Chẩn đoán và cách điều trị bệnh Gout đúng

Gout (gút) là bệnh lý khớp tinh thể, liên quan đến tình trạng tăng acid uric máu mạn tính, dẫn đến hình thành Tinh thể urate trong máu,

Tinh thể này lắng đọng ở khớp gây ra viêm khớp gút, với tình trạng: sưng, nóng, đỏ, đau khớp.

Hạt tophi là sự lắng đọng tinh thể urat, thường ở dưới da và ở khớp. Sự lắng đọng này thường xảy ra ở các vị trí quanh khớp nhỏ, mô liên kết ở bàn tay, tai, khuỷu. Ở Bàn tay, các vị trí thường gặp như ở khớp liên đốt gần, liên đốt xa.

Các yếu tố nguy cơ của gút: thường xảy ra ở nam giới, béo phì, ăn nhiều thức ăn chứa hàm lượng purin cao như thịt bò, tôm cua, thói quen dùng rượu bia, sử dụng thuốc lợi tiểu, có bệnh tim/thận,yếu tố di truyền cũng được ghi nhận là tăng nguy cơ của gút.

Triệu chứng LS:

Thường gặp là khớp ngón cái bàn chân, các khớp cổ tay

Cũng có thể gặp ở các khớp như khớp gối, khớp cổ chân

Chẩn đoán:

Chủ yếu dựa vào Lâm sàng: với các dấu hiệu sưng nóng đỏ đau dữ dội ở khớp, điển hình là ở khớp ngón cái bàn chân.

Đau nhiều thành từng đợt, giữa các đợt thì không đau

Các cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán như xét nghiệm acid uric máu tăng. Tuy nhiên, acid uric có thể không tăng trong đợt gút cấp.

Bên cạnh đó, có thể chọc dịch khớp để tìm tinh thể urat trong dịch khớp cũng góp phần chẩn đoán

Ngoài ra trên siêu âm khớp điển hình của gút sẽ có hình ảnh bờ đôi

Và trên Xquang với hình ảnh: ăn mòn, hủy khớp, xơ xương (tổn thương này thường gặp ở giai đoạn trễ)

  • Như vậy, chẩn đoán gút sẽ bao gồm chủ yếu là lâm sàng, bên cạnh đó có các cận lâm sàng hỗ trợ như: Xét nghiệm acid uric máu, chọc dịch khớp, siêu âm và xquang khớp

Ngoài ra, với tình trạng sưng nóng đỏ đau khớp này, chúng ta cần chẩn đoán phân biệt với các tình trạng khác như

– Viêm khớp nhiễm trùng

– giả gout

– viêm mô tế bào

– gãy xương

– viêm khớp dạng thấp

– và viêm khớp vảy nến

Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng, bệnh gút sẽ để lại nhưng Biến chứng nguy hiểm như:

Làm Hủy xương, phá hủy khớp

Tăng nguy cơ Nhôi máu cơ tim

Hinh thành Sỏi đương tiết niệu

Gây Suy thận

Tăng nguy cơ Đái tháo đương

Và dê bị Đột quỵ

Điều trị:

Gồm điều trị cơn gút cấp và điều trị duy trì kéo dài

Đối với cơn gút cấp, sẽ điều trị với các thuốc cắt cơn đau gồm các thuốc như: NSAIDs, colchicine, corticoid

– Trong nhóm NSAIDs chúng ta có thể dùng các thuốc như: naproxen, ibuprofen, meloxicam…

– Trong nhóm này cần lưu ý tác dụng phụ của thuốc có ảnh hưởng đến thận, tim

Đối với thuốc Colchicine: mọi người cần chú ý đến tác dụng phụ lên đường tiêu hóa, dê gây tiêu chảy. Khi có tinh trạng nay thi có thể giảm liêu hoặc ngưng.

Đối với Corticoid, thì liêu lượng và đương dùng tùy theo mức độ nặng của triệu chứng và tình trạng lâm sàng sẽ được bác sĩ chỉ dẫn.

Để hạ acid uric chúng ta có thể dùng allopurinol, hoặc febuxostat

Khi sử dụng thuốc để hạ acid uric chúng ta phải phối hợp thuốc để ngừa cơn gút cấp như: NSAIDs, colchicine, corticoid

Cần lưu ý không phối hợp Corticoid và NSAIDs đường toàn thân vì sẽ gia tăng tác dụng phụ

Bên cạnh điều trị băng thuốc thi việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống là quan trọng cho Bệnh nhân gút: giảm cân, uống nhiều nước, không nên uống rượu bia, nước ngọt, hạn chế thực phẩm chứa nhiều purin như thịt đỏ như:bò, dê, cừu, hải sản có vỏ như tôm, cua, nội tạng động vật…

Truy cập websites vanxuongkhop.com để xem thêm các chỉ dân vê bệnh lý cơ xương khớp

Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị trong những số sau