nhìn qua những bài báo khoa học rất dễ nhận ra nhiều sai sót về phân tích dữ liệu trong mỗi bài báo. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng nghiên cứu y học ở Việt Nam không có phẩm chất cao. Chúng ta cần phải khắc phục tình trạng yếu kém này.

Phân tích thống kê có thể chia thành hai lĩnh vực chính: phân tích mô tả và phân tích suy luận. Phân tích mô tả quan tâm đến cách mô tả dữ liệu từ một mẫu hoặc từ một công trình nghiên cứu. Phân tích suy luận bao gồm các phương pháp phân tích cách ước tính, suy luận, kiểm định giả thuyết khoa học. Trong loạt bài này, tôi sẽ trình bày những sai sót phổ biến nhất về phân tích mô tả và phân tích suy luận trong các nghiên cứu y học trên thế giới và Việt Nam, với hi vọng rằng những sai sót này sẽ giảm đi trong tương lai, và chất lượng nghiên cứu khoa học sẽ được nâng cao.

Tôi sẽ lần lượt (hai ngày một lần) trình bày những sai sót này để chúng ta cùng tham khảo và bàn luận. Nếu bạn đọc phát hiện những thiếu sót gì mới, xin cung cấp thông tin cho chúng tôi để bình luận. Dĩ nhiên, theo qui ước y khoa, chúng tôi sẽ giữ kín thông tin các bạn cung cấp.

Sai sót 1: Không định nghĩa biến phân tích rõ ràng

Đặc tính của khoa học là cân, đo, đong, đếm. Nhà nghiên cứu cần phải nói cho người đọc (và công chúng) biết những biến lâm sàng mà họ đo lường là gì, và phải cung cấp định nghĩa của những biến đó sao cho người đọc có thể hiểu được. Chẳng hạn như khi nói đến mật độ xương (bone mineral density – BMD), nhà nghiên cứu phải định nghĩa BMD là gì, đo ở vị trí nào trong cơ thể, đơn vị đo lường là gì, và đo bằng phương pháp hay phương tiện gì. Hay như huyết áp, nhà nghiên cứu phải cung cấp định nghĩa ngưỡng giá trị nào là “cao huyết áp” và ngưỡng nào là “bình thường”. Tương tự, khi đề cập đến béo phì (obesity), nhà nghiên cứu phải định nghĩa thế nào là béo phì, và dùng chỉ số nào để định nghĩa. Chẳng hạn như BMI trên 27.5 (ở người Á châu) hay trên 30 (ở người Âu châu) được xem là béo phì.

Đối với các biến liên quan đến khái niệm hoặc hành vi (behavior) vấn đề định nghĩa có thể khó hơn vì khó đo lường. Chẳng hạn như trầm cảm được định nghĩa bằng thang điểm Zung Depression Inventory (ZDI) trên 50, nhưng biến số này phản ảnh trầm cảm chính xác độ nào thì là một vấn đề còn trong vòng tranh cãi. Trong một cuộc điều tra qui mô ở Mĩ, một cá nhân được xem là “đang hút thuốc lá” là người hút thuốc lá trong

vòng 30 ngày trước khi tham gia cuộc điều tra. Mặc dù định nghĩa này không hiển nhiên như chúng ta mong muốn, nhưng đó là một định nghĩa mang tính “operational”, và nhà nghiên cứu phải phát biểu, cho dù chúng ta có thể không đồng ý với định nghĩa đó.

Sai sót 2: Không cung cấp độ đo lường cho từng biến số

Độ đo lường (level of measurement) là một thông tin quan trọng cho phân tích thống kê. Trong lí thuyết đo lường, người ta phân biệt ba loại biến số: định danh (nominal), định cấp độ (ordinal), và liên tục (continuous).

Ở mức độ thấp nhất là những dữ liệu mang tính định danh, tức những biến bao gồm hai hay hơn hai loại (nam hay nữ), hoặc tên (đạo Phật, đạo Công giáo), phân loại nhưng không có tính thứ tự cao thấp (như nghề nghiệp). Loại máu A, B, AB, hoặc O cũng được xem là dữ liệu định danh.

Các dữ liệu định cấp bao gồm thể loại có thứ tự cao thấp và có thể xếp hạng. chẳng hạn như một cá nhân có thể là thấp, trung bình, hay cao. Chúng ta có thể không biết chính xác chiều cao của bệnh nhân, nhưng chúng ta biết bệnh nhân đó thuộc nhóm cao, trung bình hay thấp.

Các biến liên tục có giá trị chính xác hơn các biến định cấp và định danh. Những biến số như chiều cao (đo bằng cm), cân nặng (kg), huyết áp (mmHg), mật độ xương (g/cm2), v.v. được xem là những dữ liệu liên tục. Dữ liệu liên tục là những dữ liệu có độ chính xác cao nhất trong 3 nhóm đo lường.

Nhà nghiên cứu cần phải nói rõ biến phân tích thuộc loại nào trong bài báo khoa học. Chẳng hạn như huyết áp của một bệnh nhân có thể chia thành hai nhóm (tăng hay không tăng), hoặc như là một biến phân cấp (hypotensive, normotensive, và hypertensive), hoặc như là một biến liên tục. Đây là vấn đề quan trọng, bởi vì đặc tính của biến số quyết định phương pháp phân tích. Do đó, nếu nhà nghiên cứu không định nghĩa và không mô tả biến phân tích rõ ràng, thì người đọc sẽ không lĩnh hội được kết quả nghiên cứu có ý nghĩa gì.

NVT

(Còn tiếp)

Những sai lầm phổ biến trong phân tích thống kê phần 2

Những sai lầm phổ biến trong phân tích thống kê phần 3

Giải trí đầu năm

Đừng buồn nếu những ngày đầu năm mới của bạn không suôn sẻ, những người dưới đây còn giống “Thánh nhọ” hơn là bạn.:))=))

1. Đầu năm mới ra biển chụp ảnh, sóng ập “vỡ đầu”.
[​IMG]

2. Chơi vật tay thì tự đấm thẳng vào mặt mình.
[​IMG]

3. Này thì “nhún nhảy”.
[​IMG]

4. 3 chàng lính ngự lâm chơi trò đổ người, có vẻ rất thành công cho tới lúc… đổ.
[​IMG]

5. Ước mơ bay đến những vì sao.
[​IMG]

6. Chơi yo-yo cũng phải có nghề không là cũng vỡ mặt.
[​IMG]

7. Thế này mới là “quẩy” này.
[​IMG]

8. Trò này không dành cho những người thừa cân đâu nha.
[​IMG]

9. Một bước trượt chân là “sa cơ lỡ vận”.
[​IMG]

10. Cẩn thận nếu bạn có bạn thân là nghệ sĩ tung hứng.
[​IMG]

11. Và cũng cẩn thận luôn với mấy trò chơi khăm kiểu như thế này.
[​IMG]

12. Xin giới thiệu sản phẩm siêu súng giấy vệ sinh có thể làm bất kỳ ai bực tức.
[​IMG]

13. Màn đu xà của thanh niên yêu thể dục thể thao trong năm mới.
[​IMG]

14. Dành cho những người “tưởng bở” về màn chat show cam phong cách 18+.
[​IMG]

15. Anh tài xế này phải nói là quá “nhọ”.
[​IMG]

16. Tội nghiệp Captain America, đã ăn đạn vào chỗ hiểm xong lại còn bị dọa cho hú hồn.
[​IMG]

17. Bài học rút ra: Đừng bao giờ đứng cạnh người khác khi họ đang nhảy salto.
[​IMG]

Nguồn: Nhặt trên net

CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ: SO SÁNH GIỮA MÔ HÌNH SERVQUAL VÀ GRONROOS

LVTN_CLDVNHDT1.1 Cơ sở hình thành đề tài

Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO vào ngày 11/01/2007 đã mở ra một trang mới cho ngành ngân hàng Việt Nam, đó là các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay phải làm thế nào để nâng cao tính cạnh tranh và khai thác tối đa các cơ hội từ thị trường mở mang lại. Đứng trước thách thức lớn nhất đó là việc gia tăng áp lực cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa khi Việt Nam mở của hội nhập và nhu cầu hay thay đổi của khách hàng, các ngân hàng thương mại Việt Nam buộc phải ứng dụng công nghệ ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng tại thị trường Việt Nam và để ngành ngân hàng ngày càng hội nhập hơn với sự phát triển của ngành ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.

Bằng cách ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã cho ra đời một phương thức cung ứng sản phẩm và dịch vụ mới, đó là phương thức cung ứng sản phẩm và dịch vụ thông qua kênh phân phối điện tử thường được gọi chung bằng khái niệm là “ngân hàng điện tử”. Sự ra đời của dịch vụ ngân hàng điện tử đã làm thay đổi hoàn toàn mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng. Đó là, trước đây khách hàng muốn thực hiện giao dịch với ngân hàng thì phải đến gặp nhân viên ngân hàng để thực hiện giao dịch thì nay với sự ra đời của các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng điện tử, khách hàng có thể thực hiện giao dịch với ngân hàng từ xa.

Do vậy, đầu tư và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là một trong những biện pháp gia tăng vị thế cạnh tranh của một ngân hàng trên thị trường hiện nay. Thật vậy, dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng trở nên một phương tiện rất thiết yếu để ngân hàng cung cấp sản phẩm và dịch vụ ngân hàng (Amato-McCoy, 2005 trích từ Gonzalez & ctg, 2008). Bên cạnh việc chạy đua trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng tìm cách để cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử sao cho đạt chất lượng và sao cho khách hàng thỏa mãn về chất lượng dịch vụ.

Từ những thực tế này, đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử, nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử là việc làm rất có ý nghĩa nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử trong thời gian tới.

Nắm được tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã thực hiện nhiều nghiên cứu về chất lượng dịch vụ. Parasuraman & ctg (1985) đã khơi dòng nghiên cứu về chất lượng dịch vụ và được nhiều nhà nghiên cứu cho là khá toàn diện (Svensson 2002). Hiện nay, hai mô hình chất lượng dịch vụ phổ biến và thông dụng nhất trên thế giới là mô hình SERVQUAL (Parasuraman & ctg 1988) và mô hình Chất lượng kỹ thuật/ Chất lượng chức năng (Gronross, 1983, 1990). Để đo lường chất lượng, Parasuraman & ctg đã đưa ra thang đo gồm năm thành phần, đó là tin cậy, đáp ứng, đồng cảm, năng lực phục vụ và phương tiện hữu hình. Còn Gronroos thì cho rằng chất lượng dịch vụ được xem xét dựa trên hai tiêu chí, đó là chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức năng.

Đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng mô hình SERVQUAL và mô hình Chất lượng kỹ thuật/ Chất lượng chức năng để đánh giá chất lượng dịch vụ thuộc các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, lại có rất ít nghiên cứu so sánh giữa hai mô hình chất lượng này với nhau. Lassar & ctg (2000) đã thực hiện nghiên cứu về sự thỏa mãn và cảm nhận chất lượng dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng tư nhân tại Mỹ bằng cách so sánh hai mô hình chất lượng trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình chất lượng của Gronroos đánh giá chất lượng dịch vụ tốt hơn mô hình SERVQUAL. Trần Xuân Thu Hương (2007) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ thư viện đại học và sự thỏa mãn của sinh viên bằng cách so sánh hai mô hình chất lượng này và kết luận rằng mô hình SERVQUAL đo lường tốt hơn.

Với đề tài “Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử: so sánh giữa mô hình SERVQUAL và GRONROOS “, tác giả sử dụng hai mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ phổ biến nhất là mô hình SERVQUAL (Parasuraman et al., 1988) và mô hình Chất lượng kỹ thuật/ Chất lượng chức năng (Gronroos, 1983, 1990) để đánh giá các thành phần ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử, nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử và sự thỏa mãn của khách hàng, đồng thời so sánh giữa hai mô hình chất lượng xem mô hình nào đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam tốt hơn.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu:

– Xây dựng mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử và sự thỏa mãn của khách hàng theo hai mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL và mô hình Chất lượng kỹ thuật/ Chất lượng chức năng.

– Điều chỉnh thang đo các thành phần chất lượng dịch vụ theo mô hình SERVQUAL và mô hình Chất lượng kỹ thuật/ Chất lượng chức năng sao cho phù hợp với dịch vụ ngân hàng điện tử.

– Kiểm định mô hình giả thuyết và xác định các thành phần tác động đến sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử theo từng mô hình chất lượng dịch vụ.

– So sánh kết quả giữa hai mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL và mô hình Chất lượng kỹ thuật/ Chất lượng chức năng.

Chi tiết mời bạn tải về xem tại đâyCHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ SO SÁNH GIỮA MÔ HÌNH SERVQUAL VÀ GRONROOS

Dâu Tây dạy con phần 2

Dâu Tây dạy con, mẹ chồng đại khai nhãn giới

Con trai du học, sau khi tốt nghiệp rồi định cư tại Mỹ. Và đã kiếm cho tôi con dâu người Tây tên Susan. Hiện giờ, cháu trai Peter đã 3 tuổi. Mùa hè năm nay, con trai vì tôi đã đăng ký visa thăm người thân. Thời gian 3 tháng lưu lại Mỹ, con dâu Tây Susan có cách giáo dục con cái làm tôi đây, người mẹ chồng phải đại khai nhãn giới.

Xem phần 1: Không ăn thì cứ nhịn đói

Phần 2: Ăn miếng trả miếng

Có một lần, chúng tôi dắt Peter ra công viên chơi. Rất nhanh, Peter đã cùng hai cô gái chơi nấu ăn với nhau. Cái nồi nhỏ bằng mũ, cái xẻng nhỏ, cái thau nhỏ, những cái chén nhỏ xếp đầy trên đường. Bất ngờ, Peter tinh nghịch cầm cái nồi bằng nhựa lên, rất mạnh đập lên đầu cô bé kia, cháu gái kia bần thần một lúc và khóc thật lớn. Còn cháu kia khi thấy tình hình vậy cũng khóc thật lớn. Đại khái, Peter cũng không nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng như vậy sẽ xảy ra, đứng qua một bên, trợn mắt nhìn.

Susan đi về phía trước sau khi hiểu được đầu đuôi sự việc, nó không quát nạt một tiếng, cầm lấy cái nồi ấy, gõ một cái mạnh lên đầu Peter. Peter không phòng bị, và té ngã xuống bãi cỏ, khóc nức nở lên. Susan hỏi Peter: “Đau không? Lần sau có còn làm thế nữa không?”. Peter một bên khóc một bên lắc đầu. Tôi tin rằng, lần sau nó sẽ không làm thế nữa.

Cậu của Peter đã tặng cho cháu một chiếc xe đạp nhỏ, Peter rất thích, lấy làm bảo bối không cho ai đụng vào. Lusi cô bé trong xóm là bạn thân của Peter, đã thỉnh cầu Peter mấy lần muốn chạy thử chiếc xe nhỏ này, Peter vẫn không đồng ý. Có một lần, mấy cháu nhỏ chơi chung với nhau, Lusi thừa lúc Peter không để ý lén lén nhảy lên chiếc xe, và chạy đi. Sau khi Peter phát hiện rất phẫn nộ, méc với Susan. Susan đang nói chuyện và uống café với mẹ của những đứa nhỏ kia, bèn mỉm cười trả lời con: “Chuyện của chúng con thì chúng con tự giải quyết, mẹ không quản được.” Peter bất lực quay đi.

Qua được ít lát, Lusi chạy chiếc xe về. Peter vừa thấy Lusi thì lập tức đẩy bạn té xuống đất, dật lại chiếc xe. Lusi ngồi bẹp tại đất và khóc lên. Susan ẵm Lusi dậy và dỗ dành một lát. Rất nhanh sau đó Lusi đã chơi vui vẻ lại với những bạn còn lại.
Peter tự mình chạy xe tới lui một lát thì cảm thấy hơi nhàm chán, nhìn thấy những bạn kia chơi thật vui vẻ với nhau nên nó muốn tham gia chung.

Nó đã chạy tới chỗ Susan, lầu bầu thưa: “Mẹ, con muốn chơi với Lusi và chúng nó.” Susan không đả động gì và trả lời: “Con tự kiếm mấy bạn ấy vậy!”.

“Mẹ ơi, mẹ đi với con hen.” Lời thỉnh cầu của Peter. “Chuyện này không được rồi, lúc nãy con đã làm cho Lusi khóc, giờ con lại muốn chơi với mọi người, vậy con phải tự đi giải quyết vấn đề”.

Peter leo lên chiếc xe và chạy từ từ đến chỗ Lusi, lúc gần đến chỗ, thì nó lại quay ngược đi. Chạy tới lui mấy vòng như vậy, không biết từ lúc nào mà Peter và Lusi lại vui vẻ với nhau, hợp thành nhóm ồn ào.

Quản giáo con cái là chuyện của cha mẹ

Cha mẹ của Susan ở tại California, biết tôi đã đến hai người đã lái xe đến thăm chúng tôi. Trong nhà có khách tới, Peter rất hào hứng. chạy lên chạy xuống. Nó lấy cái thùng đựng đầy nước, rồi xách cái thùng bê tới bê lui trong nhà. Susan cảnh cáo nó mấy lần rồi, không được làm nước văng lung tung trong nhà, Peter để ngoài tai.

Cuối cùng Peter đã làm nước đổ hết ra nền. Peter nghịch ngợm còn chưa thấy mình làm sai việc, còn rất đắc ý lấy chân dẫm lên vũng nước, làm ướt hết quần. Tôi lập tức chạy đi lấy cây lau nhà để dọn dẹp. Susan giật lại cây lau nhà và đem đưa cho Peter, nói với nó: “Lau sàn cho khô, cởi đồ ướt ra và tự mình giặt sạch.” Peter không chịu vừa khóc vừa la. Susan không nói thêm lời nào, lập tức kéo nó đến phòng trữ đồ, đóng chặt cửa lại. Nghe từ bên trong tiếng khóc hoảng sợ của nó, tim tôi đau thắt lại, rất muốn chạy đến ẵm cháu ra. Bà ngoại của Peter lại cản tôi, nói: “Đó là chuyện của Susan”.

Đến một lát sau, Peter không khóc nữa, nó ở trong phòng trữ đồ hét thật lớn: “Mẹ ơi, con sai rồi.” Susan đứng ở ngoài hỏi: “Thế giờ con biết phải làm gì chưa?” “Con biết.” Susan mở cửa ra, Peter chạy từ phòng trữ đồ ra, nước mắt đầy mặt. Nó cầm cây lau nhà cao hơn 2 người của nó ra sức lau cho khô sàn nhà. Sau đó tự cởi quần áo dơ ra, xách trên tay, trần chuồng chạy vô nhà tắm, hí hửng giặt đồ.

Ông bà ngoại của nó nhìn vào thái độ kinh ngạc của tôi, thích thú mỉm cười. Sự việc này làm tôi cảm động vô cùng. Ở rất nhiều gia đình Trung Quốc, cha mẹ giáo dục con cái thì thường phát sinh vấn đề “đại chiến thế giới”, luôn luôn được ngoại nuông chiều, nội thì can ngăn, vợ chồng cãi nhau, gà bay chó chạy.

Sau này, tôi và ông bà ngoại của Peter nói chuyện, nhắc đến chuyện này, làm tôi ấn tượng sâu sắc bởi câu họ nói: “con cái là con cái của cha mẹ, trước tiên phải tôn trọng cách giáo dục của cha mẹ”.

Đứa bé tuy còn nhỏ, nhưng lại bẩm sinh nghịch ngợm, lúc nó quan sát được thành viên trong gia đình có phân biệt khác thường, nó sẽ rất nhạy bén lợi dụng sơ hở. Việc này không làm cải thiện hành vi của nó mà chẳng có lợi cho nó. Ngược lại còn làm cho vấn đề càng nghiêm trọng hơn, thậm chí còn đem lại những vấn đề khác.

Ngoài ra, thành viên trong gia đình còn xảy ra xung đột, gia đình có không khí không hòa thuận sẽ đem đến nhiều cảm giác không an toàn cho trẻ, đối với việc phát triển tâm lý của nó phát sinh  ảnh hưởng bất lợi. Cho nên, dù là bậc cha mẹ hay ông bà có vấn đề phân chia giáo dục con cái, hay là vợ chồng có quan niệm giáo dục khác nhau cũng không nên ở trước mặt con cái xảy ra mâu thuẫn.

Ông bà ngoại của Peter ở lại một tuần và chuẩn bị về Cali. Hai ngày trước khi đi, ông ngoại của Peter rất nghiêm túc hỏi con gái mình: “Peter muốn chiếc xe đào đất, tôi có thể mua cho nó chứ?”. Susan suy nghĩ rồi nói: “Cha mẹ lần đến này đã mua cho nó đôi giày trượt băng làm qùa rồi , đến Noel mới mua nó làm quà vậy!”.

Tôi không biết ông ngoại của Peter nói như thế nào với thằng nhóc này, sau đó tôi dắt cháu đi siêu thị, nó chỉ tay vào món đồ chơi đó nói: “Ông ngoại nói, đến Noel sẽ mua tặng cháu cái này làm quà.” Khẩu khí rất thích thú và mong đợi.

Tuy Susan nghiêm khắc như vậy với cháu, nhưng Peter lại yêu thương mẹ hết mực. Khi chơi ở ngoài, nó sẽ thu thập một số hoa hoặc là lá mà nó cho là đẹp rồi trịnh trọng tặng cho mẹ. Người ngoài tặng quà cho nó, nó luôn gọi mẹ cùng mở quà chung; có thức ăn ngon luôn để một nửa cho mẹ.

Nghĩ đến nhiều đứa trẻ Trung Quốc coi thường và lạnh nhạt đối xử đối với cha mẹ, tôi không thể không kính phục con dâu Tây này của tôi. Theo tôi mà nói, ở phương diện giáo dục con cái của các bà mẹ Phương Tây rất xứng đáng để các bà mẹ  học theo.

(Nguồn: Webtretho)

Dâu Tây dạy con, mẹ chồng đại khai nhãn giới

Bài viết nói về cách dạy con cái của bà mẹ người Mỹ, biết thêm một cách dạy con copy về làm tư liệu

Con trai du học, sau khi tốt nghiệp rồi định cư tại Mỹ. Và đã kiếm cho tôi con dâu người Tây tên Susan. Hiện giờ, cháu trai Peter đã 3 tuổi. Mùa hè năm nay, con trai đăng ký visa thăm người thân. Thời gian 3 tháng lưu lại Mỹ, con dâu Tây Susan có cách giáo dục con cái làm tôi đây, người mẹ chồng phải đại khai nhãn giới.

Phần 1: Không ăn thì cứ nhịn đói

Mỗi buổi sáng, sau khi Peter thức dậy, Susan để phần ăn sang lên bàn và bận rộn  làmviệc khác. Peter sẽ tự mình leo lên chiếc ghế, uống sữa, ăn bánh sandwich, sau khi ăn no, nó sẽ tự về phòng của mình, tự tìm quần áo trên tủ, rồi tự lấy giày, tự mình mặc lên. Bất kể chỉ mới 3 tuổi thôi, vẫn chưa phân biệt rõ ràng mặt trái hay mặt phải của bít tất, giày trái hay giày phải.

Có một lần, Peter lại mặc ngược chiếc quần lên người, tôi vội vàng chạy đến muốn thay lại cho cháu, nhưng đã bị Susan cản lại. Nó nói, nếu cảm thấy không thoải mái tự cháu sẽ cởi ra, và mặc lại; nếu nó không cảm thấy không có gì là không thoải mái, vậy thì tùy. Và nguyên ngày đó, Peter mặc cái quần ngược đó chạy tới chạy lui, Susan như không thấy gì hết.

Một lần nữa, Peter ra ngoài chơi với cháu nhà hàng xóm, chưa được bao lâu thì nó chạy thở hổn hển về đến nhà, nói với Susan: “Mẹ ơi, Lusi nói cái quần của con mặc ngược rồi, đúng không? Lusi là con nhà hàng xóm, năm nay 5 tuổi. Susan mỉm cười nói: “Đúng vậy, con có muốn mặc lại không?” Peter gật gật đầu, tự mình cởi quần ra, xem tỉ mỉ rồi, bắt đầu mặc lại. Từ lần đó về sau, Peter không bao giờ mặc ngược quần nữa.

Tôi đã không kiềm được mà nhớ lại, cháu gái ngoại của tôi lúc 5 – 6 tuổi chưa biết dùng đũa, lúc học tiểu học còn chưa biết cột dây giày, và bây giờ đang theo trung học dạng ký túc như nó, mỗi cuối tuần là đem một đống quần áo dơ về nhà.

Có một ngày buổi trưa, Peter giận dỗi, không chịu ăn cơm. Susan la rầy mấy câu, Peter giận hờn đẩy khay cơm xuống đất, thức ăn trên khay rớt đầy trên đất. Susan nhìn Peter, giọng nói nghiêm khắc: “Xem ra con đúng thật không muốn ăn! Nhớ lấy, từ giờ đến sáng mai, con không được ăn gì hết.” Peter gật gật đầu, kiên quyết trả lời: “Yes!” Và trong lòng tôi chợt cười thầm, hai mẹ con này cứng đầu như nhau!

Buổi chiều, Susan bàn bạc với tôi, buổi tối do tôi nấu món ăn Trung Hoa. Trong lòng tôi suy tư một lúc, Peter đặc biệt thích món ăn Trung Hoa, nhất địng Susan cảm thấy sáng nay không ăn được gì hết, nên muốn buổi tối cháu ăn ngon nhiều hơn. Buổi tối hôm đó, tôi trổ tài nấu ăn, làm món sườn chua ngọt mà Peter thích ăn nhất, tôm, và còn sử dụng mì Ý làm theo mì lạnh kiểu Trung Hoa. Peter thích nhất món mì lạnh, người nhỏ nhỏ như thế nhưng có thể ăn được một tô lớn.

Bắt đầu bữa cơm tối, Peter vui mừng nhảy lên ghế ngồi. Susan lại đến gần lấy đi dĩa và nĩa của con, nói: “Chúng ta không phải giao ước rồi, hôm nay con không được ăn gì hết, chính con cũng đồng ý rồi đó.” Peter nhìn khuông mặt nghiêm túc của người mẹ, “òa” lên một tiếng rồi khóc, vừa khóc vừa nói: “Mẹ ơi, con đói, con muốn ăn cơm.” “Không được, nói rồi là phải giữ lời.” Susan không một chút động lòng.

Tôi thấy đau lòng muốn thay cháu cầu xin, nói đỡ lời dùm, nhưng thấy ánh mắt ra hiệu của con trai tôi. Nhớ lại lúc mới đến Mỹ, con trai có nói với tôi: “Ớ nước Mỹ, lúc cha mẹ giáo dục con cái, người ngoài không nên nhúng tay, bất kể là trưởng bối cũng không ngoại lệ.” Không còn cách nào, tôi chỉ còn giữ im lặng mà thôi.

Bữa cơm đó, từ đầu đến cuối, Peter tội nghiệp chỉ ngồi chơi với chiếc xe mô hình, mắt trưng trưng nhìn ba người lớn chúng tôi ăn như hổ đói. Đến đó tôi mới biết dụng ý thật sự của Susan khi để tôi nấu món Hoa. Tôi tin rằng, lần sau, trong lúc Peter muốn giận hờn quăng liệng thức ăn, nhất định sẽ nghĩ đến kinh nghiệm bụng đói nhìn ba mẹ và bà nội ăn cao lương mỹ vị. Bụng đói không dễ chịu tí nào, huống chi là đối mặt với món mình thích ăn.

Lúc ngủ tối, tôi và Susan cùng đến chúc Peter ngủ ngon. Peter cẩn thận dè dặt hỏi: “Mẹ ơi, con đói lắm, giờ con có thể ăn món Trung không?”. Susan mỉm cười lắc đầu, kiên quyết nói: “Không!” Peter nuốt nước miếng lại hỏi: “Vậy để con ngủ dậy rồi khi mở mắt con được ăn chứ?” “Đương nhiên được rồi.” Susan thật dịu dàng khẽ đáp. Peter đã cười tươi ra.

Phần lớn dưới tình trạng này, Peter rất tích cực ăn cơm, nó không muốn vì “tuyệt thực” mà lỡ mất miếng ăn, và chịu cực hình bụng đói. Mỗi lần nhìn thấy Peter ngoạm từng phần lớn thức ăn, lúc miệng và mặt dính đầy thức ăn, tôi lại nhớ đến cháu gái, lúc như tuổi của Peter, vì phải dỗ dành cho nó ăn cơm, mấy người cầm lấy tô cơm và dí theo sau đuôi nó, nó còn chưa chịu ngoan ngoãn, còn ra điều kiện: ăn xong chén cơm mua một kiện đồ chơi, ăn thêm một chén thì mua thêm một đồ chơi…

Phần 2: Ăn miếng trả miếng
(Nguồn: Webtretho)

Tuyển Sinh viên dạy kèm môn Lý, Hoá lớp 11

Gia Sư Văn Thông cần tuyển Sinh viên dạy kèm môn Lý, Hoá lớp 11

Icon_120x90

Thời gian: 2h/buổi tối thứ 2,6

Địa điểm: Gần Đại học Bách khoa

Mức lương: 110.000VNĐ/1 buổi.

Yêu cầu: Sinh viên bách khoa giỏi khối A, có kinh nghiệm dạy thêm LTĐT là một lợi thế.

Liên hệ: Gia Sư Văn Thông

Điện thoại: 0937.503.268

Email: info@giasuvanthong.com

Website: http://giasuvanthong.com

Tình trạng: Đã giao

Tuyển sinh viên dạy LTĐH môn Toán 12

Gia Sư Văn Thông cần tuyển Sinh viên LTĐH môn Toán lớp 12

Icon_120x90

Thời gian: 2h sắp xếp các buổi tối trong tuần

Địa điểm: Gần đầm sen

Mức lương: 1.500.000VNĐ/ 12 buổi.

Yêu cầu: Sinh viên bách khoa giỏi khối A, hiểu tâm lý học sinh.

Liên hệ: Gia Sư Văn Thông

Điện thoại: 0937.503.268

Email: info@giasuvanthong.com

Website: http://giasuvanthong.com

Tình trạng: Đã giao

Tạo phiếu khảo sát trực tuyến với Google Docs

Google Docs thường được biết đến như bộ công cụ Office miễn phí của Google cho phép người dùng chỉnh sửa, chia sẻ dữ liệu trên nền các ứng dụng văn phòng như Word, Excel và PowerPoint. Ngoài ra một ứng dụng hữu ích khác của Google Docs trong việc thực hiện các khảo sát, điều tra trực tuyến. Cách thực hiện các bạn tham khảo video hướng dẫn bên dưới

Hướng dẫn sử dụng SPSS 20.0

Hướng dẫn sử dụng phần mềm SPSS 20.0

HuongDanSuDungSPSS_P1

HuongDanSuDungSPSS_P2

Data thực hành

Sự thật về việc tìm mộ của nhà ngoại cảm

Chương trình Trở về với ký ức của VTV ra đời từ thôi thúc muốn giúp nhiều gia đình liệt sĩ tìm lại thông tin về cha, con, em mình đã hi sinh trong chiến tranh, chương trình thông tin về liệt sĩ Trở về từ ký ức chính thức được giới thiệu tại Hà Nội vào ngày 4/1/2013. Chương trình sẽ được truyền hình trực tiếp trên VTV1 và VTV4 lúc 14g15 chủ nhật tuần thứ hai hằng tháng, từ ngày 15/1/2013.

Chương trình Trở về từ ký ức lần này đã vạch trần bộ mặt thật của những người gọi là những nhà ngoại cảm, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của những người thân gia đình liệt sĩ nhằm trục lợi cá nhân, thậm chí làm những điều thất đức với lương tâm kết quả giám định của Viện Pháp ý Quân đội phát hiện xương động vật được cho là xương liệt sĩ mà nhà ngoại cảm này thực hiện vào năm 2009.

Hướng dẫn sử dụng Minitab

MiniTAB là phần mền máy tính giúp người dùng hiểu thêm về thống kê và tiết kiệm thời gian tính toán. Phần mềm này ban đầu được thiết kế để phục vụ việc giảng dạy môn thống kê, sau đó đã được phát hiện thành công cụ phân tích và trình bày dữ liệu rất hữu hiệu.

Với chương trình này bạn có thể giải những bài toán từ đơn giản nhất chỉ yêu cầu các tham số thống kê, tới các bài toán phức tạp hơn như việc xác định ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến các tính trạng bằng các phương pháp phân tích hồi qui, phưong sai. Các bạn cũng có thể xây dựng cho mình các thí nghiệm hữu hiệu…. Minaitab cũng cho chúng ta hàng loại cách vẽ đồ thị mang tính phân tích khoa học…

Xin gửi tới bạn đọc hướng dẫn thực hành những nội dung cơ bản của phần mềm Minitab, GiaSuVanThong_HuongDanMinitab

Phiên bản Minitab 16 full windown 7 tải về tại đây

Link dự phòng tải tại đây