Bài Cuối: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA KHOA TRANG BỊ NHIỀU KỸ NĂNG CHO NGƯỜI HỌC

Trên đời này không một ai có thể biết được mọi thứ do vậy cách tiếp cận của khoa Quản lý Công nghiệp là trang bị cho sinh viên những kiến thức nền cơ bản và khả năng tự học. 4 lĩnh vực sẽ là trụ cột của một doanh nghiệp mà Khoa cần phải trang bị kiến thức cho sinh viên là Tài Chính; Tiếp thị – Nhân sự; Hệ thống Thông tin quản lý và cuối cùng là Quản lý sản xuất điều hành. Trong quá trình học đến năm thứ 3 sinh viên chọn cho mình lĩnh vực chuyên môn sau này và đăng ký học sâu các môn học trong lĩnh vực đó. Sau khi tốt nghiêp xong tại đây có thể nói không ngoa với các bạn rằng trong một tổ chức doanh nghiệp lĩnh vực nào mình cũng có thể làm được ở cấp chuyên viên còn đòi hỏi cấp chuyên gia thì cần thêm nhiều thời gian hơn nữa. Tại sao mình có thể khẳng định như vậy bởi vì ngoài những kiến thức nền mà mình được Khoa trang bị thì khả năng tự học tự nghiên cứu vấn đề mới Khoa đã tìm cách tiêm vào máu sinh viên từ năm 1 nên bây giờ đứng trước vấn đề mới lạ sẽ không có sự chùn bước trong tôi mà thay vào đó sẽ đi tìm cách để hiểu vấn đề, tìm người để học và như vậy hiểu được nguyên lý rồi giải quyết vấn đề mà thôi.

10 kỹ năng mềm quan trọng cho giới trẻ trong 10 năm tới | Form Your Soul

Theo thiết kế chương trình đào tạo sinh viên Khoa Quản lý Công nghiệp có 3 kỳ thực tập thực tế tại doanh nghiệp, bắt đầu từ cuối năm 2 là lần thực tâp thực tế đầu tiên. Lần đầu tiên này đa số các bạn sinh viên còn bỡ ngỡ nên giảng viên thường dẫn các bạn đi thực tế nhưng đến lần 2 và 3 thì các bạn tự tìm cho mình đơn vị để thực tập về làm bài tiểu luận rồi bảo vệ trước hội đồng của khoa. Đa số các bạn sinh viên năm 4 sau thực tập tốt nghiệp thì đi làm luôn tại doanh nghiệp trước khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp để ra trường. Theo số liệu thống kê của hội cựu sinh viên khoa Quản lý Công nghiệp thì có đến hơn 60% số sinh viên của khoa đi làm chính thức tại các công ty trước khi ra trường ít nhất là 1 kỳ học, thêm một thống kê thú vị nữa là những người sau này ra trường đi làm thành công thì thường nằm trong top 60% này và bản thân mình thì nằm trong 60% này nhưng chưa thành công :):):).

Bản thân mình đã đi làm nhiều năm và từng sử dụng lao động là sinh viên mới ra trường của khoa Quản lý Công nghiệp cũng như của trường Kinh tế nên mình có sự so sánh giữa 2 bạn sinh viên mới ra trường này khả năng làm việc của hai bạn phải nói kẻ 8 lạng người nữa cân :):):), bạn sinh viên kinh tế luôn năng động nhưng bạn Quản lý Công nghiệp điềm tĩnh và có chiều sâu trong nhìn nhận đánh giá và xử lý vấn đề. Cả 2 bạn chưa biết về phần mềm Photoshop cũng như Adobe Premiere mình chỉ hướng dẫn qua và yêu cầu các bạn về nhà tự học thì bạn sinh viên Quản lý Công nghiệp làm tốt hơn có sản phẩm là một poster theo yêu cầu của mình sớm hơn so với bạn kinh tế. Mình đưa 2 bạn sấp tài liệu tiếng anh yêu cầu dịch giúp mình thì bạn Kinh tế hoàn thành tốt hơn bạn kia. Ngày đầu mới vào làm bạn Kinh tế nhanh chóng hoà nhập được với các anh trong phòng còn bạn Quản lý Công nghiệp có phần chậm hơn nhưng làm càng về sau thì được các anh chị hay mời cơm trưa. Hai bạn cùng làm chung với mình cũng trong thời gian ngắn và mình thay đổi công tác nên cuộc đua của hai bạn bị bỏ lỡ :):):)

Những kiến thức kỹ năng mình được trang bị ở Bách khoa đều là những tuyệt chiêu quý báu để làm hành trang cho hành trình chinh phục những thử thách của cuộc đời mình. Những doanh nhân thành đạt có thể không học qua trường Đại học nào nhưng nếu may mắn bạn được lĩnh hội những kiến thức và trang bị cho mình những kỹ năng tại khoa Quản lý Công nghiệp trường Đại học Bách khoa Tp.HCM thì cơ hội thành công dễ dàng được tìm thấy và thời gian để đạt được mục tiêu sẽ được rút ngắn đi rất nhiều, việc còn lại là ở bạn thực hiện :):):).

Trong hành trình đi tìm con chữ của mình đã gặp rất nhiều người Thầy không hẳn là phải đứng lớp giảng nhưng đó là những chia sẻ quý giá về những kinh nghiệm kiến thức của họ giúp cho mình nâng cao tầm nhận thức. Hôm nay nhân ngày Hiến chương nhà giáo Việt Nam 20/11/2020 mình bày tỏ sự biết ơn đến những Thầy Cô, những Anh Chị đã dành cho mình những sự dạy dỗ không ít thì nhiều không trực tiếp thì cũng gián tiếp trong suốt quảng thời gian qua của mình. Biển học là vô bờ sự học là suốt đời nên trong thời gian tới mình cũng phải cố gắng học hỏi hơn nữa mong nhận được sự chỉ bảo của những người đi trước.

Ngô Thông

Bài 1: TÔI ĐẾN VỚI ĐẠI HỌC BÁCH KHOA NHIỀU TRẮC TRỠ NHƯNG CŨNG LÀ CÁI DUYÊN

Bài 2: HỌC KINH TẾ Ở TRƯỜNG KỸ THUẬT NÊN PHẢI CÀY NHIỀU LẮM

Bài 3: HỌC QUÂN SỰ PHẢI Ở LẠI THAO TRƯỜNG MỚI VUI

Bài 4: QUẢN TRỊ KINH DOANH CỦA BÁCH KHOA NÓ KHÁC KINH TẾ NHIỀU LẮM

Bài 5: HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ và CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA BÁCH KHOA